Giáo dục

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2020 – 2021

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2020 – 2021 tóm tắt toàn bộ các dạng bài tập Sinh học trọng tâm, các dạng đề thi mẫu chọn lọc dành cho các em học sinh lớp 8 tham khảo.

Thông qua Đề cương ôn tập Sinh học 8 học kì 2 giúp các em ôn tập tật vững kiến thức để đạt kết quả cao trong kì thi học kì 2 sắp tới. Bên cạnh đó các em tham khảo thêm đề thi học kì 2 lớp 8 môn Sinh học. Vậy sau đây là nội dung chi tiết đề cương Sinh học 8, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

This post: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2020 – 2021

Bài tập ôn thi học kì 2 môn Sinh học lớp 8

Câu 1: Vai trò của bài tiết? Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào?

– Bài tiết là quá trình lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào thải ra, một số chất thải đưa vào cơ thể quá liều lượng để duy trì tính ổn định của môi trường trong, làm cho cơ thể không bị nhiễm độc, đảm bảo các hoạt động diễn ra bình thường.

– Cơ quan bài tiết gồm: phổi, da, thận (thận là cơ quan bài tiết chủ yếu). Còn sản phẩm của bài tiết là CO 2; mồ hôi; nước tiểu.

– Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.

– Thận là quan trọng nhất vì: Thận gồm 2 triệu đơn vị thận có chức năng lọc máu và hình thành nước tiểu. Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận (thực chất là 1 búi mao mạch), nang cầu thận (thực chất là hai cái túi gồm 2 lớp bào quanh cầu thận) và ống thận.

Câu 2: Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận ? Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì ?

– Sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình:

+ Quá trình lọc máu ở cầu thận: Kết quả tạo ra nước tiểu đầu trong nang cầu thận.

+ Quá trình hấp thụ lại ở ống thận: nước tiểu đầu được hấp thụ lại nước và các chất cần thiết (chất dinh dưỡng, các ion cần cho cơ thể…).

+ Quá trình bài tiết tiếp (ở ống thận): Hấp thụ chất cần thiết, bài tiết tiếp chất thừa, chất thải tạo thành nước tiểu chính thức.

– Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là quá trình lọc máu và thải bỏ các chất cặn bã, các chất độc, các chất thừa ra khỏi cơ thể để duy trì ổn định môi trường bên trong.

Câu 3: Em hãy nêu các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh tác nhân có hại?

– Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu: Hạn chế tác hại của vi sinh vật gây bệnh.

– Không ăn quá nhiều protein, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi: Tránh cho thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi.

– Không ăn thức ăn thừa, ôi, thiu và nhiễm chất độc hại: Hạn chế tác hại của các chất độc.

– Uống đủ nước: Tạo điều kiện cho quá trình lọc máu được thuận lợi.

– Đi tiểu đúng lúc, không nên nhịn lâu: Hạn chế khả năng tạo sỏi.

Câu 4 : Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của da ?

– Da cấu tạo gồm 3 lớp:

+ Lớp biểu bì gồm tầng sừng và tầng tế bào sống.

+ Lớp bì gồm sợi mô liên kết và các cơ quan.

+ Lớp mớ dưới da gồm các tế bào mỡ.

Chức năng của da:

– Bảo vệ cơ thể: chống các yếu tố gây hại của môi trường như: sự va đập, sự xâm nhập của vi khuẩn, chống thấm nước thoát nước. Đó là do đặc điểm cấu tạo từ các sợi của mô liên kết, lớp mỡ dưới da và tuyến nhờn. Chất nhờn do tuyến nhờn tiết ra còn có tác dụng diệt khuẩn. Sắc tố da góp phần chống tác hại của tia tử ngoại.

– Điều hoà thân nhiệt: nhờ sự co dãn của mao mạch dưới da, tuyến mồ hôi, cơ co chân lông, lớp mỡ dưới da chống mất nhiệt.

– Nhận biết kích thích của môi trường: nhờ các cơ quan thụ cảm.

– Tham gia hoạt động bài tiết qua tuyến mồ hôi.

– Da còn là sản phẩm tạo nên vẻ đẹp của con người.

Câu 5: Trình bày các bộ phận của hệ thần kinh và thành phần cấu tạo của chúng ?

a. Dựa vào cấu tạo hệ thần kinh gồm:

+ Bộ phận trung ương gồm não và tủy sống.

