Giáo dục

Đóng vai cụ Bơ-men kể lại truyện Chiếc lá cuối cùng

Đề bài: Em hãy đóng vai cụ Bơ-men kể lại truyện Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O’henri

dong vai cu bo men ke lai truyen chiec la cuoi cung

This post: Đóng vai cụ Bơ-men kể lại truyện Chiếc lá cuối cùng

Đóng vai cụ Bơ-men kể lại truyện Chiếc lá cuối cùng

I. Dàn ý Đóng vai cụ Bơ-men kể lại truyện Chiếc lá cuối cùng

1. Mở bài

Nhân vật “tôi” giới thiệu khái quát về hoàn cảnh, cuộc đời mình – dẫn dắt vào câu chuyện cũ.
 

2. Thân bài

– Giôn – xi nhận tin dữ từ bác sĩ rằng bị bệnh viêm phổi nặng.
– Xiu hết lòng chăm sóc nhưng Giôn- xi vẫn đầy tuyệt vọng.
– Giôn- xi xem những chiếc lá trên cây thường xuân chính là cuộc đời mình, khi đã rụng hết là lúc cô sẽ chết.
– Nhân vật “tôi” cho rằng suy nghĩ của Giôn- xi là ngu ngốc, gàn dở.
– Nhân vật “tôi” nghe được cuộc trò chuyện từ phòng bệnh của Xiu và Giôn- xi.
– Nhân vật “tôi” quyết định vẽ nên chiếc lá cuối lên bức tường.
– Cuộc trò chuyện giữa” tôi” và Xiu.
– “Tôi” ra đi vì mắc viêm phổi nặng,
 

3. Kết bài

Cảm nghĩ của nhân vật “tôi” chốn thiên đường.

 

II. Bài văn mẫu Đóng vai cụ Bơ-men kể lại truyện Chiếc lá cuối cùng

Chúng ta sống trong cuộc đời đều có một lý do của riêng nó, ai cũng sẽ có những giá trị riêng và ý nghĩa riêng. Những việc mà chúng ta đã làm sẽ mãi là điều tốt đẹp cho một ai đó trong đời nếu xuất phát từ tấm chân tình, từ sự yêu thương của mình. Với tôi cũng vậy, tôi cũng đã rất hạnh phúc với niềm vui lớn lao khi sáng tạo nên một tác phẩm nghệ thuật chân chính, tôi xem nó như một tuyệt tác của đời mình, bởi lẽ, nó không chỉ có ý nghĩa với riêng tôi mà nó còn giúp cho một cô gái tìm lại được nghị lực sống cho chính mình. Bây giờ, khi ngồi nghĩ lại chuyện xưa, tôi vẫn không sao kìm nổi những xúc động và những nỗi nhớ khôn nguôi về những tháng năm dưới trần gian của mình.

Hồi đó, tôi sống trong một khu phố dành cho những người nghệ sĩ nghèo, cuộc sống tuy có nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng giữa chúng tôi luôn giành cho nhau sự quan tâm ấm áp nhất. Tôi sống tại tầng trệt một ngôi nhà, hàng xóm của tôi là hai cô hoạ sĩ trẻ – Xiu và Giôn- xi, tôi thường làm mẫu cho các cô ấy vẽ để lấy tiền kiếm sống qua ngày. Hai cô gái ấy tuy là bạn nhưng thân thiết và xem nhau như chị em, luôn bên cạnh nhau, nhìn chúng lo lắng, giúp đỡ và đồng hành cùng nhau, tôi cảm động lắm, xem chúng như hai cô con gái của đời mình vậy.

Nhưng rồi mùa đông đến, những cơn gió buốt giá lên lỏi vào từng ngõ ngách của đường phố, gõ cửa từng căn phòng, lạnh lẽo đến tái tê. Vị khách không mời mà đến mang tên Viêm Phổi đưa từng ngón tay lạnh lùng và tàn nhẫn chạm vào cơ thể, xâm nhập vào từng tế bào trong con người. Hắn chực chờ những ai có sức đề kháng yếu là ra tay độc ác, người con gái mỏng manh Giôn-xi xấu số đã bị hắn gọi tên. Cô gái ấy trong mấy ngày liền không ăn uống gì, rồi ngã bệnh, nằm vật vã trên giường quay mình về phía tường lạnh lẽo bần thần nhìn qua khung cửa sổ. Tôi hoảng hồn khi nghe bác sĩ bảo rằng Giôn-xi sẽ khó qua khỏi, trừ phi con bé có niềm tin rằng mình sẽ sống và chiến đấu hết mình với nó. Biết làm sao đây? Tôi thương còn bé quá, một người con gái hiền lành, xinh đẹp lại tốt bụng như nó, vậy mà…..ông trời nỡ lòng nào… Dù chỉ có chút hy vọng nhỏ nhoi thì tôi vẫn luôn cầu nguyện cho con bé qua khỏi, nó đã từng kể với tôi và bạn nó nghe về mơ ước sẽ có một ngày vẽ được Vịnh Na-plơ và những điều nó mong muốn làm, nếu phải chấp nhận cái chết thì đáng tiếc biết bao!

