Giáo dục

Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Lịch sử 11 năm 2021 – 2022

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2021 – 2022 tóm tắt toàn bộ kiến thức lý thuyết và các dạng bài tập trọng tâm trong chương trình Sử 11. Đây là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh ôn tập chuẩn bị thật tốt kiến thức cho bài thi giữa học kì 2 sắp tới.

Đề cương ôn thi giữa kì 2 Sử 11 được biên soạn rất chi tiết, cụ thể với những dạng bài, lý thuyết và cấu trúc đề thi được trình bày một cách khoa học. Từ đó các bạn dễ dàng tổng hợp lại kiến thức, luyện giải đề. Vậy sau đây là nội dung đề cương giữa kì 2 Lịch sử 11, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

This post: Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Lịch sử 11 năm 2021 – 2022

SỞ GD & ĐT ……………..

TRƯỜNG THPT…………….

———-—-

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA GIỮA KÌ II

NĂM HỌC: 2021 – 2022

Môn: Lịch sử 11 Thời gian: 45 phút

I. Trắc nghiệm ôn thi giữa kì 2 Lịch sử 11

Học sinh cần nắm những nội dung kiến thức sau:

Bài 17.Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

-Biết được nguyên nhân bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

– Biết được những sự kiện lớn trong diễn biến của Chiến tranh thế giới thứ hai ở mặt trận châu Âu và mặt trận châu Á-Thái Bình Dương.

– Biết được kết cục của chiến tranh.

– Hiểu được nguyên nhân, con đường dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai

– Hiểu được tác động những chiến thắng lớn của phe Đồng minh chống phát xít có tác động sâu sắc đếncục diện của chiến tranh.

– Đánh giá được tác động, hệ quả của Chiến tranh thế giới thứ hai và liên hệ được với thực tiễn ngày nay.

Bài 19. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (từ 1858 đến trước 1873)

– Biết được các sự kiện chủ yếu về quá trình xâm lược của thực dân Pháp và cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam (1858-1884).

– Hiểu được việc thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm nơi mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

– Hiểu được việc Pháp phải chuyển quân từ Đà Nẵng vào Gia Định.

– Phân tích được nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam cuối thế kỉXIX.

– Phân tích được nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp(1858-1873).

– Rút ra được bài học kinh nghiệm từ thất bại của cuộc chống thực dân Pháp(1858-1873)

II. Phần tự luận thi giữa kì 2 Sử 11

1. Phân tích thái độ của Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô trước những hành động của phe phát xít trong những năm 30 của thế kỷ XX

Gợi ý trả lời:

– Liên Xô: coi CNPX là kẻ thù nguy hiểm nhất, chủ trương hợp tác với các nước tư bản Anh, Pháp chống phát xít và nguy cơ chiến tranh; kiên quyết đứng về phía các nước bị CNPX xâm lược.

– Anh, Pháp không liên kết chặt chẽ với Liên Xô vì muốn giữ trật tự thế giới có lợi cho mình, thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít hòng đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.

– Mỹ: ban hành đạo luật trung lập, không can thiệp vào những xung đột bên ngoài châu Mỹ, tạo điều kiện cho khối phát xít mạnh tay hành động.

èAnh, Pháp, Mỹ đã không có sự thống nhất với Liên Xô trong việc ngăn chặn những hành động gây chiến của phe phát xít. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai.

2. Đánh giá vai trò của Liên Xô trong việc đánh thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

Gợi ý trả lời

– Liên Xô có vai trò quyết định và là một trong ba trụ cộtquan trọng cùng Anh, Mỹ tiêu diệt chủ nghĩa phát xít

+ Tập hợp các lực lượng yêu chuộng hòa bình đấu tranh chống phát xít.

+ Đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức, giải phóng lãnh thổ của mình.

+ Giúp đỡ các nước Đông Âu giải phóng đất nước khỏi ách phát xít. Tiến công và tiêu diệt đến tận sào huyệt của chủ nghĩa phát xít Đức.

+ Góp phần tiêu diệt phát xít Nhật, buộc Nhật phải đầu hàng không điều kiện.

+ Tổ chức các hội nghị quốc tế: I-an-ta, Pốt-xđam bàn việc kết thúc chiến tranh.

3. Phân tích nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam cuối thế kỉ XIX.

Gợi ý trả lời:

– Nguyên nhân sâu xa

+ Từ giữa TK XIX, Chủ nghĩa tư bản Pháp phát triển mạnh mẽ, đặt ra yêu cầu về thị trường và thuộc địa.

+ Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến suy yếu.

– Nguyên nhân trực tiếp: Lấy cớ bảo vệ các giáo dân và giáo sĩ bị chính quyền Nguyễn đàn áp trong chính sách “cấm đạo”, Pháp lôi kéo thêm Tây Ban Nha vào cuộc xâm lược Việt Nam.

4. Phân tích nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Đông Nam Kỳ và Tây Nam Kỳ(1858-1867)

Gợi ý trả lời:

– Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn, thống nhất.

– Các cuộc khởi nghĩa nổ ra riêng lẻ ở từng địa phương.

– Thực dân Pháp có ưu thế vượt trội về vũ khí, trang bị đủ sức đàn áp các phong trào.

– Không nhận được sự ủng hộ từ triều Nguyễn.

5. So sánh tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân và triều Nguyễn từ năm 1858 đến trước năm 1867

Gợi ý trả lời:

-Triều Nguyễn: Ngay khi Pháp xâm lược, nhà Nguyễn đã tổ chức kháng chiến song đường lối còn nặng về phòng thủ, thiếu chủ động tấn công; xuất hiện tư tưởng chủ hòa, dần từ bỏ con đường vũ trang chống Pháp, đi theo con đường thương lượng, và bước đầu đầu hàng Pháp với Hiệp ước 1862.

– Nhân dân: thành lập các đội dân binh, chủ động đánh Pháp ngay từ đầu với tinh thần kiên quyết và dũng cảm, khi triều Nguyễn bước đầu đầu hàng Pháp, nhân dân vẫn tiếp tục kháng chiến vừa chống Pháp vừa chống triều đình mạnh mẽ hơn trước với nhiều hình thức linh hoạt và sáng tạo.

Chú ý:

Đối với học sinh:

– Hình thức thi: 70% trắc nghiệm, 30% tự luận.

– Nội dung các câu hỏi trắc nghiệm với các mức độ nhận biết, thông hiểu; Nội dung tự luận với các mức độ vận dụng và vận dụng cao. (Cụ thể đã chỉ rõ trong đề cương)

– Khi ôn tập cần căn cứ trên đề cương (đặc biệt là phần trắc nghiệm) kết hợp với vở, SGK, sách bài tập và các sách có câu hỏi trắc nghiệm.

– HS cần ghi nhớ thời gian, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của các sự kiện quan trọng trong lịch sử.

Đối với giáo viên:

– Chủ động ôn tập ít nhất 1 tiết cho HS.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button