+ Bộ phận ngoại biên gồm dây thần kinh và các hạch thần kinh. Dây thần kinh: dây hướng tâm, li tâm, dây pha.

b. Dựa vào chức năng, hệ thần kinh được chia thành:

+ Hệ thần kinh vận động (cơ xương) điều khiển sự hoạt động của cơ vân (là hoạt động có ý thức).

+ Hệ thần kinh sinh dưỡng: điều hoà hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản (là hoạt động không có ý thức).

Câu 6: Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của tuỷ sống ?

a. Cấu tạo ngoài:

– Tủy sống nằm trong cột sống từ đốt cổ thức I đến thắt lưng II, dài 50 cm, hình trụ, có 2 phần phình (cổ và thắt lưng), màu trắng, mềm.

– Tuỷ sống bọc trong 3 lớp màng: màng cứng, màng nhện, màng nuôi. Các màng này có tác dụng bảo vệ, nuôi dưỡng tủy sống.

b. Cấu tạo trong:

– Chất xám nằm trong, hình chữ H (do thân, sợi nhánh nơron tạo nên) là căn cứ (trung khu) của các PXKĐK.

– Chất trắng ở ngoài (gồm các sợi trục có myelin) là các đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tuỷ sống với nhau và với não bộ.

Câu 7: Cấu tạo dây thần kinh tủy?

– Có 31 đôi dây thần kinh tuỷ.

– Mỗi dây thần kinh tủy được nối với tuỷ sống gồm 2 rễ:

+ Rễ trước (rễ vận động) gồm các bó sợi li tâm.: dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng

+ Rễ sau (rễ cảm giác) gồm các bó sợi hướng tâm.dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương

– Các rễ tuỷ đi ra khỏi lỗ gian đốt sống nhập lại thành dây thần kinh tuỷ.

=> Dây thần kinh tuỷ là dây pha: dẫn truyền xung thần kinh theo 2 chiều.

Câu 8: Cấu tạo và chức năng trụ não, não trung gian và tiểu não

Trụ não

Não trung gian

Tiểu não

Cấu tạo

Gồm: hành não, cầu não và não trung gian

– Chất trắng bao ngoài

– Chất xám là các nhân xám

Gồm đồi thị và dưới đồi thị

– Đồi thị và các nhân xám vùng dưới đồi là chất xám.

– Vỏ chất xám nằm ngoài

– Chất trắng là các đường dẫn truyền liên hệ giữa tiểu não với các phần khác của hệ thần kinh.

Chức năng

Điều khiển hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng: tuần hoàn, tiêu hoá, hô hấp.

Điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hoà thân nhiệt

Điều hoà và phối hợp các hoạt động phức tạp.

Câu 9: Mô tả cấu tạo của đại não ?

– Ở người, đại não là phần phát triển nhất.

+ Cấu tạo ngoài:

– Rãnh liên bán cầu chia đại não thành 2 nửa bán cầu não.

– Các rãnh sâu chia bán cầu não làm 4 thuỳ (thuỳ trán, đỉnh, chẩm và thái dương)

– Các khe và rãnh (nếp gấp) nhiều tạo khúc cuộn, làm tăng diện tích bề mặt não.

+ Cấu tạo trong:

– Chất xám (ở ngoài) làm thành vỏ não, dày 2 -3 mm gồm 6 lớp.

– Chất trắng (ở trong) là các đường thần kinh nối các phần của vỏ não với các phần khác của hệ thần kinh. Hầu hết các đường này bắt chéo ở hành tuỷ hoặc tủy sống. Trong chất trắng còn có các nhân nền.

Câu 10: Sự phân vùng chức năng của đại não

Vỏ đại não là trung ương thần kinh của các phản xạ có điều kiện.

– Vỏ não có nhiều vùng, mỗi vùng có tên gọi và chức năng riêng.

– Các vùng có ở người và động vật: vùng cảm giác, vùng vận động, vùng thị giác, vùng thính giác…

– Vùng chức năng chỉ có ở người: vùng vận động ngôn ngữ, vùng hiểu tiếng nói, vùng hiểu chữ viết…

Câu 11: Trình bày sự giống nhau và khác nhau về mặt cấu trúc và chức năng giữa hai phân hệ giao cảm và đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng ?

Đặc điểm so sánh

Phân hệ giao cảm

Phân hệ đối giao cảm

Giống nhau

Chức năng

Điều hoà hoạt động của các cơ quan nội tạng.

Khác nhau

Chức năng:

Cấu tạo:

Trung ương:

Ngoại biên gồm:

– Hạch thần kinh

– Nơron trước hạch

– Nơ ron sau hạch

– Chức năng đối lập với phân hệ đối giao cảm

– Các nhân xám nằm ở sừng bên tuỷ sống( từ đốt tuỷ ngực I đến đốt tuỷ thắt lưng III)

– Chuỗi hạch nằm gần cột sống xa cơ quan phụ trách.

