Thực tế, hình ảnh chiếc cầu bập bênh có lẽ quen thuộc với nhiều em trong chúng ta, bởi ở trong các khu vui chơi hay trường mẫu giáo thường trang bị trò chơi này. Đây chính là một trong những ứng dụng của đòn bẩy.
Vậy đòn bẩy là gì? Cấu tạo của đòn bẩy ra sao? Đòn bẩy có ứng dụng gì trong đời sống con người? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết này.
This post: Đòn bẩy là gì? Cấu tạo và Ứng dụng của đòn bẩy – Vật lý 6 bài 15
I. Cấu tạo của đòn bẩy
• Đòn bẩy gồm: Thanh cứng với điểm tựa tạo thành đòn bẩy.
– Khi dùng đòn bẩy để nâng vật thì đòn bẩy quay quanh điểm O gọi là điểm tựa và nó chịu tác dụng của hai lực: lực F1 do vật tác dụng vào đòn bẩy đặt tại điểm O1, lực F2 do ta tác dụng vào đòn bẩy đặt tại điểm F2
II. Tác dụng của đòn bẩy
– Khi sử dụng đòn bẩy nếu OO2 > OO1 nghĩa là khoảng cách từ điểm tựa (O) đến điểm tác dụng lực lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa đến điểm đặt vật thì lực tác dụng nhỏ hơn trọng lượng của vật.
– Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì cần làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.
> Nhận xét: Tác dụng của đòn bẩy là giúp con người có thể nâng được vật nặng hơn bằng cách tác dụng một lực nhỏ hơn.
III. Ứng dụng của đòn bẩy
* Câu C4 trang 49 SGK Vật Lý 6: Tìm ví dụ sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống.
* Lời giải:
Một số ứng dụng của đòn bẩy trong thực tế là:
– Cái kéo, mái chèo thuyền.
– Trò chơi bập bênh.
– Đồ khui bia, nước ngọt.
* Câu C5 trang 49 SGK Vật Lý 6: Hãy chỉ ra điểm tựa, các điểm tác dụng của lực F1, F2 lên đòn bẩy trong hình sau.* Lời giải:
– Điểm tựa: chỗ mái chèo tựa vào mạn thuyền; trục bánh xe cút kít; ốc giữ chặt hai nửa kéo; trục quay bập bênh.
– Điếm tác dụng của lực F1: chỗ nước đẩy vào mái chèo; chỗ giữa mặt đáy thùng xe cút kít chạm vào thanh nối ra tay cầm; chỗ giấy chạm vào lưỡi kéo; chỗ một bạn ngồi.
– Điếm tác dụng của lực F2: chỗ tay cầm mái chèo; chỗ tay cầm xe cút kít; chỗ tay cầm kéo; chỗ bạn còn lại ngồi.
* Câu C6 trang 49 SGK Vật Lý 6: Hãy chỉ ra cách cải tiến việc sử dụng đòn bẩy ở hình 15.1 để làm giảm lực kéo hơn.* Lời giải:
Để làm giảm lực kéo ở hình trên ta có thể làm như sau:
+ Dời giá đỡ làm điểm tựa O gần ống bêtông hơn (nếu được).
+ Hoặc dùng đòn bẩy dài hơn.
+ Hoặc buộc thêm gạch, khúc gỗ hoặc các vật nặng khác vào phía cuối đòn bẩy.
Như vậy, với nội dung bài viết về Đòn bẩy, cấu tạo của đòn bẩy các em cần nhớ các ý chính sau:
+ Mỗi đòn bẩy đều có: Điểm tựa là O; Điểm tác dụng của lực F1 là O1; Điểm tác dụng của lực F2 là O2.
+ Khi OO2 > OO1 thì F2 < F1
Hy vọng bài viết Đòn bẩy là gì? Cấu tạo và Ứng dụng của đòn bẩy ở trên sẽ hữu ích cho các em, mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại ở phần đánh giá bài viết để Mầm Non Ánh Dươngghi nhận, chúc các em học tốt.
Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục