Tổng Hợp

Gây lộn, đánh nhau gây thương tích bao nhiêu % thì bị đi tù?

 

Đánh nhau gây thương tích tỷ lệ bao nhiêu phần trăm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự ? Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi đánh nhau?

This post: Gây lộn, đánh nhau gây thương tích bao nhiêu % thì bị đi tù?

Đánh nhau gây thương tích tỷ lệ bao nhiêu phần trăm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì gây thương tích với tỷ lệ thuộc một trong các trường hợp sau thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

– Tỷ lệ thương tích từ 11% trở lên;

– Tỷ lệ thương tích dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

+ Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

+ Gây thương tích đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

+ Gây thương tích đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

+ Gây thương tích có tổ chức;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây thương tích;

+ Gây thương tích trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

+ Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

+ Có tính chất côn đồ;

+ Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.danh-nhau-gay-thuong-tich-bao-nhieu-thi-bi-di-tu-%281%29

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:

1. Giải quyết trường hợp xô xát đánh nhau:

Tóm tắt câu hỏi:

Ngày thứ sáu 14/04/2020, tôi có dẫn con gái tôi qua nhà hàng xóm chơi, không có vào nhà, chỉ ở phía trước thôi (vì nhà này bán quán phía trước nhà có để bộ ghế đá, bình thường tôi vẫn hay dẫn con sang chơi). Lúc này đang có Mai, con chủ nhà cùng mấy đứa cháu ngồi ở bộ ghế đá. Khi tôi và con tôi, bé 2 tuổi vừa đi tới thì Mai đứng dậy tát vào mặt tôi. Tôi bị bất ngờ ăn một cái tát, ấm ức lao vào xô xát với Mai. Sau khi nghe tiếng xô xát của tôi với Mai, thì ba Mai và chồng tôi chạy ra kéo chúng tôi ra. Ba Mai bảo tôi, mấy hôm nay nó căng thẳng nên lại lên cơn, bảo tôi đè Mai chặt lại một tí sẽ hết, còn chạy tới đánh 2 cái vào mặt Mai. Lúc này có người bỏ hàng cho nhà Mai chứng kiến.

Thế nhưng khi tôi đã về nhà Mai vẫn cầm gạch chọi về phía mẹ con tôi, nhưng không trúng, tôi cứ nghĩ chút nữa là chọi trúng con tôi nên tôi lại chạy ra xô xát với Mai. Lúc này chỉ có chồng tôi ra can, còn ba Mai thì không. Kết quả, cánh tay trái của tôi thì đầy vết xước do móng tay của Mai, do tôi ghì chặt tay Mai, Mai không đánh được nên bấm móng tay vào tay tôi, còn Mai thì chẳng sao. Sau chuyện, ba mẹ Mai không hề có động thái hỏi thăm hay xin lỗi. Sau khi xô xát, tôi phát hiện tay mình đầy vết xước nên có qua mua băng keo về dán, lúc này cả ba mẹ Mai đều thấy vết xước của tôi nhưng không hề có động thái hỏi thăm hay xin lỗi.

Đến tối tôi lại thấy kính của tôi bị trầy tròng, tôi bị cận. Nên trưa hôm sau tôi qua gặp mẹ Mai để nói kiếng của tôi hôm qua đánh nhau với Mai bị trầy. Mẹ Mai bảo tôi biết chỗ thì mang đi thay, chứ bà không biết. Bà chỉ kêu tôi tự mang đi chứ bà không nói sẽ đền hay trả tiền gì cho tôi hết. Đến chiều thứ 7 thì tôi về quê, sáng chủ nhật thì mẹ tôi qua nói chuyện với ba mẹ Mai. Sau đó mẹ tôi nói tôi không biết suy nghĩ, bắt họ đền kiếng. Còn nói, ba mẹ Mai có giấy chứng nhận Mai bị tâm thần, đòi báo công an bắt tôi.

Xin hỏi luật sư, tôi nên làm gì trong trường hợp này? Tôi có thể bị bắt không? Nếu tôi muốn kiện lại họ thì có khả thi không? Phần thắng là bao nhiêu? Xin nói thêm là Mai vẫn có chồng, có con, con Mai còn bằng tuổi với con lớn của tôi, 4 tuổi. Ngày hôm đó chồng Mai bị ba mẹ Mai đuổi về quê.