– Sợi trục ngắn

– Sợi trục dài

– Chức năng đối lập với phân hệ giao cảm

– Các nhân xám nằm ở trụ não và đoạn cùng tuỷ sống.

– Hạch nằm gần cơ quan phụ trách

– Sợi trục dài

– Sợi trục ngắn

Câu 12: Mô tả cấu tạo cầu mắt và màng lưới ?

Cấu tạo của cầu mắt : Gồm 3 lớp : Màng cứng(phía trươs là màng giác), màng mạch( có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen) và màng lưới( chứa tế bào thụ cảm thị giác gồm tế bài nón và tế bào que). Môi trường trong suốt: Thủy dịch, thể thủy tinh, dịch thủy tinh.

Cấu tạo của màng lưới

– Màng lưới gồm:

+ Các tế bào nón: tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc.

+ Tế bào que: tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu.

+ Điểm vàng (trên trục mắt) là nơi tập trung các tế bào nón, mỗi tế bào nón liên hệ với tế bào thần kinh thị giác qua 1 tế bào 2 cực giúp ta tiếp nhận hình ảnh của vật rõ nhất.

+ Điểm mù: không có tế bào thụ cảm thị giác nên nếu ảnh của vật rơi vào đó sẽ không nhìn thấy gì?

Câu 13: Nêu các tật của mắt ? Nguyên nhân và cách khắc phục ? Biện pháp bảo vệ mắt?

Các tật của mắt

Nguyên nhân

Cách khắc phục

Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần

– Bẩm sinh: Cầu mắt dài

– Do không giữ đúng khoảng cách khi đọc sách (đọc gần) => thể thuỷ tinh quá phồng.

– Đeo kính mặt lõm (kính cận).

– Giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường.

Viễn thị là tật mắt chỉ có khả năng nhìn xa

– Bẩm sinh: Cầu mắt ngắn.

– Do thể thuỷ tinh bị lão hoá (người già) => không phồng được.

– Đeo kính mặt lồi (kính viễn).

Biện pháp bảo vệ mắt:

+ Giữ mắt sạch sẽ: rửa mắt bằng nước muối loãng, nhỏ thuốc mắt.

+ Ăn uống đủ Vitamin.

+ Khi ra đường nên đeo kính.

+ Đọc sách đúng tư thế

Câu 14: Tai có cấu tạo như thế nào ?

– Cấu tạo của tai.

  • Tai ngoài:

+ Vành tai: hứng sang âm.

+ Ống tai: hướng sóng âm.

+ Màng nhĩ: Khuếch đại âm.

  • Tai giữa:

+ Chuỗi xương tai: Truyền sóng âm.

+ Vòi nhĩ: Cân bằng áp suất 2 bên màng nhĩ.

  • Tai trong:

+ Bộ phận tiền đình: Thu nhận thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian.

+ Ốc tai: Thu nhận kích thích sóng âm. Cấu tạo ốc tai: ốc tai xoắn 2 vòng rưỡi gồm: ốc tai xương (ở ngoài), ốc tai màng (ở trong), màng tìên đình (ở trên), màng cơ sở (ở dưới)

-Có cơ quan coóc ti chứa các tế bào thụ cảm thính giác.

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 8

PHÒNG GD&ĐT …

THCS …

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
Môn: SINH HỌC 8

(Thời gian làm bài: 45 phút)

Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau:

Câu 1. Sự tạo thành nước tiểu đầu diễn ra ở :

A.Cầu thận.
B. Bể thận
C. Nang cầu thận
D. Ống thận.

Câu 2. Việc tránh thai giúp các cặp vợ chồng:

A. Sinh đẻ chủ động, thực hiện kế hoạch hóa gia đình
B. Bảo vệ sức khỏe bà mẹ
C. Hạn chế các bệnh lây lan qua đường tình dục
D. Hạn chế gia tăng dân số, bảo vệ môi trường

Câu 3. Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu là:

A.Thận.
B. Ống đái.
C. Ống dẫn nước tiểu.
D. Bóng đái.

Câu 4. Nơi chứa và nuôi dưỡng tinh trùng là:

A. Túi tinh
B. Ống dẫn tinh
C. Mào tinh
D. Tinh hoàn

Câu 5. Đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh là:

A. Nơron.
B. Dây thần kinh.
C. Trung ương thần kinh.
D. Sợi trục.

Câu 6. Tuyến nội tiết giữ vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác là:

A.Tuyến cận giáp.
B. Tuyến yên.
C. Tuyến giáp.
D. Tuyến trên thận.

Câu 7. Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan:

A.Thận, ống thận, bóng đái.
B. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
C. Thận, bóng đái, ống đái.
D. Thận, cầu thận, bóng đái.

Câu 8. Phản xạ không điều kiện có đặc điểm:

A. Số lượng không hạn định.
B. Được hình thành trong đời sống cá thể.
C. Sinh ra đã có, không cần phải học tập.
D. Dễ mất đi khi không được củng cố.

Câu 9. Tác động của hoocmôn tới cơ quan đích có đặc điểm:

A. Chậm nhưng kéo dài.
B. Nhanh không kéo dài.
C. Chậm không kéo dài.
D. Nhanh nhưng kéo dài.

Câu 10. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cận thị ở lứa tuổi học sinh là:

A. Do cầu mắt dài bẩm sinh nên không có khả năng dãn.
B. Do một loại virut có trong dử mắt gây ra.
C. Do thói quen dùng chung khăn, chậu rửa mặt.
D. Do không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường.

Câu 11. Tuyến trên thận có chức năng:

A. Tham gia điều hoà canxi và phôtpho trong máu.
B. Tiết hoocmôn sinh dục.
C. Tiết dịch tiêu hoá và tiết hoocmôn.
D. Điều hoà đường huyết, muối natri trong máu.

Câu 12. Thời gian tồn tại của tinh trùng trong cơ quan sinh dục nữ là:

A. 5-7 ngày
B. 2-3 ngày
C. 3-4 ngày
D. 1 ngày

Câu 13. Đâu không phải là thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu ?

A. Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay
B. Uống đủ nước
C. Không ăn quá nhiều prôtêin
D. Ăn mặn

Câu 14. Bộ phận trung ương của cơ quan phân tích thính giác nằm ở:

A. Thùy thái dương.
B. Thùy trán.
C. Thùy chẩm.
D. Thùy đỉnh.

Câu 15. Cấu trúc nào của tai có chứa các tế bào thụ cảm thính giác?

A. Màng nhĩ.
B. Màng tiền đình.
C. Chuỗi xương tai.
D. Cơ quan coocti.

Câu 16. Bản chất giấc ngủ là:

A. Quá trình thu nhận thông tin của vỏ não.
B. Quá trình ức chế của vỏ não.
C. Quá trình kích thích của vỏ não.
D. Quá trình hoạt động cục bộ của vỏ não.

Câu 17. Trung khu phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể là:

A. Trụ não.
B. Não trung gian.
C. Tiểu não.
D. Đại não.

Câu 18. Khi nói về tật viễn thị, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Người bị viễn thị không có khả năng nhìn rõ các vật ở xa.
B. Người bị viễn thị có thể do cầu mắt dài bẩm sinh.
C. Người bị viễn thị phải đeo kính có mặt lồi ( kính hội tụ).
D. Thói quen đọc sách quá gần có thể dẫn đến tật viễn thị.

Câu 19. Điều khiển trao đổi chất và điều hoà thân nhiệt là chức năng của:

A. Đại não.
B. Não trung gian.
C. Tiểu não.
D. Não giữa.

Câu 20. Dấu hiệu quan trọng nhất ở tuổi dậy thì của nữ là:

A. Da trở nên mịn màng.
B. Thay đổi giọng nói.
C. Hành kinh.
D. Xuất hiện mụn trứng cá.

Câu 21. Bộ phận cấu tạo của da có chức năng tiếp nhận kích thích là:

A. Cơ co chân lông
B. Tầng sừng
C. Dây thần kinh
D. Thụ quan

Câu 22. Màng nhĩ là giới hạn giữa:

A. Không khí và tai ngoài.
B. Tai ngoài và tai trong.
C. Tai giữa và tai trong.
D. Tai ngoài và tai giữa.

Câu 23. Điều nào sau đây không phải là nguyên tắc tránh thai:

A. Ngăn trứng chín và rụng
B. Hạn chế gia tăng dân số
C. Chống sự làm tổ của trứng đã được thụ tinh
D. Tránh không để tinh trùng gặp trứng

Câu 24. Trong quá trình mang thai, lớp niêm mạc tử cung được duy trì nhờ hoocmôn:

A. Ơstrogen
B. Testôstê rôn
C. Tirôxin
D. Prôgestêrôn

Câu 25. Hoocmôn tirôxin có vai trò quan trọng trong:

A. Trao đổi chất và chuyển hoá các chất.
B. Hấp thụ và vận chuyển các chất.
C. Trao đổi chất và điều hoà thân nhiệt.
D. Hấp thụ các chất và chuyển hoá.

