Giáo dục

Hãy chọn phân tích và phát biểu cảm nghĩ về thân phận nhân vật trong truyện cổ tích

Đề bài: Nhân vật trong truyện cổ tích có thể là những người mồ côi, những thân phận bất hạnh, nhỏ bé, thấp hèn, lam lũ… Nhưng đó là những con người đáng thương, đáng yêu. . Hãy chọn phân tích và phát biểu cảm nghĩ về một số nhân vật ấy

 

This post: Hãy chọn phân tích và phát biểu cảm nghĩ về thân phận nhân vật trong truyện cổ tích

 

This post: Hãy chọn phân tích và phát biểu cảm nghĩ về thân phận nhân vật trong truyện cổ tích

hay chon phan tich va phat bieu cam nghi ve than phan nhan vat trong truyen co tich

2 bài văn mẫu Hãy chọn phân tích và phát biểu cảm nghĩ về thân phận nhân vật trong truyện cổ tích

 

This post: Hãy chọn phân tích và phát biểu cảm nghĩ về thân phận nhân vật trong truyện cổ tích

Bài mẫu số 1: Nhân vật trong truyện cổ tích có thể là những người mồ côi, những thân phận bất hạnh, nhỏ bé, thấp hèn, lam lũ… Nhưng đó là những con người đáng thương, đáng yêu. . Hãy chọn phân tích và phát biểu cảm nghĩ về một số nhân vật ấy

 

This post: Hãy chọn phân tích và phát biểu cảm nghĩ về thân phận nhân vật trong truyện cổ tích

Truyện cổ tích là truyện cô dân gian kể về những câu chuyện tưởng tượng, thường có tính chất phiêu lưu, chung quanh số phận cuộc đời những con người bất hạnh, những nhân vật tài trí thông minh hoặc khờ khạo, những nhân vật là loài vật mang tính người… Trong đó, truyện cổ tích thần kỳ là hấp dẫn nhất, thú vị nhất.

Những nhân vật đáng thương, đáng yêu nhất trong truyện cổ tích là những người mồ côi, nhưng thân phận bất hạnh, nhỏ bé, thấp hèn, lam lũ…

Cô Tấm, chàng Thạch Sanh, chú Sọ Dừa, anh Khoai,… là những con người, những nhân vật đáng thuơng, đáng yêu kỳ lạ!.

Xã hội được nói đến trong cổ tích là một xã hội đã phân chia giai cấp, có người giàu và người nghèo, có kẻ ác và người lương thiện. Trong xã hội ấy có bao thân phận đáng thương. Người thì mồ côi và ở với dì ghẻ như cô Tấm, người thì phải ở với người tham lam như người em trong truyện Cây khế, người thì vất vưởng không chốn nương thân, chỉ còn biết lấy gốc đa che mưa che nắng như Thạch Sanh. Người thì như Tầm Dang, Nha Rúi, cha mẹ chết hết, bọn chủ làng cướp sạch ruộng đất, nhà cửa, cả hai phải đi ở đợ kiếm cơm, ở cõi trần đã khổ, trên cõi trời còn khổ hơn, bị vùi dập, bị xua đuổi.

Những con người bất hạnh ấy rất cần cù trong lao động. Cô Tấm biết làm đủ việc, làm giỏi giang: chăn trâu, cắt cỏ, mò cua bắt tép, xay giã giần sàng. Thạch Sanh chỉ có một cái khố, một cái rìu mà lăn lộn rừng xanh kiếm củi sống. Sọ Dừa biết chăn trâu giỏi; đàn trâu bò của phú ông được Sọ Dừa chăn dắt con nào con nấy cũng béo tốt. Anh Khoai rất siêng năng, cày sâu cuốc bẫm. Người em trong truyện Cây khế sống hiền lành, chăm chỉ làm ăn vượt lên cảnh nghèo.

Những con người “nhỏ bé” ấy còn có bao nhiêu phẩm chất tốt đẹp. Cô Tấm nhân hậu, dịu dàng. Nha Rúi đẹp người đẹp nết, sống tình nghĩa thuỷ chung. Cái phá ba ngăn có sợi chỉ hồng nhuộm bằng máu cô, có bức thêu hình Tầm Dang, gửi lên trời cho chồng đã thể hiện một tình yêu chung thuỷ vươn lên hoạn nạn. Tầm Dang thì thà “tóc bạc” chứ quyết không để cho “lòng bạc”. Nỗi buồn nhớ làng cũ của Tầm Dang, chính là tình yêu buôn làng của nhân dần ta từ bao đời nay. Sọ Dừa lúc thì biến thành một chàng trai nằm trên võng đào thổi sáo cho bò gặm cỏ, lúc thì biến thành một người chồng lịch sự,về sau, Sọ Dừa lại đi thi đậu trạng nguyên, được vua cử đi sứ… Thạch Sanh chém Trăn Tinh, bắn Đại Bàng, gảy đàn thần để lui giặc. Dũng sĩ Thạch Sanh đã trở thành phò mã, rồi được nhà vua truyền cho ngồi báu. Những con người ấy, tuy có nhờ Tiên, Phật độ trì, nhưng bản chất họ rất tốt đẹp: cần cù trong lao động, thuỷ chung trong tình yêu, nhân hậu, thông minh, dũng cảm, bền bỉ đấu tranh vươn lên trước hoạn nạn, số phận để giành lấy hạnh phúc và tự do.