Nhưng rồi, qua lời Xiu, tôi biết rằng Giôn-xi đã thực sự tuyệt vọng, nó tin rằng cái chết sẽ đến với nó vào một ngày những chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân rụng xuống. Tôi đã trách nó sao ngu ngốc đến vậy, sao Giôn- xi lại có những nghĩ suy dại dột đến thế. Dẫu tôi và Xiu khuyên ngăn, cố tìm mọi cách cho con bé vui trở lại, tìm nguồn sống nhưng suy nghĩ ấy vẫn không vơi dần trong thâm tâm con bé. Xiu cũng đã tận tình chăm sóc, yêu thương và động viên Giôn-xi rất nhiều, nhưng biết làm sao được nếu con bé cứ một mực với suy nghĩ gàn dở kia.

Sáng ngày 26, tôi nhận được lời mời làm mẫu cho anh hoạ sĩ phòng trên, đi ngang qua phòng bệnh Giôn- xi, tôi vô tình nghe được câu chuyện hai cô bé nói với nhau.

Trong vẻ mệt mỏi, Giôn-xi đưa mắt về phía cửa sổ, rồi thều thào bảo Xiu:

– Chị hãy kéo tấm rèm lên đi, em muốn nhìn nó

Dù không muốn nhưng Xiu vẫn nặng nề, gượng ép kéo tấm rèm lên. Xiu lo sợ rằng nếu trên cây thường xuân kia không còn chiếc lá nào nữa, rồi Xiu sẽ ra sao đây. Khi rèm được kéo lên, trên cây vẫn còn sót lại duy nhất một chiếc lá. Giôn- xi lặng lẽ nhìn chiếc lá như nhìn điều gì đó xa xăm, cả ngày hôm đó cô gái ấy cứ chờ đợi, chờ đợi rằng chiếc lá ấy rụng và cô sẽ chết. Vẻ mặt càng mệt mỏi, tiều tụy đi, nhìn cô em gái bé bỏng tội nghiệp, Giôn- xi không cầm lòng mình được, cô nói:

– Em thân yêu của chị, em hãy cố gắng lên, nếu em không còn muốn nghĩ gì về bản thân nữa thì em hãy nghĩ đến chị của em đây. Nếu em có mệnh hệ gì thì chị biết làm sao?

Xiu nghẹn lòng nhưng vẫn lặng thinh không nói điều gì, buồn bã, tuyệt vọng, dường như cô đã chuẩn bị cho một hành trình đến với thế giới khác.

Thật đau lòng biết bao, người con gái trẻ trung, khoẻ mạnh, đầy nhiệt huyết xưa kia đã không còn mà thay vào đó là một con người gầy gò, vô vọng, mất hết niềm tin vào cuộc sống. Nhìn sự đau lòng của Xiu và vẻ đáng thương nơi Giôn- xi mà tôi không thể kìm nổi lòng mình, khoé mắt cay rơi xuống những giọt nước mắt từ lúc nào không hay.

Lặng lẽ bước chân về phòng mà lòng tôi đầy trăn trở, nằm suy nghĩ về cô gái trẻ, suy nghĩ về chiếc lá kia và cả những thứ gọi là duy nhất trong cuộc đời. Rồi bất giác một ý tưởng hiện ra trong đầu, nhanh chóng ngồi dậy, tôi ra bàn làm việc pha bảng màu, trộn lẫn hai màu xanh vàng tạo như màu chiếc lá đang ngả màu, chuẩn bị sẵn thêm vài chiếc bút lông đã cũ. Chờ khi trời tối, tôi mang chiếc thang ra vườn bắc lên và bắt đầu vẽ chiếc lá. Thời tiết những ngày đông buốt lạnh, mấy đêm ấy lại mưa bão gió rít nên càng lạnh giá vô cùng. Tôi tỉ mẩn vẽ chiếc lá lên tường dưới ngọn đèn bão bằng tất cả tình yêu thương của mình. Những đường nét dần hiện ra, một chiếc lá sống động, y như thật được vẽ nên, tôi vẫn nuôi hy vọng rằng chiếc lá này sẽ mang lại chút gì đó niềm tin và hy vọng len lỏi cho cuộc sống nơi Xiu bé bỏng đáng thương của tôi. Sau khi mọi việc đã xong, tôi trở về phòng, vừa ướt, vừa lạnh nên tôi mệt nhoài, gục xuống lúc nào không hay.

