Giáo dục

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 8 năm 2020 – 2021

Đề cương ôn thi học kì 2 môn Vật lý lớp 8 năm 2020 – 2021 là tài liệu vô cùng hữu ích, gồm lý thuyết và các dạng bài tập áp dụng, giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều tài liệu ôn thi học kì 2 lớp 8.

Với bộ đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 8 các em học sinh sẽ dễ dàng ôn tập và củng cố kiến thức để chuẩn bị cho kỳ thi học kì II lớp 8 môn Vật lý. Mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

This post: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 8 năm 2020 – 2021

I. Lý thuyết ôn thi học kì 2 môn Vật lí lớp 8

1. Công suất là gì? Viết công thức tính công suất. Nêu rõ tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức ?

– Công suất là công thực hiện trong một đơn vị thời gian. – Công thức tính công suất : P = A : t. Trong đó :

+ A là công thực hiện(J). + t là thời gian thực hiện công (s). + P công suất (W)

2. Cơ năng:

a. Thế năng hấp dẫn là gì? Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào gì? (Thế năng hấp dẫn là cơ năng của vật có được do vị trí của vật so với mặt đất hay do vị trí của vật so với vật khác được chọn làm mốc để tính độ cao. Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào m, h)

b. Động năng là gì? Động năng phụ thuộc vào gì? (Động năng là cơ năng của vật có được do chuyển động. Động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật)

3. Phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. (Định luật bảo toàn cơ năng: Trong quá trình cơ học , động năng và thế năng có thể chuyển hoá lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn).

4. Các chất được cấu tạo như thế nào? (Thuyết động học Ptử)

– Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt rất nhỏ gọi là nguyên tử, phân tử.

– Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

– Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.

– Nhiệt độ càng cao thì các phân tử , nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

5. Định nghĩa nhiệt năng, nhiệt lượng. Nêu ba hình thức truyền nhiệt và các đặc điểm của nó? Nguyên lí truyền nhiệt.

– Nhiệt năng: Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật.

– Nhiệt lượng: là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

– Ba hình thức truyền nhiệt và các đặc điểm của nó:

+ Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của vật hay truyền từ vật này sang vật khác.

Chất rắn dẫn nhiệt tốt, chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém. Dẫn nhiệt không xảy ra trong chân không.

+ Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.

Đối lưu chủ yếu của chất lỏng và chất khí , Đối lưu không xảy ra trong chân không.

+ Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.

Bức xạ nhiệt xảy ra ở mọi môi trường, kể cả ở trong chân không.

– Nguyên lí truyền nhiệt

+ Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

+ Sự truyền nhiệt xảy ra tới khi nhiệt độ của 2 vật bằng nhau.

+ Nhiệt lượng vật này toả ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào.

6. Nhiệt dung riêng: Định nghĩa? Ký hiệu? Đơn vị?

– Nhiệt dung riêng là nhiệt lượng cần cung cấp cho 1kg chất đó để t0 của nó tăng thêm 10C. – Kí hiệu: C. – Đơn vị: J/kgK.

7. Nhiệt lượng vật thu vào (tỏa ra): Phụ thuộc vào những yếu tố nào? Công thức tính nhiệt lượng, nêu rõ tên và đơn vị các đại lượng? Phương trình cân bằng nhiệt?

– Nhiệt lượng vật thu vào phụ thuộc vào: Khối lượng của vật, độ tăng nhiệt độ của vật, chất cấu tạo nên vật.

– Công thức tính nhiệt lượng: Q = mcDt. Trong đó:

+ Q: Nhiệt lượng vật thu vào (J). + m: Khối lượng của vật (kg). + Dt độ tăng nhiệt độ (0C).

-Phương trình cân bằng nhiệt : Qtoả ra = Qthu vào.

II. Trả lời câu hỏi thi học kì 2 Vật lí 8

1. Nói NDR của chì là 130J/kgK, điều đó có ý nghĩa gì ?

*Điều đó có ý nghĩa là để 1kg chì tăng thêm 10C ta cần cung cấp cho nó một nhiệt lượng là 130J.

2. Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ vỡ hơn cốc mỏng ?

– Thủy tinh dẫn nhiệt kém. – Khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh dày, thủy tinh bên trong nóng nở ra, thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng, chưa nở ra. Do thủy tinh bên trong và bên ngoài nở không đều nên cốc bị vỡ.

– Khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh mỏng, thủy tinh bên trong và thủy tinh bên ngoài nở đều nên cốc không vỡ.

3. Tại sao các chất trông có vẻ liền một khối, mặc dù chúng được cấu tạo từ những hạt riêng biệt?

*Vì các hạt riêng biệt cấu tạo nên chất có kích thước vô cùng nhỏ.

4.Vì sao đường tan trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh?

*Vì nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

5. Tại sao về mùa lạnh, khi sờ vào miếng đồng, ta cảm giác lạnh hơn, khi sờ vào miếng gỗ ?

*Nhiệt độ của miếng đồng, gỗ thấp hơn nhiệt độ của cơ thể người. Đồng dẫn nhiệt tốt, khi người sờ vào thì cơ thể người mất nhiều nhiệt nên có cảm giác lạnh. Gỗ dẫn nhiệt kém, khi người sờ vào thì cơ thể người mất ít nhiệt nên ít lạnh hơn.

