Giáo dục

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022 – 2023

Đề thi giữa kì 1 lớp 10 môn Văn năm 2022 – 2023 là tài liệu cực kì hữu ích mà Mầm Non Ánh Dương muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 10 tham khảo.

Đề thi giữa kì 1 Văn 10 gồm 2 đề kiểm tra có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi. Qua đó giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đề thi bám sát kiến thức trong SGK Ngữ văn lớp 10 nửa đầu học kì 1. Đề gồm 2 phần đọc hiểu và làm văn với thời gian làm bài là 90 phút. Ngoài ra các em tham khảo thêm đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 10, đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý 10, môn Ngữ Văn, Sinh học. Vậy sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

This post: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022 – 2023

Ma trận đề thi giữa kì 1 Văn 10

Mức độ

Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số
Thấp Cao
I. Đọc hiểu Nhận diện phương thức thể thơ, biện pháp tu từ, phương thức biểu đạt… -Hiểu được nội dung chính của văn bản

– Hiểu được ý nghĩa từ ngữ, phép tu từ, tác dụng của phép tu từ ,…

Số câu

Số điểm

Tỷ lệ

1

0,5

5%

4

2.5

25 %

5

3.0

30%

II. Làm văn Biết một đoạn văn thể hiện kĩ năng sống, hiểu biết về một vấn đề về tư tưởng. Vận dụng kiến thức đọc hiểu và kĩ năng tạo lập văn bản tự sự để viết bài văn tự sự sáng tạo
Só câu

Số điểm

Tỷ lệ

1

2.0

20%

1

5.0

50 %

2

7.0

70%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỷ lệ

1

0,5

5%

4

2.5

25 %

1

2.0

20 %

1

5.0

50 %

7

10.0

100 %

Đề thi giữa kì 1 lớp 10 môn Văn

PHẦN I/ ĐỌC- HIỂU (3 ĐIỂM)

HS đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:

“ Quê hương mỗi người đều có
Vừa khi mở mắt chào đời
Quê hương là dòng sữa mẹ
Thơm thơm giọt xuống bên nôi

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”

(Trích “ Bài học đầu cho con’’ của Đỗ Trung Quân)

Câu 1/ Xác định thể thơ của văn bản trên? (0,5 điểm)

Câu 2/ Theo văn bản trên, nhà thơ đã ví quê hương với những hình ảnh nào? (0,5 điểm)

Câu 3/ Theo anh (chị) qua văn bản trên, nhà thơ muốn nhắn nhủ điều gì ? (1,0 điểm) (HS chỉ trả lời ngắn gọn không quá 3 dòng)

Câu 4 / Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên. (0,5 điểm)

Câu 5/ Hãy phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên (0,5 điểm)

PHẦN II/ LÀM VĂN (7 ĐIỂM)

Câu 1/ Từ nội dung của văn bản trên, anh (chị) hãy viết đoạn văn ngắn không quá 10 dòng để trình bày trách nhiệm của thanh niên học sinh với quê hương .(2 điểm)

Câu 2/ / Em hãy hóa thân thành cô Tấm để kể lại những câu chuyện về cuộc đời của mình từ khi bước ra từ quả thị trở lại cuộc sống làm người . (5,0 điểm)

Xem thêm: Đóng vai Tấm kể lại truyện Tấm Cám

Đáp án đề thi giữa kì 1 lớp 10 môn Văn

Phần/ Câu Gợi ý đáp án Điểm tối đa
Phần I/ Đọc- hiểu *Yêu cầu về kĩ năng:

Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản.

Diễn đạt rõ ý, chính xác, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

*Yêu cầu kiến thức như sau:

3.0
Câu 1 Thể thơ: Tự do/ Thơ 6 chữ 0,5
Câu 2 HS viết đúng hai hình ảnh: “ Quê hương là dòng sữa mẹ” và ‘Như là chỉ một mẹ thôi”
*Mỗi hình ảnh đúng đạt 0,25
0,5
Câu 3

 

Tác giả nhắn nhủ: Quê hương là nơi gắn bó máu thịt, nuôi ta khôn lớn nên người. Cho nên mỗi con người cần biết yêu quý quê hương như yêu người mẹ hiền ruột thịt của mình. 1,0
Câu 4 Biện pháp tu từ: phép điệp (quê hương) / so sánh (Như là chỉ một mẹ thôi) 0,5
Câu 5

 

Tác dụng của phép tu từ: Khẳng định vai trò quan trọng của quê hương trong đời sống đối với mỗi con người. 0,5
Phần II/ Làm Văn

 

7,0
Câu 1 *Yêu cầu về hình thức: HS trình bày một đoạn văn có luận điểm rõ ràng, mạch lạc, luận cứ xác đáng, thuyết phục, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, chính tả,…

* Yêu cầu về nội dung: HS có thể trình bày tự do, sáng tạo, miễn sao các ý có sức thuyết phục, ý nghĩa sâu sắc hướng đúng yêu càu của đề bài.

2,0
 

Câu 2

 

 

 

 

 

 

a/ Yêu cầu về kĩ năng:

– Biết viết bài văn tự sự có sáng tạo, nắm vững kiến thức về truyện cổ tích Tấm Cám. Ngôi kể thứ nhất, bố cục rõ ràng chặt chẽ.

– Biết chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu, biết miêu tả và biểu cảm khi tự sự.

– Văn viết trôi chảy, có cảm xúc; không mắc lỗi dùng từ, ngữ pháp thông thường.

– Rất trân trọng những bài viết sáng tạo, phong phú.

b/ Yêu cầu về kiến thức: HS có thể viết sáng tạo theo những cách khác nhau miễn sao hiểu và kể đúng tính cách và chuyện của Tấm theo yêu cầu đề bài.

* Sau đây là là dàn ý mang tính định hướng, gợi ý:

5,0
1. Mở bài Cô Tấm tự kể ngắn gọn về lai lịch của đời mình. 0,5
2. Thân bài

 

 

 

 

– HS có thể kể sáng tạo, phong phú theo tưởng tượng của mình nhưng phải dựa vào ý nghĩa truyện Tấm Cám

– Yêu cầu:

+ Kể với ngôi thứ nhất “ tôi”.

+ Nắm vững sự phát triển tính cách của cô Tấm trong giai đoạn này: mạnh mẽ, quyết liệt nhưng vẫn hiền thảo, đẹp người đẹp nết. Sau đây là định hướng ý:

* Từ quả thị bước ra: Cô Tấm xinh đẹp hơn xưa, siêng năng chăm chỉ làm hết mọi công việc nhà để giúp bà lão. (1,0 đ)

* Từ lúc bà lão xé quả thị: Cô Tấm trở về cuộc sống làm người, sống hanh phúc bên bà lão bán hàng nước. (1,0 đ)

* Nhờ tài khéo léo têm miếng trầu cánh phượng nên Tấm đã gặp lại vua, được chồng rước về cung trở lại làm hoàng hậu và trả thù mẹ con Cám. (2,0 đ)

4,0

Nếu kể

đúng yêu cầu về kĩ năng và kiến thức thì mỗi sự việc tương ứng dấu * sẽ đạt số điểm theo trình tự 1,0 đ->1,0 đ-> 2,0đ

3. Kết bài Cô Tấm nêu cảm nghĩ của mình khi từ quả thị trở về cuộc sống đời thường của con người. 0,5

……………….

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button