Câu 26. Thời gian tắm nắng phù hợp nhất để da có thể tổng hợp ra vitamin D là:

A. Từ 8-9 giờ ánh sáng vừa phải
B. Buổi trưa ánh sáng mạnh
C. Lúc đói cơ thể mệt mỏi.
D. Tắm sau 1h lúc vẫn còn nắng rát

Câu 27. Ở người, trụ não có chức năng chủ yếu là gì ?

A. Điều khiển các hoạt động có ý thức của con người.
B. Điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan, đặc biệt là hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa.
C. Là trung ương điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt.
D. Điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giúp giữ thăng bằng cơ thể.

Câu 28. Trong khẩu phần ăn thường xuyên thiếu loại vitamin nào sau đây có thể mắc “bệnh quáng gà”?

A. Vitamin B
B. Vitamin A
C. Vitamin D
D. Vitamin C

Câu 29. Những vùng chức năng nào dưới đây chỉ có ở đại não của người?

A. Vùng thính giác, vùng thị giác, vùng hiểu chữ viết.
B. Vùng cảm giác, vùng thính giác, vùng thị giác.
C. Vùng vận động ngôn ngữ, vùng hiểu tiếng nói và chữ viết.
D. Vùng cảm giác, vùng vận động, vùng hiểu tiếng nói.

Câu 30. Nội dung nào dưới đây không phải là tính chất của phản xạ có điều kiện?

A. Số lượng không hạn định.
B. Mang tính cá thể.
C. Sinh ra đã có sẵn.
D. Dễ mất đi khi không củng cố.

Câu 31. Hoocmon đóng vai trò chuyển hoá glicôgen thành glucôzơ là:

A. Insulin.
B. Canxitônin.
C. Glucagôn.
D. Tirôxin.

Câu 32. Các cơ quan bài tiết của cơ thể gồm:

A. Phổi và hệ bài tiết nước tiểu.
B. Hệ bài tiết nước tiểu và tuyến mồ hôi.
C. Hệ bài tiết nước tiểu và da.
D. Phổi, thận và da.

Câu 33. Dây thần kinh tủy là:

A. Dây vận động.
B. Dây pha.
C. Dây trung gian.
D. Dây cảm giác.

Câu 34. Hậu quả khi mang thai và sinh con khi người mẹ ở tuổi vị thành niên là:

A. Ảnh hưởng đến học tập, công tác sau này
B. Con sinh ra thường nhẹ cân, tỉ lệ tử vong cao
C. Tỉ lệ sảy thai, đẻ con non cao do tử cung chưa phát triển hoàn thiện
D. Cả A,B,C đều đúng

Câu 35. Vitamin được tổng hợp ở da dưới ánh nắng mặt trời là:

A. Vitamin D
B. Vitamin C
C. Vitamin A
D. Vitamin B

Câu 36. Một người bị tê liệt phần bên trái cơ thể do hậu quả của tai nạn giao thông làm tổn thương đại não. Phần nào của đại não đã bị tổn thương ?

A. Phần đại não bên phải
B. Phần đại não bên trái
C. Cả 2 phần đại não bên trái và bên phải
D. Không phần nào bị tổn thương

Câu 37. Khẩu phần là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể:

A. Trong các bữa phụ
B. Trong một ngày.
C. Trong bữa trưa.
D. Trong bữa sáng

Câu 38. Phản xạ nào là phản xạ không có điều kiện?

A. Chảy nước miếng khi nhìn thấy quả sấu
B. Toát mồ hôi khi đi nắng
C. Bỏ chạy khi nhìn thấy rắn
D. Run lập cập khi giáo viên gọi lên bảng khảo bài

Câu 39. Thụ tinh là sự kết hợp giữa:

A. Tinh hoàn và buồng trứng
B. Tinh hoàn và trứng
C. Trứng và tinh trùng để tạo thành hợp tử
D. Tinh trùng và buồng trứng

Câu 40. Để tránh lây bệnh qua đường tình dục cần:

A. Không sử dụng chung bơm kim tiêm
B. Thường xuyên đến bác sĩ chuyên khoa để khám
C. Cần sử dụng thuốc tránh thai
D. Thực hiện tình dục an toàn, tránh quan hệ với người bị bệnh

………………

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button