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì:

Trường hợp của bạn, bạn và Mai có xảy ra xô xát, nếu Mai bị thương có tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên thì Mai có quyền làm đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự.

Ngược lại, nếu bạn bị thương, tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên bạn có quyền yêu cầu làm đơn khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự.

Tuy nhiên, Điều 21 Bộ luật hình sự 2015 có quy định tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự như sau:

“Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.“

Trong trường hợp này, Mai có giấy chứng nhận bị tâm thần nên Mai xét vào trường hợp không có năng lực hành vi dân sự nên sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu tỷ lệ thương tật chưa đến 11%, bạn có quyền làm đơn tố cáo gửi tới cơ quan công an cấp xã để yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp này.

2. Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi đánh nhau:

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào luật sư em muốn hỏi dùm cho đứa bạn là ngày 21/8 bạn của em mượn xe của anh nó chạy lên trước cổng trường THPT Lê Hồng Phong để đánh nhau khi học sinh vừa về thì bạn em đã đánh nhau với đám học sinh trong trường khi đánh nhau cả hai bên không cầm hung khí hay vật gì khác trong lúc đánh nhau công an lên bạn em chạy nhưng bị tịch thu xe và đưa lên phường trong lúc kiểm tra xe thì phát hiện ra con dao gọt trai cây của anh bạn ấy để quyên trong cốp nhưng bạn ấy không biết là trong xe có dao với hành vi vi phạm của bạn em có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không? Cho em hỏi thêm người anh của bạn em là người chủ sở hữu xe có thể lấy lại chiếc xe đã bị cơ quan công an thu giữ được không? Mong luật sư có thể trả lời rõ ràng. Em xin chân thành cảm ơn luật sư.

Luật sư tư vấn:

– Đối với thắc mặc có đặt ra trách nhiệm hình sự hay không.

Trong trường hợp bạn đưa ra chưa cung cấp rõ ràng các tình tiết của sự việc và một số chi tiết quan trọng khác như tỉ lệ thương tích của người bị đánh, tuổi của người có hành vi đánh… trường hợp này có thể chia thành hai trường hợp:

+ Trách nhiệm hình sự:

Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì:

“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;’

Theo thông tin bạn trình bày bạn của bạn đánh nhau với người khác, khi đánh thì không dùng hung khí gì cả, chỉ khi bị công an thu xe đưa lên phường kiểm tra thì mới phát hiện trong cốp xe có hai con dao gọt trái cây. Nghĩa là khi đánh nhau bạn của bạn vẫn không thuộc trường hợp dùng hung khí.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự nêu trên, nếu người bị bạn của bạn đánh bị thương tích từ 11% trở lên thì bạn của bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

+ Trách nhiệm hành chính: Với tỉ lệ thương tích dưới 11% tuy không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng hoàn toàn có thể bị xử phạt hành chình theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng. Trong trường hợp không chứng minh được con dao trong cốp xe mang theo không vì mục đích gây thương tích thì còn có thể bị xử lý theo quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 5 Nghị định này:

[…]4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ;[…]

Lưu ý: Đối với trách nhiệm hành chính, không đòi hỏi phải sử dụng trực tiếp hung khí mà chỉ cần có hành có chuẩn bị trước và mang theo đã có thể bị truy cứu trách nhiệm hành chính theo quy định trên.

– Đối với tài sản là chiếc xe máy bị tịch thu

Theo quy định của Điều 26 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:

“Điều 26. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.

Khoản 3 Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định:

“3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;

b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;

c) Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy;

d) Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.”

Chiếc xe máy là phương tiện để người bạn của bạn di chuyển đến nơi thực hiện hành vi ẩu đả, tuy nhiên đó không phải là phương tiện trực tiếp dung để thực hiện hành vi, đồng nghĩa với việc cơ quan công an không có thẩm quyền tịch thu và xử lý như vật chứng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 hay tang vật theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, do đó cho dù hình thức xử lý là hình sự hay hành chính thì chiếc xe vẫn được trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp.

3. Đánh nhau gây thương tích tổn hại sức khỏe 30% xử lý như thế nào?