Sáng ngày hôm sau, khi tỉnh lại tôi thấy Xiu đang ở bên cạnh chăm sóc mình, hoá ra khi tôi ngất đi được ông hàng xóm phát hiện và mời bác sĩ về khám. Xiu đến bên tôi, kể rõ cho tôi nghe bệnh tình của mình, vì đêm qua dầm mưa nên bệnh tôi trở nặng. Rồi Xiu hỏi ta về chuyện chiếc lá kia và những hộp màu rơi vãi trong phòng, có lẽ Xiu cũng hiểu được phần nào câu chuyện nhưng tôi cũng kể cho con bé nghe về những mong muốn của tôi khi vẽ chiếc lá ấy. Rồi tôi hỏi về bệnh tình của Giôn-xi, ánh mắt Xiu rạng rỡ hẳn, kể lại câu chuyện:

– Sáng hôm đó, khi Xiu kéo rèm lên như thường lệ theo lời đề nghị của Giôn-xi thì thật kỳ lạ là chiếc lá cuối cùng ấy vẫn còn, đó là chiếc lá duy nhất mà sau đêm mưa gió bão bùng vẫn không chịu khuất phục mà bám trụ để giành lấy sự sống của mình, lúc ấy cả hai đứa đều ngạc nhiên vô cùng. Rồi Giôn-xi một mình nhìn ngắm chiếc lá kia còn cháu thì đi nấu cháo. Một lúc, con bé lên tiếng gọi cháu lại và nói:

– Chị Xiu mến yêu của em, em thật là hư chị nhỉ. Chiếc lá kia vẫn tồn tại trên cây như để cho em biết được rằng mình thật tàn nhẫn với bản thân bấy lâu và cả tàn nhẫn với chị, với những người yêu thương và lo lắng cho em nữa. Muốn chết là một tội lớn. Bây giờ chị Xiu thân mến, chị hãy cho em cho em chút sữa pha với rượu vang đỏ chị nhé.

Cháu chưa kịp buông lời thì Xiu nói tiếp:

– À, khoan, chị giúp em xếp lại mấy chiếc gối, với lấy giùm em chiếc gương tay để em có thể ngồi ngắm chị nấu ăn chị nhé.

Lúc đó cháu vui lắm, vì Xiu đã có chút hy vọng hồi phục bởi tinh thần cải thiện và phấn chấn hơn. Sau khi cháu đút cháo cho em xong, hai chị em ngồi ngắm cây thường xuân qua cửa sổ, bất giác, Xiu ngước mắt nhìn cháu rồi bảo:

– Một ngày nào đó trong tương lai, em hy vọng rằng mình sẽ vẽ được vịnh Na-plơ xinh đẹp, chị Xiu ạ!

Rồi cứ thế, Xiu tiếp tục kể cho tôi nghe về lần khám gần nhất, bác sĩ bảo Giôn-xi đã hồi phục được phân nửa, chăm sóc thêm một thời gian thì sẽ khoẻ và ổn định hơn. Rồi Xiu cảm ơn tôi, tôi mỉm cười và hạnh phúc biết bao khi nghĩ về chiếc lá, nghĩ về niềm tin mà cô gái nhận lại được khi thấy chiếc lá kia. Chiếc lá diệu kỳ từ bàn tay tôi vẽ đã gián tiếp mang lại sự sống cho một con người, Xiu còn bảo rằng chiếc lá ấy chính là kiệt tác nghệ thuật.

Biết mình không thể gượng được thêm nữa, tôi đành nhờ Xỉu nhắn lời cuối của mình gửi tới Giôn-xi và cả cháu nữa:

– Chúng ta được sinh ra đã là một đặc ân của thượng đế, đó là điều quý giá vô cùng, càng quý giá hơn nếu đời sống ấy chúng ta sống một cách ý nghĩa. Vì vậy, mỗi phút, mỗi giây còn tồn tại thì hãy trân trọng nó và làm thật nhiều việc có ích, các cháu hãy nhớ khi sáng tạo nên một tác phẩm nghệ thuật hãy làm nó bằng tất cả sự yêu thương của mình, một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải vì con người, gắn với đời sống của con người, cháu nhé!

Rồi người tôi dần lạnh đi, khoé mắt thụp xuống, chìm vào giấc ngủ muôn đời. Hồn tôi bay về với trời xanh, ở nơi đó, tôi có thể nhìn thấy Giôn-xi khoẻ mạnh và vui cười, dõi theo Xiu và Giôn-xi, tôi còn biết được cả hai cô ấy đã vẽ được vịnh Na-plơ theo ước nguyện và thành một tuyệt tác, được giới thiệu khắp hầu hết các quốc gia, cuộc sống hai đứa dần khá giả hơn, tôi hãnh diện và tự hào lắm. Những lời của Giôn-xi khi thắp hương cầu nguyện khiến tôi xúc động vô cùng:

– Cụ Bơ men, cháu cảm ơn cụ rất nhiều, chính cụ là người đã cho cháu niềm tin nơi phía cuối con đường, khi mà cháu bất lực nhất, tuyệt vọng nhất. Nơi trời cao mong cháu hãy thật thanh thản, an nhiên. Cháu hứa sẽ cố gắng thật nhiều để sống tốt như cháu đã từng, cụ nhé!

—————–HẾT——————–

Cùng với bài Đóng vai cụ Bơ-men kể lại truyện Chiếc lá cuối cùng, các em học sinh có thể tham khảo thêm một số bài văn hay lớp 8 cùng chủ đề khác như: Phân tích hai nhân vật Xiu và Giôn-xi trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng, Phân tích hình tượng chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng, Cảm nhận về bài Chiếc lá cuối cùng, Phân tích truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O. Hen-ri.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button