Giáo dục

Giải thích câu tục ngữ Một mặt người bằng mười mặt của

Đề bài: Giải thích câu tục ngữ Một mặt người bằng mười mặt của

giai thich cau tuc ngu mot mat nguoi bang muoi mat cua

This post: Giải thích câu tục ngữ Một mặt người bằng mười mặt của

Giải thích câu tục ngữ Một mặt người bằng mười mặt của

I. Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Một mặt người bằng mười mặt của (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu câu tục ngữ “Một mặt người bằng mười mặt của”

2. Thân bài

* Giải thích:
+ “Mặt người” ở đây được dùng để chỉ toàn bộ con người
+ “mặt của” là những giá trị vật chất trong trong cuộc sống.
→ Qua việc so sánh ngang bằng giữa “một mặt người” và “mười mặt của”, ông cha ta đã khẳng định được giá trị to lớn của con người trong cuộc sống.

* Bàn luận về câu tục ngữ:

– Thực trạng:
+ Có không ít người vì lợi ích cá nhân mà sẵn sàng làm những việc trái lương tâm, đạo đức, thậm chí làm hại người khác.
+ Đưa dẫn chứng

– Vai trò của con người:
+ Con người là chủ thể tạo nên những giá trị vật chất và tinh thần, do đó có thể nói con người chính là tài sản quý giá nhất của cuộc đời.
+ Giá trị của con người không nằm ở tài sản, tiền bạc mà được đánh giá, công nhận dựa trên trình độ và đạo đức

– Nếu chỉ biết coi trọng vật chất:
+ Trở thành những con người ích kỉ, thực dụng, trở thành người thừa trong xã hội.
+ Sẵn sàng “giẫm đạp” lên người khác để có được điều mình muốn.

– Bài học:
+ Yêu thương, trân trọng con người
+ Chúng ta có thể chạy theo những đam mê, ước mơ thế nhưng cũng cần tôn trọng con người và những giá trị tinh thần tốt đẹp.
+ Chúng ta, mỗi học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần tích cực trau dồi tri thức, bồi dưỡng, hoàn thiện nhân cách, đạo đức để trở thành những người có ích cho xã hội.

3. Kết bài

Rút ra kết luận chung

II. Bài văn mẫu Giải thích câu tục ngữ Một mặt người bằng mười mặt của (Chuẩn)

Ca dao tục ngữ xưa không chỉ chứa đựng những bài học kinh nghiệm quý giá mà ông cha ta đúc rút từ cuộc sống và lao động động sản xuất mà còn là nơi gửi gắm những quan điểm, đánh giá về con người, ý nghĩa tồn tại của con người. Một trong những câu tục ngữ hay nhất bàn về giá trị của con người trong đời sống xã hội có thể kể đến là “Một mặt người bằng mười mặt của”.

Để khẳng định giá trị của con người, ông cha ta đã sử dụng lối so sánh, ví von đầy sống động “Một mặt người bằng mười mặt của”. “Mặt người” ở đây được dùng để chỉ toàn bộ con người, “mặt của” là những giá trị vật chất trong trong cuộc sống. Qua việc so sánh ngang bằng giữa “một mặt người” và “mười mặt của”, ông cha ta đã khẳng định được giá trị to lớn của con người trong cuộc sống, sự tồn tại của con người có giá trị gấp bội so với những của cải vật chất thông thường. Con người là chủ thể tạo nên những giá trị vật chất và tinh thần, do đó có thể nói con người chính là tài sản quý giá nhất của cuộc đời.

Trong xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay, khi con người bị cuốn vào vòng xoáy của danh lợi và những giá trị vật chất đã có không ít người vì lợi ích cá nhân mà sẵn sàng làm những việc trái lương tâm, đạo đức, thậm chí làm hại người khác. Đó là những người tiểu thương vì tiền mà buôn bán thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc xuất xứ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. Đó là những nhà thuốc “khai khống” giá thành của khẩu trang, bộ test nhanh covid lên nhiều lần khi đại dịch bùng nổ để có được nhiều lợi nhuận. Trong sự phức tạp, rối ren ấy, câu tục ngữ “Một mặt người bằng mười mặt của” như một hồi chuông thức tỉnh con người. Câu nói giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về những giá trị đích thực của cuộc sống, khuyên răn chúng ta cần phải biết yêu thương, tôn trọng những người xung quanh mình, không nên vì những giá trị vật chất mà làm tổn hại đến người khác.

Những thứ của cải, vật chất có thể mang đến cho chúng ta cuộc sống giàu sang, sung sướng, thế nhưng khi chúng ta bất chấp mọi thứ để có được, thậm chí “giẫm đạp” lên đồng loại thì những giá trị đạo đức tốt đẹp trên trong sẽ bị che lấp, chúng ta sẽ trở thành những con người ích kỉ, vô cảm, trở thành người thừa trong xã hội. Giá trị của con người không nằm ở tài sản, tiền bạc mà được đánh giá, công nhận dựa trên trình độ và đạo đức. Tài sản mất đi chúng ta có thể làm lại được, thế nhưng nhân cách, đạo đức bị suy đồi, biến chất thì chúng ta khó có thể trở thành một con người đúng nghĩa.

Tuy nhiên, đề cao giá trị của con người không có nghĩa là hạ thấp những giá trị vật chất. Của cải vật chất làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, nó sẽ rất đáng quý nếu được tạo nên bởi sự nỗ lực, cố gắng. Chúng ta có thể chạy theo những đam mê, ước mơ thế nhưng cũng cần tôn trọng con người và những giá trị tinh thần tốt đẹp. Trong cuộc sống, chúng ta cần có sự nhìn nhận đúng đắn, biết phân biệt đúng-sai, phải trái để làm cho cuộc sống trở nên lành mạnh, ý nghĩa hơn. Chúng ta, mỗi học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần tích cực trau dồi tri thức, bồi dưỡng, hoàn thiện nhân cách, đạo đức để trở thành những người có ích cho xã hội.

Câu tục ngữ “Một mặt người bằng mười mặt của” không chỉ khẳng định giá trị của con người mà còn mang đến cho chúng ta bài học quý giá về nhận thức và cách ứng xử trong cuộc sống.

—————-HẾT—————–

Để thấy được sự phong phú của ca dao, tục ngữ Việt Nam cũng như những bài học sâu sắc được gửi gắm qua kho tàng văn hóa dân gian ấy, bên cạnh bài Giải thích câu tục ngữ Một mặt người bằng mười mặt của trên đây, các em không nên bỏ qua những bài văn mẫu đặc sắc khác như: Giải thích câu Cây ngay không sợ chết đứng, Giải thích về câu tục ngữ Giận cá chém thớt, Giải thích câu tục ngữ Chị ngã em nâng, Giải thích câu nói Lời chào cao hơn mâm cỗ.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button