Đề bài: Giải thích câu tục ngữ Có học mới nên khôn
This post: Giải thích câu tục ngữ Có học mới nên khôn
Giải thích câu tục ngữ Có học mới nên khôn
I. Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Có học mới nên khôn
1. Mở bài
– Tục ngữ là kho tàng kinh nghiệm sống quý báu của cha ông.
– Câu tục ngữ đề cao vai trò của việc học tập: “Có học mới nên khôn”.
2.Thân bài
a. Giải thích từ ngữ, ý nghĩa câu tục ngữ:
– “Học” được đề cập trong câu tục ngữ có nghĩa là gì?
– Thế nào là “nên khôn”?
– Tóm lại, câu tục ngữ cho rằng lợi ích của việc học là gì?…(Còn tiếp)
>> Xem Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Có học mới nên khôn đầy đủ tại đây.
II. Bài văn mẫu Giải thích câu tục ngữ Có học mới nên khôn
Nếu coi văn học dân gian là một kho báu, thì tục ngữ chính là những của báu nhỏ gọn nhưng vô cùng giá trị. Bởi tục ngữ chứa đựng sự khôn ngoan, kinh nghiệm sống của cha ông ta. Bàn về tầm quan trọng của việc học, người xưa để lại câu: “Có học mới nên khôn”. Câu tục ngữ trên có ý nghĩa rất sâu sắc và đúng đắn, cho mọi người và mọi thời đại.
Vậy thế nào là “Có học mới nên khôn”? Từ bao đời nay, tận thuở bình minh của nhân loại, con người luôn không ngừng học tập. Học là hoạt động tiếp thu tri thức của trí óc con người. Người ta thực hiện hoạt động học dưới mái trường, do người thầy dẫn dắt để sự hiểu biết ngày càng nâng cao. Kiến thức và kinh nghiệm của người thầy giúp cho con đường học tập của chúng ta được dễ dàng hơn, rút ngắn thời gian và công sức của mỗi người. Chính vì vậy mới có câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”. Tuy vậy, không phải ai cũng có điều kiện đến trường, đến lớp để học tập. Lúc đó, người ta vẫn có thể tiến lên bằng cách tự học qua sách vở, qua đời sống, với một quyết tâm thật cao.
Hoạt động học tập không chỉ bó hẹp trong không gian, thời gian nào, mà mở rộng ở mọi nơi, mọi lúc. Nếu có ý thức muốn mở mang trí óc, thu hoạch tri thức, thì con người luôn có thể học trong mọi hoàn cảnh. Còn từ “khôn” trong câu tục ngữ thì có thể hiểu là sự thông minh, sáng suốt, biết cách ứng xử, xử lý mọi tình huống trong đời sống vốn rất phức tạp. Người Việt Nam ta vốn chuộng sự khôn khéo, sự nhanh nhạy trong giao tiếp. Một người muốn có được sự “khôn” này thì tất yếu phải có tri thức, có hiểu biết sâu rộng và uyên thâm. Mà điều này chỉ có được khi ta ra sức “học” mà thôi. Đó chính là ý nghĩa câu tục ngữ, đã chỉ ra lợi ích và sự cần thiết của việc học tập đối với con người. Nhất là những người trẻ, đang bắt đầu bước vào cuộc đời thì học còn là sự khám phá cuộc sống, khám phá bản thân, tìm ra con đường đi đúng đắn cho mình.
Vì sao ông cha ta khẳng định “Có học mới nên khôn”? Trước tiên, học tập sẽ giúp ta bồi đắp tri thức. Nếu coi tri thức là vốn liếng để đầu tư của mỗi con người, thì học càng nhiều, ta càng giàu có hơn. Điều này có thể hiểu theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng: có tri thức thì mới có thể làm giàu cho mình và cho đất nước. Có tri thức thì trí tuệ trở nên phong phú, sâu sắc hơn… Rồi học kiến thức khoa học, ta hiểu về thế giới tự nhiên quanh mình. Còn học lịch sử, văn học…, ta hiểu thêm về xã hội loài người, hiểu về phong tục tập quán, cái nhìn của ta mở rộng không phải về chiều không gian, mà cả chiều thời gian nữa. Rồi khi học về đạo lý làm người, ta biết chân giá trị cuộc sống. Đó là lúc, ta biết sống đẹp, sống có ý nghĩa, sống hạnh phúc cho mình và cho bao người thân yêu. Nói về vấn đề này, tục ngữ nước ta cũng có câu: “Có học mới hay, có cày mới giỏi”. Học nên khôn là như thế đó.
Bác Hồ vĩ đại của chúng ta là tấm gương ngời sáng về tinh thần ham học hỏi. Từ nhỏ, người đã siêng năng học chữ Nho, chữ Quốc ngữ. Lớn lên, Người đi khắp năm châu để có thêm hiểu biết về con người, về xã hội, về cách mạng. Trên đường đi, Người còn chăm chỉ học các ngoại ngữ, bời Người quan niệm: “Biết thêm một ngoại ngữ giống như được sống thêm một cuộc đời”. Sau này Người vẫn không ngừng học hỏi ở sách báo, ở nhân dân, dủ Người đã là một vị Chủ tịch nước. Chính vì thế, Bác đã trở thành một vĩ nhân của thế giới và của Việt Nam.
Như vậy, học tập là hoạt động vô cùng quan trọng của mỗi người chúng ta, đặc biệt là thế hệ trẻ, để được “nên khôn”, nhằm trở thành những người chủ tốt của đất nước. Người trẻ cần xác định mục đích, động lực học tập đúng đắn. Học vì cái “khôn”, vì tri thức, để hoàn thiện mình, chứ không hẳn vì “thành tích”. Phương pháp học tập cũng cần khoa học, để chiếm lĩnh tri thức thật sự, không “học vẹt”, “học tủ”. Cần luôn năng động, sáng tạo trong việc học, nhất là khi chúng ta đang ở trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật 4.0.
——————–HẾT———————
Sau khi tìm hiểu vai trò của việc học qua bài Giải thích câu tục ngữ Có học mới nên khôn, các em có thể mở rộng vốn hiểu biết và rèn luyện kĩ năng viết bài của bản thân qua việc tham khảo: Giải thích câu nói Học đi đôi với hành, Giải thích câu Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà, Giải thích câu tục ngữ Thương người như thể thương thân, Giải thích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục