Giáo dục

Giới thiệu chùm ca dao than thân

Đề bài: Dựa vào những hiểu biết của bản thân, anh chị hãy giới thiệu chùm ca dao than thân. Viết bài văn ngắn phân tích một số câu ca dao than thân quen thuộc.

gioi thieu chum ca dao than than

This post: Giới thiệu chùm ca dao than thân

Giới thiệu và phân tích một số bài ca dao than thân quen thuộc trong kho tàng ca dao Việt Nam
 

I. Dàn ý: Giới thiệu chùm ca dao than thân

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về tác phẩm “Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa”: Chùm “Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa” có thể coi như những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa của ông cha ta từ xa xưa và của những người bình dân trong thời xã hội phong kiến cũ.

2. Thân bài

· Giới thiệu về ca dao, dân ca

· Giá trị nội dung:

  • Bộc lộ niềm chua xót, đắng cay trước số phận đáng thương
  • Bộc lộ tình cảm, tình yêu thương chung thủy, son sắt
  • Tô đậm vẻ đẹp tâm hồn người lao động
  • Lên án chế độ và xã hội

· Giá trị nghệ thuật:

  • Biện pháp so sánh, ẩn dụ, nhân hóa
  • Hình ảnh gần gũi, giản dị
  • Giọng điệu ngôn ngữ gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày

3. Kết bài

Cảm nhận về “Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa”: Chùm “Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa” thực sự là một tài sản tinh thần quý giá, không thể đong đếm được, cũng có thể coi đó chính là một phần của nét tinh hoa trong kho tàng ca dao nói riêng và trong văn hóa – văn học Việt Nam nói chung

II. Bài mẫu: Giới thiệu chùm ca dao than thân

Chùm “Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa” có thể coi như những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa của ông cha ta từ xa xưa và của những người bình dân trong thời xã hội phong kiến cũ. Thế hệ người đọc chúng ta ngày nay được lắng nghe những lời ca dao, cảm nhận rất rõ màu sắc dân gian đậm đà bản sắc dân tộc trong từng câu chữ, đồng thời còn thấy được vẻ đẹp tâm hồn của con người lao động. Hãy cùng tìm hiểu về những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của chùm ca dao này.

Ca dao là một bộ phận chiếm một phần khá lớn trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, những câu ca dao được ra đời trong xã hội cũ, diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng và tình cảm của nhân dân trong các mối quan hệ xã hội như lứa đôi, gia đình, quê hương và đất nước, ca dao cũng có sự đa dạng như có ca dao trữ tình, ca dao hài hước. Khác với văn thơ của văn học viết nói chung, các đặc điểm nghệ thuật của ca dao mang những nét riêng biệt. Lời ca dao thường ngắn gọn, đa phần là thể lục bát hoặc lục bát biến thể, đặc biệt ngôn ngữ không có sự văn hoa mỹ lệ mà gần gũi thân thuộc với đời sống hàng ngày. Đi liền với các câu ca dao là những hình ảnh so sánh giản dị, mộc mạc chân chất, mang đậm sắc thái dân gian. Chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa nằm trong ca dao trữ tình được cất lên từ những số phận, cuộc đời còn nhiều chua xót, đắng cay tuy nhiên vẫn rất chứa chan tình nghĩa của người bình dân Việt Nam.

Với chùm ca dao than thân, các tác giả dân gian mang đến cho người đọc người nghe nỗi niềm chua xót, tủi cực và đắng cay muôn phần của số phận những con người trong xã hội cũ. Họ đại diện cho những người thuộc tầng lớp dưới cùng của xã hội, những kiếp người khốn khổ lầm than, chịu sự đè nén, áp bức của một xã hội thối nát, bất công. Họ có thể là người vợ có chồng đi lính, người nông dân cực khổ, người làm thuê ở đợ,… hoặc là người con gái bị coi thường rẻ mạt trong xã hội trọng nam khinh nữ. Mặc dù nỗi đau của từng hoàn cảnh là khác nhau nhưng họ có chung số phận đó là thấp hèn, rẻ rúng, là nạn nhân của tư tưởng lạc hậu, định kiến xã hội và chế độ bất công. Về chùm ca dao yêu thương tình nghĩa, đây là những tiếng hát bộc lộ nỗi lòng giấu kín nơi có những tình cảm yêu thương đẹp đẽ, chân thành mộc mạc mà chung thủy của con người lao động trong xã hội cũ. Đó là tình yêu đôi lứa trong sáng, tình yêu đơn phương mòn mỏi chờ đợi mong ngóng, là tình nghĩa vợ chồng một lòng son sắt nghĩa tình. Họ đại diện cho những con người sống có tình nghĩa, có yêu thương và trân trọng tình cảm con người.

Chùm “Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa” dù là than thân hay nghĩa tình cũng đều hướng đến tô đậm vẻ đẹp trong tâm hồn người bình dân, đồng thời là tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực núp bóng chế độ phong kiến mà chà đạp lên quyền sống, quyền làm người, quyền được hạnh phúc của con người. Những bài ca dao mang sắc thái dân gian nên về mặt nghệ thuật cũng có những nét khác biệt. Nổi bật phải kể đến việc lặp lại các câu mở đầu bài ca dao như “thân em”, “em như”…, sử dụng các biện pháp so sánh, ẩn dụ, nhân hóa mà đi kèm luôn là những hình ảnh gần gũi ngay trong cuộc sống dân giã như tấm lụa đào, củ ấu gai, gừng, muối, trăng, sao. Kết hợp với giọng điệu ngôn ngữ bình dân, mộc mạc và giản dị mang đến sự gần gũi với người đọc, dễ nghe dễ nhớ và dễ truyền đạt lại cho thế hệ mai sau.

Chùm “Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa” thực sự là một tài sản tinh thần quý giá, không thể đong đếm được, cũng có thể coi đó chính là một phần của nét tinh hoa trong kho tàng ca dao nói riêng và trong văn hóa – văn học Việt Nam nói chung.

——————HẾT—————–

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến các em đặc trưng và những bài ca dao than thân yêu thương tình nghĩa nổi tiếng trong kho tàng ca dao Việt Nam. Để tìm hiểu thêm những bài ca dao than thân đặc sắc khác, các em không nên bỏ qua: Phát biểu cảm nghĩ về hình tượng người phụ nữ trong xã hội xưa thông qua Những câu hát than thân, Phân tích những nét tương đồng giữa những câu hát than thân và bài thơ Bánh trôi nước, Cảm nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số bài ca dao than thân, Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số bài ca dao than thân.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button