Tóm tắt câu hỏi:

Thưa luật sư: Trong lúc em ngồi chơi với bạn thì bị một thanh niên dùng rựa chém em, trong lúc hoảng loạn em đã giật dao chém lại người đó, 2 chém vào vai và đầu, 2 bên đều không kiện, nhưng công an lại làm hồ sơ giám định là người đó tổn hại 30%. Vậy em sẽ bị xử lý thế nào ạ? Cảm ơn luật sư.

Luật sư tư vấn:

Căn cứ quy định tại điểm d khoản 2 Điều 134, Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội cố ý gây thương tích như sau:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.”

Trong trường hợp của anh, anh đã gây thương tích cho người khác với tỉ lệ 30% và có sử dụng hung khí nguy hiểm là dao nên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 2, Điều 134 Bộ luật hình sự nêu trên và khung hình phạt sẽ là bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 155, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại thì chỉ trường hợp phạm tội theo khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự thì mới là khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Trong trường hợp này do thuộc khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự nên dù người bị hại không có yêu cầu khởi tố, cơ quan điều tra vẫn tiến hành khởi tố vụ án.

4. Đánh nhau gây thương tích thì bị xử lý như thế nào?

Tóm tắt câu hỏi:

Gia đình bạn em có trường hợp như sau: Trong lúc trên đường về nhà, băng qua đường thì gặp phải 1 thanh niên đi hướng ngược lại, 2 bên sắp xảy ra tai nạn giao thông, nhưng vẫn chưa va chạm. Hai bên có lời qua tiếng lại và người em trong gia đình đã chạy vô nhà, còn người thanh niên kia chạy đi cách nhà khoảng 50m, thì điện thoại cho bạn bè và cầm hung khí quay lại nhà tìm bạn em, cũng trong thời gian đó người anh rể của người em chở vợ con về thì thấy người thanh niên kia cầm hung khí nên đã điện thoại cho lực lượng (nhưng không hề biết có xảy ra mâu thuẫn với người em trong nhà). Người anh rể vừa vào nhà và bước ra đường thì bị 3 người bạn của người thanh niên cầm hung khí rượt vào nhà và người thanh niên cầm hung khí cứ xông vào nhà tìm đứa em lúc va chạm thì trong khoảng thời gian đó có rất nhiều người và lực lượng cũng vừa tới, xong 2 bên đánh nhau, nhóm người xông vào nhà cũng chống lại lực lượng và người nhà thấy người thanh niên kia kêu gọi bạn bè lại rất đông nên người nhà đã trốn vào nhà. Nhưng bây giờ bên người thanh niên đó thì có 4 người nhập viện (1 người nặng, có triệu chứng chết lâm sàn) thì cho em hỏi người nhà bạn em có gặp vấn đề gì về pháp luật không?

Luật sư tư vấn:

Theo như bạn trình bày, hai bên có xảy ra xô xát, tuy nhiên bạn không cung cấp rõ thông tin người nhà bạn của bạn có hành vi đánh trả lại như thế nào? Người nhà bạn của bạn gồm những ai? Khi xảy ra sự việc này thì người nhà bạn của bạn có sử dụng hung khí hay không? Bên gia đình bạn của bạn có ai bị thiệt hại hay không?

Theo như bạn nói ở trên, có 01 người trong số những người kéo đến bị đánh và nay đang bị thương nặng ở bệnh viện, nếu lỗi gây ra thiệt hại cho người này là do người nhà của bạn bạn thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Hoặc có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nếu có hành vi chống trả lại từ phía gia đình của bạn bạn và được xác định là phòng vệ chính đáng theo quy định tại Điều 136 Bộ luật hình sự 2015:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Nếu chưa đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

“Điều 5. Vi phạm quy định trật tự công cộng.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;

… “

Đối với nhóm thanh niên kia, tùy vào hành vi, mức độ, hậu quả gây ra có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử phạt vi phạm hành chính.

