Giáo dục

Hồ Xuân Hương với vấn đề người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước

Đề bài: Hồ Xuân Hương với vấn đề người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước

ho xuan huong voi van de nguoi phu nu trong bai tho banh troi nuoc

This post: Hồ Xuân Hương với vấn đề người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước

2 bài văn mẫu Hồ Xuân Hương với vấn đề người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước

 

1. Hồ Xuân Hương với vấn đề người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước, mẫu số 1:

Hồ Xuân Hương là một thi sĩ tài hoa bậc nhất trong nền văn học cổ Việt Nam. Thơ bà ẩn sau những tiếng cười tưởng chừng như tinh nghịch, châm biếm lại chứa chan niềm cảm thông, xót xa cho số phận người phụ nữ. Đây là vấn đề mà trước bà rất nhiều nhà thơ đã nói đến, nhưng với Hồ Xuân Hương cái nhìn về phụ nữ có phần mới hơn, sâu sắc hơn và mang tính thời đại hơn. Vấn đề này thể hiện rõ trong bài Bánh trôi nước:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Bài thơ này bà đã tả thực chiếc bánh trôi. Nguyên liệu làm bánh là bột nếp trắng mịn, xay nhuyễn, nặn tròn trịa đẹp mắt. Quá trình luộc bánh chìm nổi trong nước sôi lửa bỏng. Bánh tròn hay méo, rắn hay nát là do tay người làm bánh. Dẫu thế nào bánh vẫn giữ nguyên màu đỏ của nhân bánh. Quá trình làm bánh trôi theo lời tả của Hồ Xuân Hương là thực tế. Thông qua việc tả thực đưa đến cho người đọc sự liên tưởng đến thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Giọng thơ nhẹ nhàng, êm dịu kết hợp nghệ thuật ẩn dụ so sánh ngầm đặc sắc kín đáo. Hồ Xuân Hương đã thốt lên hai tiếng thân em gợi cho ta nhớ đến những câu ca dao quen thuộc:

Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?

Hay

Thân em như hạt mưa xa
Hạt vào đài các hạt ra ngoài đồng

ho xuan huong voi van de phu nu trong bai tho banh troi nuoc

Bài văn Hồ Xuân Hương với vấn đề người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước tuyển chọn

Đây chính là những câu hát than thân, trách phận của người phụ nữ Việt Nam xưa, nhưng những từ trắng, tròn gợi sự tự hào, kiêu hãnh về vẻ đẹp hình thể của họ. Ta chờ đợi hạnh phúc đến với họ nhưng tiếc thay:

Bảy nổi ba chìm với nước non

Lẽ ra với vẻ đẹp nhan sắc như thế người phụ nữ phải được sống sung sướng hạnh phúc, trái lại họ gặp nhiều bất hạnh, tai hoạ, sóng gió của cuộc đời, họ long đong lận đận chìm nổi giữa cuộc đời.

Càng đau khổ hơn khi:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Cuộc đời mình ra sao, số phận như thế nào là do người khác định đoạt “nhào nặn”. Người phụ nữ không tự quyết định được số phận của mình. Chế độ phong kiến nam tôn nữ ti, nam quyển độc tôn, người phụ nữ phải phó thác cuộc đời cho xã hội, cho nam giới. Xã hội thật bất công họ không có chút quyền hạn gì, địa vị gì trong gia đình và xã hội.

Trước Hồ Xuân Hương, Nguyễn Dữ đã từng đặt ra vấn đề về người phụ nữ. Trong Chuyện người con gái Nam Xương – Vũ Nương đức hạnh nết na thuỷ chung mà cuộc đời nàng quá ngắn ngủi. Người đẩy nàng vào chỗ chết chính là người chồng – người từng gắn bó máu thịt với cuộc đời nàng. Do đa nghi, ghen tuông, gia trưởng, người chồng đã dẫn đến nỗi oan uổng của Vũ Nương.

Thơ Hồ Xuân Hương viết nhiều về người phụ nữ nhưng những người phụ nữ trong các bài thơ của bà không phải là những người phụ nữ đài các “tầng lớp trên”. Họ là những người phụ nữ bình dân:

Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi
Suốt đời lăn lóc đám cỏ hôi

Vì vậy khi nhìn vẻ đẹp của họ ta phải chú ý đến vẻ đẹp bên trong chớ nên chỉ chú ý đến hình thể bề ngoài:

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Nỗi đau của người phụ nữ ở đây là không có cách nào tự vệ chống trả. Tuy nhiên dẫu cho xã hội có xoay chuyển xô đẩy ra sao thì em vẫn giữ tấm lòng son. Bất chấp hoàn cảnh họ kiên trinh giữ lấy tấm lòng trinh trắng, thuỷ chung, vẻ đẹp của họ là vẻ đẹp khoe khoắn, bình dân, hồn nhiên…

Mặc dầu xã hội xô đẩy vùi dập nhưng người phụ nữ vẫn ngẩng cao đầu tuyên chiến với cuộc đời, vượt lên không chịu sa lầy trong vũng bùn nhơ của cuộc đời, giữ lấy giá trị chân chính của mình. Người phụ nữ rất có ý thức về mình, luôn sống với tình nghĩa, không chịu lép vế trước nam giới.

Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu
(Đề đền Sầm Nghi Đống)

Cuộc đời Hồ Xuân Hương chịu nhiều cay đắng, bất hạnh, làm lẽ Tổng Cóc, làm lẽ Phủ Vĩnh Tường… Bà thay lời những người phụ nữ cất lên tiếng nói phản kháng cái kiếp chồng chung đầy nghịch lý:

Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
(Làm lẽ)

Tóm lại bài thơ Bánh trôi nước có ý nghĩa khái quát như một lời tổng kết về nhân cách và số phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Người phụ nữ trong bài thơ này có phẩm chất cao đẹp, đức hạnh thuỷ chung nhưng không được trân trọng. Do địa vị phụ thuộc, cuộc đời bảy nổi ba chìm lăn lóc. Hồ Xuân Hương đã xoáy sâu vào tận ngõ ngách của cuộc đời để nêu lên tấn bi kịch của người phụ nữ. Nhưng dẫu thế nào họ vẫn sống đẹp, sống chân chính để bảo toàn phẩm giá của mình. Lời thơ của bà cũng là lời thơ của cả một kiếp người đòi “tự do”.

Bài thơ Bánh trôi nước nhà thơ đã đặt ra vấn đề người phụ nữ, một vấn đề nhức nhối mà không ít nhà thơ nhà văn đã nói đến. Nguyễn Dữ, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu đã từng dề cập. Có lẽ vấn đề này không riêng gì ai mà tất cả chúng ta, cả xã hội hãy đấu tranh vì sự bình đẳng của phụ nữ.

——————-HẾT BÀI 1——————-

Trên đây là phần Hồ Xuân Hương với vấn đề người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước để có thêm kiến thức trả lời, làm tập làm văn, các em có thể tham khảo thêm phần Giá trị nhân đạo trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và cùng với phần Phân tích bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương nữa nhé.

 

2. Hồ Xuân Hương với vấn đề người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước, mẫu số 2:

Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ hiếm hoi trên thi đàn văn học Việt Nam có nhiều tác phẩm được lưu truyền cho đến ngày nay. Với phong cách sáng tác hiện đại, cá tính, phong khoáng, Hồ Xuân Hương đã khiến người đọc khâm phục tài năng. Bà viết nhiều, viết sâu sắc về phụ nữ Việt nam thời kì phong kiến. Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ ẩn dụ về hình ảnh người phụ nữ.

Bài thơ “Bánh trôi nước’ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, tứ thơ cô dọng nhưng có nội dung sâu xa. Có lẽ cũng chính vì thế mà người ta gọi bà là “Bà chúa thơ Nôm” với những câu thơ hàm súc nhưng ý kiến quá sắc sảo.