Qua số phận người mồ côi… trong cổ tích ta càng thấy rõ mặt trái của xã hội khi phân chia giai cấp. Người lương thiện bị áp chế trong đau thương. Cái ác ngự trị, là nguyên nhân gây nên mọi đau khổ trong cuộc đời. Ta càng thương cảm, quý mến những thân phận bất hạnh, mồ côi vì cuộc đời của họ đầy mồ hôi, máu và nước mắt. Vì họ là những con người lao động chân chính có bao phẩm chất tốt đẹp.

Xây dựng nên những hình tượng tốt đẹp như cô Tấm, Sọ Dừa, anh Khoai, Tầm Dang và Nha Rúi, Thạch Sanh,… nhân dân ta gửi gắm bao ước mơ tốt đẹp, khẳng định một niềm tin ngời sáng: ở hiển thì gặp lành. Những người hiền lành ăn ở có tình nghĩa thuỷ chung sẽ được Phật, Tiên “độ trì”. Những ước mơ ấy nói lên đạo đức trong sáng của nhân dân, đồng thời tạo nên tính nhân văn của truyện cô tích.

Hình ảnh nhân vật mồ côi, những con người “nhỏ bé” trong truyện cổ tích thật đáng thương và đáng yêu. Kết thúc của họ đã làm cho truyện cô tích mãi mãi là bài ca lạc quan yêu dời của nhân dân lao động.

Truyện cổ tích đã bồi đắp ước mơ, tình nhân ái… cho mỗi chúng ta, nhất là đối với tuổi thơ gần xa.

Hãy chọn phân tích và phát biểu cảm nghĩ về thân phận nhân vật trong truyện cổ tích tài liệu bổ ích để các em nâng cao kiến thức Ngữ Văn. Tiếp theo, phần Kể lại một truyện cổ tích hoặc một truyện ngắn mà anh chị yêu thích cùng với phần Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với một nhân vật trong truyện cổ tích để học tốt Ngữ Văn hơn.

 

This post: Hãy chọn phân tích và phát biểu cảm nghĩ về thân phận nhân vật trong truyện cổ tích

Bài mẫu số 2: Nhân vật trong truyện cổ tích có thể là những người mồ côi, những thân phận bất hạnh, nhỏ bé, thấp hèn, lam lũ… Nhưng đó là những con người đáng thương, đáng yêu. . Hãy chọn phân tích và phát biểu cảm nghĩ về một số nhân vật ấy

Thế giới nhân vật cổ tích thật phong phú, đa dạng. Ngay từ thủa bé thơ, trong tâm trí hồn nhiên của tôi đã đầy những hình ảnh của chàng Sọ Dừa thông minh mà phải đội lốt xấu xí, chàng Thạch Sanh tài ba mà nhân hậu thật thà. Còn có cả hình ảnh của mụ gì ghẻ, của mẹ con nhà Lý Thông gian hiểm, độc ác bên cạnh đó lại có những ông Bụt ông Tiên hiền từ, nhân hậu với phép thuật nhiệm màu và luôn giúp đỡ mọi người. Trong cái thế giới bao la với những con người xấu có, đẹp có, thiện có, ác có ấy hình ảnh của cô Tấm vẫn luôn để lại trong tôi nhiều tình cảm, nhiều suy nghĩ hơn cả: Vừa xót thương, lại vừa yêu mến, cảm phục.

