Đề thi giữa kì 1 lớp 11 môn Địa lí năm 2022 – 2023 gồm 3 đề khảo sát chất lượng 8 tuần học đầu năm 2022 môn Địa có đáp án kèm theo bảng ma trận đề thi.
Đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 11 môn Địa giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đề thi được biên soạn bám sát chương trình học giữa kì 1 lớp 11. Ngoài ra các em tham khảo thêm: đề thi giữa kì 1 môn tiếng Anh 11, đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn, Toán 11. Vậy sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
This post: Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2022 – 2023
Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 11 môn Địa lí
TT |
Nội dung kiến thức |
Đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
% tổng
|
||||||||||||||||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Số CH | Thời gian
(phút) |
||||||||||||||||||||||||
Số CH | Thời gian
(phút) |
Số CH | Thời gian
(phút) |
Số CH | Thời gian
(phút) |
Số CH | Thời gian
(phút) |
TL | TN | ||||||||||||||||||||
1 | A. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NỀN KINH TẾ – XÃ HỘI THẾ GIỚI | A.1. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước | 3 | 2.25 | 1 | 1.25 | 4 | 3.5 | 10 | ||||||||||||||||||||
A.2. Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá | 3 | 2.25 | 1 | 1.25 | 4 | 3.5 | 10 | ||||||||||||||||||||||
A.3. Một số vấn đề mang tính toàn cầu | 4 | 3 | 2 | 2.5 | 1b* | 1 | 8 | 6 | 1 | 13.5 | 25 | ||||||||||||||||||
A.4. Một số vấn đề của châu lục và khu vực | 6 | 4.5 | 4 | 5 | 10 | 9.5 | 25 | ||||||||||||||||||||||
2 | B. KỸ NĂNG | B.1. Nhận xét bảng số liệu và biểu đồ | 4 | 5 | 4 | 5 | 10 | ||||||||||||||||||||||
B.2. Vẽ và phân tích biểu đồ, phân tích số liệu thống kê | 1(a,b*) | 10 | 1 | 10 | 20 | ||||||||||||||||||||||||
Tổng
|
|
16 | 12 | 12 | 15 | 1 | 10 | 1 | 8 | 28 | 2 | 45 | 100 | ||||||||||||||||
40 | 30 | 20 | 10 | 70 | 30 | ||||||||||||||||||||||||
70 | 30 | 100 |
Lưu ý:
– Các câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.
– Các câu hỏi ở mức độ vận dụng và vận dụng cao là các câu hỏi tự luận.
– Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm; số điểm cho câu tự luận được quy định rõ trong đáp án và hướng dẫn chấm nhưng phải tương ứng với tỉ lệ điểm được quy định trong ma trận.
– Các câu hỏi tự luận ở mức độ vận dụng gồm ý a và chọn một trong số các ý b*.
Đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 11 môn Địa lí
I. TRẮC NGHIỆM ( 7đ )
1. CÂU HỎI MĐ NB ( Nhận biết )
A 1. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước
Câu 1. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm là
A. khu vực II rất cao, khu vực I và III thấp.
B. khu vực I rất thấp, khu vực II và III cao.
C. khu vực I và III cao, khu vực II thấp.
D. khu vực I rất thấp, khu vực III rất cao.
Câu 2. Đặc điểm của các nước đang phát triển là
A. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức cao, nợ nước ngoài nhiều.
B. GDP bình quân đầu người cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.
C. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.
D. năng suất lao động xã hội cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều
Câu 3. Dấu hiệu đặc trưng của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại là
A. sản xuất công nghiệp được chuyên môn hóa.
B. khoa học được ứng dụng vào sản xuất.
C. xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao.
D. quy trình sản xuất được tự động hóa.
A2. Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa
Câu 4. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế không có biểu hiện nào sau đây?
A. Thương mại thế giới phát triển mạnh.
B. Đầu tư nước ngoài tăng chậm.
C. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
D. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.
Câu 5. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực thường có những nét tương đồng về
A. thành phần chủng tộc.
B. mục tiêu và lợi ích phát triển.
C. lịch sử dựng nước, giữ nước.
D. trình độ văn hóa, giáo dục.
Câu 6. Việt Nam đã tham gia vào tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây?
A. Liên minh châu Âu
B. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ
C. Thị trường chung Nam Mĩ
D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
A.3. Một số vấn đề mang tính toàn cầu
Câu 7. Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra
A. ở hầu hết các quốc gia.
B. chủ yếu ở các nước phát triển.
C. chủ yếu ở các nước đang phát triển.
D. chủ yếu ở châu Phi.
Câu 8. Dân số già sẽ dẫn tới hậu quả nào sau đây?