Hồ Xuân Hương đã lựa chọn “bánh trôi nước” làm hình ảnh trung tâm, biểu tượng cho người phụ nữ Việt nam trong xã hội phong kiến:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Chỉ với 1 câu thơ nhưng Hồ Xuân Hương đã miêu tả quá chi tiết hình dáng, màu sắc của chiếc bánh trôi. Bánh trôi là loại bánh dân dã, gắn liền với đời sống của nhân dân. Tác giả đã dùng từ “thân em” để chỉ chiếc bánh trôi có chăng là ẩn dụ về chính bản thân mình. Có rất nhiều cách để viết hay, viết đẹp hơn nữa nhưng Hồ Xuân hương lại chọn cách viết thật, viết đúng, viết sâu như thế này. “Vừa trắng lại vừa tròn” không phải là chuẩn mực của cái đẹp nhưng lại rất phúc hậu. Chiếc bánh trôi trắng và tròn cũng giống như hình dáng của người phụ nữ hiền lành, ” khuôn trăng đầy đặn “, điềm đạm và khỏe mạnh.

Đến câu thơ thứ 2 là quá trình nấu bánh:

Bảy nổi ba chìm với nước non

phan tich bai tho banh troi nuoc

Phân tích Bánh trôi nước để thấy được quan niệm của Hồ Xuân Hương với vấn đề người phụ nữ 

Câu thơ đã khái quát được đầy đủ cách nấu chín bánh trôi trong dân gian. Nhưng hai từ “nổi” và ‘chìm’ dường như gợi nhắc sự bếp bênh, trôi nổi vô định của chiếc bánh trôi, hay của chính cuộc đời người phụ nữ. Số từ “ba, bày’ để ám chỉ nhưng sóng gió, những long đong, lận đận mà người phụ nữ phải trải qua.

Xã hội phong kiến đầy áp bức, bóc lột, hành hạ người phụ nữ đến thê thảm. Họ thấp cổ bé họng nên không dám kêu ai, không dám than ai vì có ai thấu, có ai hiểu đâu.

Câu thơ thứ 3 dường như là sư phó mặc vào người làm bánh, hay chính là phó mặc cho xã hội đầy bất công;

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Phụ nữ sống trong thời kì phong kiến luôn lép vế, phải cam chịu và đầu hàng số phận. kệ người ta xô, mặc người ta đẩy mà không dám ké răng nửa lời. Họ không dám đấu tranh, không dám đòi công bằng. Từ “mặc” trong câu thơ như khẳng định một sự phó mặc đến não nề, và còn thấp thoáng sự bất cần. Vậy nhưng đọc câu thơ này, chúng ta vẫn nhận ra được một chút chống cự qua từ “mặc” nhưng nó không quá nổi bật. Chỉ là Hồ Xuân Hương là người phụ nữ không chịu khuất phục nên thơ bà cũng không chịu khuất phục như vậy.

Mặc dù bị chà đẹp, bóc lột nhưng tâm hồn người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn son sắt

Mà em vẫn giữ tâm lòng son

Dẫu cho cuộc đời nghiệt ngã, bạc bẽo và bất công như thế nào thì sự son sắt và thủy chung của người phụ nữ vẫn luôn là phẩm chât cao đẹp, đáng trân trọng. Hồ Xuân hương đã khám phá ra một nét đẹp hiếm thấy của phụ nữ Việt Nam. Tâm hồn thanh khiết, tấm lòng son không hề bị vướng bận.

Hồ Xuân Hương với sự tài tình trong ngôn ngữ và đặc biệt lối nói ẩn dụ độc đáo đã vén màn cho người đọc thấy xã hội phong kiến nhiều bất công, thối nát. Người phụ nữ phải chịu sự đè nén nhưng vẫn giữ được trái tim thủy chung, son sắt.

——————-HẾT——————–

Ngoài ra, Soạn bài Chuẩn mực sử dụng từ là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 7 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.

Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Soạn bài Sài Gòn tôi yêu để học tốt môn Ngữ Văn 7 hơn.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button