Hình ảnh cô Tấm lưu giữ trong tâm trí tôi lúc nào cũng đẹp. Cô Tấm gắn liền với những đồ vật nhỏ bé, giản dị mà vô cùng đáng yêu. Đó là con cá Bống ngoan ngoãn mỗi lần nghe gọi “Bống Bống bang bang” lại quẫy đuôi ngoi lên trong lòng giếng. Là chiếc hài nhỏ xinh đã làm thất vọng bao nhiêu cô gái xem hội nhưng lại giúp nhà vua tìm thấy vợ hiền. Đó còn là quả thị thơm bé nhỏ mà mỗi ngày Tấm chui ra giúp bà lão hàng nước việc nhà và têm những miếng trầu cánh phượng. Miếng trầu ấy là dấu hiệu để nhà vua nhận ra Tấm và đưa Tấm về với hạnh phúc mà Tấm xứng đáng được hưởng. Cô Tấm gắn với những vật nhỏ xinh ấy, hiện lên trong tôi thật đáng yêu. Tấm đáng yêu, đáng phục, đáng quí trọng không chỉ bởi cái đẹp, cái nết na, chăm chỉ. Mà còn bởi tình cảm của Tấm với cá Bống, bởi lòng hiếu thảo của Tấm với cha mẹ. Với Bống, Tấm sẵn sàng nhường phần cơm của mình. Còn khi đã thành Hoàng hậu giàu sang Tấm vẫn không quên ngày giỗ Bố, sẵn sàng trèo cau lấy quả cúng để rồi tạo cơ hội cho mụ gì ghẻ hãm hại.

Nhưng càng yêu quý những phẩm chất cao đẹp của Tấm bao nhiêu tôi lại càng xót xa, thương cảm cho cuộc đời cho số phận Tấm bấy nhiêu. Số phận bất công đã để cho cô Tấm nết na hiếu thảo sớm phải sống cảnh mồ côi, sớm phải chịu đựng những đày đoạ hành hạ của cuộc sống “Mẹ ghẻ con chồng”. Tấm phải lam lũ vất vả làm mọi công việc nặng nhẹ trong nhà. Ngay cả khi vui chơi hội hè, Tấm cũng phải chịu thua thiệt. Có mỗi duy nhất chú cá Bống nhỏ làm bạn cũng bị cướp mất. Ngay địa vị hoàng hậu và cuộc sống giàu sang cũng chưa đủ để cứu Tấm khỏi âm mưu hãm hại của gì ghẻ.

Tấm lại phải trải qua bao nhiêu kiếp nạn khổ đau rồi mới đươc hạnh phúc. Từng ấy đau khổ, bất hạnh, đày đoạ khiến người ta không thể không xót xa, thương cảm.

Nhưng không phải không có những lúc mà cảm giác của tôi là bực dọc, tức tối. Đó là những khi Tấm khóc hu hu mỗi lần gặp nạn. Hình ảnh cô Tấm quá yếu ớt, thụ động ấy đã nhiều lần biến lòng thương cảm xót xa trong tôi thành sự thương hại. May sao cảm giác ấy nhanh chóng qua đi, nhường chỗ cho lòng khâm phục và yêu mến lớn hơn gấp bội. Ấy là khi chứng kiến Tấm sau những đọa đầy đau khổ vươn mình lớn dậy, tự mình đấu tranh, kiên quyết chống lại sự hãm hại của mẹ con Cám. Với sức sống mãnh liệt Tấm đã chiến thắng, đã giành lại hạnh phúc cho mình. Không còn cần Bụt, Tiên nữa. Sự thần kì giờ đây đến từ sức mạnh nội tại, chiến đấu giữ vững hạnh phúc, thực thi công lý báo thù. Tấm trở nên mạnh mẽ, quyết liệt bên cạnh bản tính hiền lành, nhân hậu vốn có của mình.

Hình ảnh cô Tấm giúp tôi phần nào thấu hiểu được cuộc trường chinh mà nhân dân lao động đã đi qua trong một phần quá khứ xa xưa của dân tộc. Những kiếp người nhọc nhằn, cơ cực nhưng bao giờ cũng khoẻ khoắn, lành mạnh, cao quí và dồi dào sức sống. Chính họ, trong những năm tháng nghèo nàn nhất của lịch sử đã cho chúng ta thấy được sự giàu có đến vô cùng trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt. Cô Tấm đối với tôi không chỉ là sự hiện diện của một cuộc đời, một tâm hồn cụ thể.

Cuộc đời nhiều bất hạnh, khổ đau nhưng cuối cùng đạt đến hạnh phúc của Tấm để lại cho tôi nhiều ấn tượng. Khiến tôi không khỏi nhiều lần có cái mơ ước được gặp mặt con người xinh đẹp, nết na và nhân hậu của cái thế giới cổ tích diệu kì ấy.

Trong chương trình học Ngữ Văn 7 phần Soạn bài Tiếng gà trưa là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.

Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Cảm nhận khi đọc bài thơ Nam quốc sơn hà để học tốt môn Ngữ Văn 7 hơn.

 

This post: Hãy chọn phân tích và phát biểu cảm nghĩ về thân phận nhân vật trong truyện cổ tích

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button