5. Đánh nhau gây thương tích đi viện có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Tóm tắt câu hỏi:

Luật sư cho tôi xin hỏi tôi có phương tiện ôtô đi bán hàng thì bị một số đối tượng đón xe phá xe phá hàng trên xe và đánh nhau với nhân viên của tôi hai bên đánh nhau nhân viên của tôi có đánh cho một đối tượng bị thương vào đầu chảy nhiều máu phải đi viện. Vậy tôi xin hỏi luật sư tư vấn giúp trường hợp này nhân viên của tôi vi phạm có nặng không? Mức độ như thế nào? Tôi xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Theo thông tin bạn cung cấp, nhân viên của bạn bị một số đối tượng đón xe phá xe, phá hàng trên xe và đánh nhau. Nhân viên của bạn có đánh cho một đối tượng bị thương vào đầu chảy nhiều máu và phải đi viện. Trong trường hợp này phải xem đối tượng bị nhân viên bạn đánh tỷ lệ thương tật là bao nhiêu, mới biết được nhân viên của bạn có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không.

Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì tùy từng trường hợp nhân viên của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo một trong các trường hợp sa

Khoản 1, Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì người nào có hành vi gây thương tích cho người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Xét trong trường hợp của bạn, nếu người kia bị thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng nhân viên của bạn thuộc vào một trong các trường hợp thuộc khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 thì nhân viên của bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1, Điều 134 Bộ luật hình sự 2015. Trong trường hợp này chỉ bị khởi tố nếu có đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của người bị hại theo Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Nếu có đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự thì hình phạt mà nhân viên bạn phải chịu là bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Nếu tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, thì bị phạt tù từ hai năm đến sáu năm. Nếu tỷ lệ thương tật  từ  61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm. Nếu trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Bạn đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp cụ thể của nhân viên của bạn để xác định mức độ trách nhiệm hình sự cụ thể.

Ngoài ra, theo thông tin bạn cung cấp, do bị một số đối tượng chặn và đánh trước, nên nhân viên của bạn đánh trả, thì bạn có thể xem xét trong trường hợp này nhân viên của bạn có được xác định là trường hợp phòng vệ chính đáng hay không? Nếu trong phạm vi giới hạn phòng vệ chính đáng theo Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 thì nhân viên của bạn không phải chịu trách nhiệm hình sự, nếu được xác định là phòng vệ chính đáng nhưng vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì cũng phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 136 Bộ luật Hình sự 2015.

danh-nhau-gay-thuong-tich-di-vien-co-phai-chiu-trach-nhiem-hinh-su-khong

Luật sư tư vấn pháp luật về trách nhiệm khi đánh nhau gây thương tích:

Còn nếu mức tỷ lê thương tật dưới 11 % và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1, Điều 134 Bộ luật hình sự thì nhân viên của bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích. Trong trường hợp này, nhân viên của bạn có thể sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Theo đó, nhân viên của bạn có hành vi đánh nhau thì sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, đối với hành vi xâm hại sức khỏe người khác có thể bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo Điểm e Khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Ngoài ra, nhân viên của bạn phải bồi thường thiệt hại cho người kia do sức khỏe của họ bị xâm phạm. Và các khoản nhân viên của bạn phải bồi thường theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của đối tượng bị thương.

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người kia trong thời gian người đó nằm viện điều trị và phục hồi sức khỏe.

– Nếu trong thời gian điều trị mà cần phải có người chăm sóc thì nhân viên của bạn phải bồi thường cả chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc đó.

– Cuối cùng, nhân viên của bạn còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất tinh thần. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần này sẽ do các bên thoả thuận. Nếu hai bên không thoả thuận được thì mức tối đa mà nhân viên bạn phải bồi thường không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Tuy nhiên, theo quy định của Điều 594 Bộ luật Dân sự 2015 nếu nhân viên của bạn phòng vệ chính đáng thì không phải bồi thường thiệt hại

Bên cạnh đó, bạn có nêu là các đối tượng kia có hành vi phá xe và phá hàng trên xe của bạn. Ở đây bạn phải xem xét giá trị hàng hóa của bạn bị phá là bao nhiêu. Nếu giá trị hàng hóa bị phá từ 2 triệu đồng trở lên thì bạn có thể làm đơn tố giác những người đó về tội cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác theo Điều 143 Bộ luật hình sự 2015 đến công an điều tra để yêu cầu giải quyết.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Tổng Hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button