6. Ở nhiệt độ trong lớp học, các phân tử khí có thể chuyển động với vận tốc khoảng 2000m/s. Tại sao khi mở nút một lọ nước hoa đầu lớp học thì phải sau vài giây ở cuối lớp mới ngửi thấy mùi nước hoa?

*Các phân tử nước hoa không thể đi thẳng từ đầu lớp đến cuối lớp. Trong khi chuyển động, các phân tử nước hoa va chạm vào các phân tử không khí và va chạm lẫn nhau làm cho đường đi của chúng đổi hướng, tạo thành các đường dích dắc gồm vô số các đoạn thẳng ngắn. Các đoạn thẳng này có chiều dài tổng cộng lớn hơn chiều dài lớp học rất nhiều.

III. Bài tập trắc nghiệm Vật lí 8 học kì 2

Câu 1. Có hai động cơ điện dùng để đưa gạch lên cao. Động cơ thứ nhất kéo được 10 viên gạch, mỗi viên nặng 20N lên cao 4m. Động cơ thứ hai kéo được 20 viên gạch, mỗi viên nặng 10N lên cao 8m. Nếu gọi công của động cơ thứ nhất là A1, của động cơ thứ hai là A2, thì biểu thức nào dưới đây là đúng?

a. A1= A2.

b. A1= 2A2.

c. A2 = 4A1.

d. A2 = 2A1.

Câu 2. Máy xúc thứ nhất thực hiện công lớn gấp 2 lần trong thời gian lớn gấp 4 lần so với máy xúc thứ hai. Nếu gọi P1, P2là công suất của máy thứ nhất, của máy thứ hai, thì biểu thức nào dưới đây là đúng?

a. P1= P2.

b. P1 = 2P2.

c. P2 = 4P1.

d. P2 = 2P1.

Câu 3. Trộn lẫn 1 lượng rượu có thể tích V1và khối lượng m1vào một lượng nước có thể tích V2 và khối lượng m2 . Kết luận nào sau đây là đúng ?

a. Khối lượng hỗn hợp (rượu + nước ) là m < m1 + m2 .

b. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước ) là V = V1 + V2.

c. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước ) là V< V1+ V2.

d. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước ) là V > V1 + V2 .

Câu 4. Bỏ một đồng xu vào ly nước đá thì nhiệt năng của đồng xu và của nước trong cốc thay đổi như thế nào?

a. Nhiệt năng của đồng xu tăng, của nước trong cốc giảm.

b. Nhiệt năng của đồng xu giảm, của nước trong cốc tăng.

c. Nhiệt năng của đồng xu và của nước trong cốc giảm.

d. Nhiệt năng của đồng xu và của nước trong cốc tăng.

Câu 5. Quan sát trường hợp quả bóng rơi chạm mặt đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên, thế năng và động năng của nó thay đổi thế nào? Hãy chọn câu đúng .

a. Động năng tăng, thế năng giảm.

b. Động năng và thế năng đều tăng.

c. Động năng và thế năng đều giảm.

d. Động năng giảm, thế năng tăng.

Câu 6. Nhiệt năng từ bếp lò đến người đứng gần bếp chủ yếu bằng hình thức ?

a. Dẫn nhiệt.

b. Đối lưu.

c. Bức xạ nhiệt.

d. Bức xạ nhiệt và đối lưu.

Câu 7. Trong các sự truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt ?

a. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn điện đang sáng ra không gian bên trong bóng đèn.

b. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.

c. Sự truyền nhiệt từ mặt trời xuống trái đất .

d. Sự truyền nhiệt từ bếp lò tới người đứng gần bếp .

Câu 8. Vì sao người ta thường dùng chất liệu sứ để làm bát ăn cơm?

a.Vì sứ rẻ tiền.

b. Vì sứ dẫn nhiệt không tốt.

c. Vì sứ làm cơm ngon hơn.

d. Vì sứ dẫn nhiệt tốt.

Câu 9. Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động hỗn độn không ngừng nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên .

a. Khối lượng của vật.

b. Trọng lượng của vật.

c. Cả Khối lượng và trọng lượng của vật.

d. Nhiệt độ của vật .

Câu 10. Tại sao muốn nung nóng chất khí hoặc chất lỏng ta phải đun từ phía dưới. Câu trả lời nào sau đây là sai:

a. Về mặt kĩ thuật không thể đun ở phía trên .

b. Đun từ phía dưới để tăng cường sự bức xạ nhiệt .

c. Sự truyền nhiệt không thể thực hiện từ phía trên xuống phía dưới .

d. Các câu trả lời trên đều sai .

Câu 11. Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng :

a. Viên đạn đang bay.

b. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất.

c. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất.

d. Hòn bi lăn trên mặt đất.

Câu 12. Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt nhưng để lâu ngày vẫn bị xẹp ?

a. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài.

b. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại .

c. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại .

d. Vì giữa các PT của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử khí có thể thoát ra ngoài.

Câu 13. Những vật có khả năng hấp thụ bức xạ nhiệt tốt là những vật:

a. Có bề mặt sần sùi, sẫm màu.

b. Có bề mặt nhẵn, sẫm màu.

c. Có bề mặt sần sùi, sáng màu.

d. Có bề mặt nhẵn, sáng màu.

Câu 14. Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào ?

a. Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn .

b. Từ vật có nhiệt độ lớn hơn sang vật có nhiệt độ nhỏ hơn .

c. Từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn .

d. Cả ba câu trả lời trên đều đúng .

………..

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button