A. Thất nghiệp và thiếu việc làm
B. Thiếu hụt nguồn lao động cho đất nước
C. Gây sức ép tới tài nguyên môi trường.
D. Tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt
Câu 9. Một trong những biểu hiện rõ nhất của biến đổi khí hậu là
A. xuất hiện nhiều động đất
B. nhiệt độ Trái Đất tăng
C. băng ở vùng cực ngày càng dày
D. núi lửa sẽ hình thành ở nhiều nơi
Câu 10. Nguyên nhân nào gây nên hiệu ứng nhà kính?
A. Sự gia tăng khí CO2 trong khí quyển.
B. Khí thải CFCs quá nhiều trong khí quyển.
C. Tầng ô dôn mỏng dần và thủng ở Nam cực.
D. Chất thải ra môi trường không qua xử lí.
A.4. Một số vấn đề của châu lục và khu vực
Câu 11. Nguồn tài nguyên quan trọng nhất ở khu vực Tây Nam Á là
A. than và uranium.
B. dầu mỏ và khí tự nhiên.
C. sắt và dầu mỏ.
D. đồng và kim cương.
Câu 12. Quốc gia nào sau đây không thuộc khu vực Trung Á?
A. Uzbekistan.
B. Kazakhstan.
C. Iran.
D. Afghanistan.
Câu 13. Tây Nam Á nằm ở vị trí cầu nối giữa ba châu lục nào sau đây?
A. Âu – Á – Phi.
B. Âu – Á – Úc.
C. Á – Âu – Mĩ.
D. Á – Mĩ – Phi.
Câu 14. Dòng sông có ý nghĩa như dòng sữa mẹ, gắn liền với nền văn minh cổ đại ở châu Phi là sông
A. Ô-bi
B. A-ma-dôn
C. Nile
D.Von-ga
Câu 15. Những tài nguyên tự nhiên nào của châu Phi đang bị khai thác mạnh?
A. Động vật và rừng
B. Khoáng sản và rừng
C. Nước và khoáng sản
D. Biển và khoáng sản
Câu 16. Mĩ La tinh có nhiều tài nguyên khoáng sản, chủ yếu là
A. quặng kim loại màu, kim loại quý, vật liệu xây dựng.
B. quặng kim loại đen, nhiên liệu, vật liệu xây dựng.
C. quặng kim loại đen, kim loại màu, nhiên liệu.
D. quặng kim loại màu, kim loại quý, nhiên liệu.
2. CÂU HỎI MĐ HIỂU
A.1. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước
Câu 17. Trong các công nghệ trụ cột, công nghệ nào giúp các nước dễ dàng liên kết với nhau hơn?
A. Năng lượng.
B. Vật liệu
C. Thông tin.
D. Sinh học.
A2. Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá
Câu 18. Toàn cầu hóa không dẫn đến hệ quả
A. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu
B. đẩy mạnh đầu tư và tăng cường hợp tác quốc tế
C. thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các nước
D. làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước
A3. Một số vấn đề mang tính toàn cầu
Câu 19. Hậu quả của nhiệt độ Trái Đất tăng lên là
A. thảm thực vật bị thiêu đốt.
B. mực nước ngầm hạ thấp.
C. suy giảm hệ sinh vật.
D. băng tan nhanh.
Câu 20. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngọt là
A. khai thác rừng bừa bãi.
B. nạn du canh du cư.
C. lượng chất thải công nghiệp tăng.
D. săn bắt động vật quá mức.
A4. Một số vấn đề châu lục và khu vực
Câu 21. Tại sao áp dụng các biện pháp thủy lợi là giải pháp cấp bách đối với đa số các nước Châu Phi?
A. Thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.
B. Nguy cơ xâm nhập mặn vào sâu trong lục địa.
C. Nhiều nơi có nguy cơ ngập do nước biển dâng.
D. Thường xuyên bị mưa bão, ngập lụt trên diện rộng.
Câu 22. Nhiều nước Mĩ La Tinh, dân cư còn nghèo đói, nguyên nhân không phải là do
A. tình hình chính trị không ổn định.
B. phần lớn người dân không có đất canh tác.
C. phụ thuộc vào các công ty tư bản nước ngoài.
D. hạn chế về điều kiện tự nhiên, nguồn lao động.
Câu 23. Vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc phát triển ngành trồng trọt ở khu vực Trung Á là
A. nguồn lao động.
B. bảo vệ rừng.
C. giải quyết nước tưới.
D. giống cây trồng.
Câu 24. Xung đột, nội chiến và bất ổn ở khu vực Tây Nam Á dẫn đến hậu quả nào sau đây?
A. Dân số tăng nhanh.
B. Gia tăng tình trạng đói nghèo.
C. Thúc đẩy đô thị hóa tự phát.
D. Chênh lệch giàu, nghèo sâu sắc.
B.1. Nhận xét bảng số liệu và biểu đồ
Câu 25. Cho vào bảng số liệu:
Tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước châu Phi qua các năm (Đơn vị:%)
Năm | 2000 | 2005 | 2017 |
An-grê-ri | 2,4 | 5,9 | 1,3 |
CH Công-gô | 8,2 | 7,8 | -3,1 |
Nam Phi | 3,5 | 5,3 | 1,4 |
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên: Tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước châu phi
A. khá ổn định
B. không ổn định
C. đều cao như nhau
D. không chênh lệch
Câu 26. Cho biểu đồ:
Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi giai đoạn 2000-2005 (Đơn vị:%)
Dựa vào biểu đồ trên, nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Nhóm nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ
B. Nhóm nước phát triển có cơ cấu dân số già
C. Nhóm nước phát triển có tỉ lệ nhóm tuổi 15 – 64 cao
D. Nhóm nước phát triển có cơ cấu dân số trẻ
Câu 27. Cho bảng số liệu:
Tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước ở Mĩ Latinh qua các năm (Đơn vị:%)
Năm | 2005 | 2010 | 2013 |
Grê-na-đa | 13,3 | -0,5 | 2,4 |
Bra-xin | 3,2 | 7,5 | 2,5 |
Chi-lê | 5,6 | 5,8 | 4,1 |
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A. Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước đều giảm
B. Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước không ổn định
C. Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước đều cao như nhau
D. Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước không chênh lệch
Câu 28. Cho bảng số liệu:
Tuổi thọ trung bình của các châu lục trên thế giới năm 2010 và 2014
Năm | 2010 | 2014 |
Châu Phi | 55 | 59 |
Châu Mỹ | 75 | 76 |
Châu Á | 70 | 71 |
Châu Âu | 76 | 78 |
Châu Đại Dương | 76 | 77 |
Thế giới | 69 | 71 |
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A. Dân số thế giới có tuổi thọ trung bình không biến động.
B. Dân số châu Phi có tuổi thọ trung bình thấp nhất thế giới.
C. Tuổi thọ trung bình của châu Phi tăng chậm hơn châu Âu.
D. Dân số các châu lục có tuổi thọ trung bình như nhau.
II . TỰ LUẬN (3đ )
VẬN DỤNG
Câu 1. Cho bảng số liệu:
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA CÁC NƯỚC MĨ LA TINH,
GIAI ĐOẠN 1985-2010 (Đơn vị: %)
Năm | 1985 | 1990 | 1995 | 2000 | 2004 | 2010 |
Tốc độ tăng trưởng GDP | 2,3 | 0,5 | 0,4 | 2,9 | 6,0 | 5,9 |
a)Vẽ biểu đồ cột thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của Mĩ La Tinh, giai đoạn 1985- 2010.
b) Nhận xét tốc độ tăng trưởng GDP của Mĩ La Tinh, giai đoạn 1985-2010.
VẬN DỤNG CAO
Câu 2. Đồng Nai là một địa phương phát triển mạnh về công nghiệp, thu hút đông dân nhập cư, để giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường ở địa phương, theo em, cần chú ý những vấn đề gì?
Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Địa lí 11
I. TRẮC NGHIỆM
CÂU | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
ĐA | D | C | B | B | B | D | C | B | B | A | B | C | C | A |
CÂU | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 |
ĐA | C | B | D | C | C | D | A | C | C | B | B | D | B | B |
II. TỰ LUẬN
CÂU | NỘI DUNG | ĐIỂM |
VẬN DỤNG | ||
1 | a) Vẽ biểu đồ:
– Học sinh vẽ đúng biểu đồ cột, đúng tỉ lệ khoảng cách năm, đúng tỉ lệ %, điền đầy đủ thông tin (đơn vị, tên biểu đồ…) – Vẽ sai hoặc thiếu một trong những yêu cầu trên trừ – 0,25đ (Vẽ biểu đồ khác không tính điểm) |
1,5 |
b)Nhận xét:
Tốc độ tăng trưởng GDP của Mĩ La tinh giai đoạn 1985 – 2010 khá cao nhưng thiếu ổn định (d/c). (Nếu HS không nêu dẫn chứng trừ – 0,25 điểm) |
0,5 |
|
VẬN DỤNG CAO | ||
2 | Cần chú ý những vấn đề sau: | 1,0 |
– Hs trình bày được việc phát triển mạnh về CN, tập trung đông dân sẽ dẫn đến những vấn đề môi trường như: ô nhiễm môi trường không khí; ô nhiễm môi trường nước…
– HS đưa ra được một số giải pháp để giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường địa phương như: cắt giảm lượng khí thải; trồng nhiều cây xanh; xử lý chất thải trước khi đưa ra môi trường;… (Tùy ý kiến cá nhân của mỗi HS, nếu hợp lý, GV vẫn cho điểm tối đa không quá 0,75 điểm) |
0,25
0,75 |
………….
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục