Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 gồm các dạng bài tập trọng tâm, những đề mẫu giúp các em học sinh lớp 9 ôn tập thật tốt cho kỳ thi học kì 2 sắp diễn ra.
Đây cũng là tài liệu hữu ích cho thầy cô khi ra đề cho học sinh của mình. Ngoài ra các bạn tham khảo thêm bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9. Chúc các bạn học tốt.
This post: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2020 – 2021
A. Nội dung ôn thi học kì 2 lớp 9 môn Ngữ văn
I. Phần văn bản.
1. Văn bản nghị luận hiện đại:
– Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm
– Tiếng nói văn nghệ – Nguyễn Đình Thi
– Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – Vũ Khoan
2. Văn học hiện đại Việt Nam:
a. Thơ hiện đại:
– Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải
– Viếng Lăng Bác – Viễn Phương
– Sang thu – Hữu Thỉnh
– Con cò – Chế Lan Viên
– Nói với con – Y Phương
b. Truyện hiện đại:
– Bến quê – Nguyễn Minh Châu
– Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê
II. PHẦN TIẾNG VIỆT:
1. Khởi ngữ
2. Các thành phần biệt lập
3. Liên kết câu và liên kết đoạn văn
4. Nghĩa tường minh và hàm ý
III. PHẦN TẬP LÀM VĂN:
– Nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống.
– Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
– Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
– Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
B. Hướng dẫn ôn tập thi học kì 2 lớp 9 môn Văn
I. Phần văn bản.
* Lập bảng thống kê theo mẫu.
STT |
Tên VB |
Tác giả |
Thể loại |
Nội dung |
Nghệ thuật |
Ý nghĩa |
1 |
Mùa xuân nho nhỏ |
Thanh Hải |
– Thơ 5 chữ |
– Vẻ đẹp trong trẻo, đầy sức sống của thiên nhiên đất trời mùa xuân và cảm xúc say sưa, ngây ngất của nhà thơ. – Vẻ đẹp và sức sống của đất nước qua mấy nghìn năm lịch sử. – Khát vọng, mong ước đc sống có ý nghĩa, đc cấu hiến cho đất nước, cho cuộc đời của tác giả. |
– Bt có giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào, phù hợp với nd cảm xúc của bài. – Viết theo thể thơ 8 chữ có đôi chỗ biến thể, cách gieo vần và nhịp điệu thơ linh hoạt. – S/tạo trong việc XD h/ả thơ, kết hợp cả h/ả thực, h/ả ẩn dụ, biểu tượng có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm cao. – Lựa chọn ngôn ngữ biểu cảm, sử dụng các ẩn dụ, điệp từ có hiệu quả nghệ thuật. |
– Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng đc cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời |
2 |
Viếng lăng Bác |
Viễn Phương |
Thể thơ tám chữ |
– Tâm trạng vô cùng xúc động của một người con từ chiến trường miền Nam được ra viếng Bác. – Tấm lòng thành kính thiêng liêng trước công lao vĩ đại và tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Người. – Nỗi đau xót tột cùng của nhân dân ta nói chung, của tác giả nói riêng khi Bác không còn nữa – Tâm trạng lưu luyến và mong muốn được mãi bên Bác |
– Giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào, phù hợp vời nội dung cảm xúc bài thơ. – Thể thơ 8 chữ có đôi chỗ biến thể, cách gieo vần và nhịp điệu thơ linh hoạt. – Sáng tạo trong việc xây dựng h/ả thơ… – Lựa chọn ngôn ngữ biểu cảm, sử dụng các ẩn dụ, điệp từ có hiệu quả nghệ thuật. |
Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính,biết ơn sâu sắc của tác giả khi vào lăng viếng Bác. |
3 |
Sang Thu |
Hữu Thỉnh |
Thơ năm chữ |
– Bài thơ thể hiện cảm nhận tinh tế và tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ khi chợt nhận ra những tín hiệu báo thu sang. – Những suy ngẫm sâu sắc mang tính triết lí về con người và cuộc đời của t/giả lúc sang thu làm nên đặc điểm của cái tôi trữ tình sâu sắc trong bài thơ. |
– Khắc hoạ h/ả thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ – thu ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ. – S/tạo trong việc sử dụng từ ngữ, dùng phép nhân hoá, phép ẩn dụ. |
Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa. |
4 |
Nói với con |
Y Phương |
Thơ năm chữ |
– Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người (con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương). – Những đức tính cao đẹp mang tính truyền thống có sức sống mạnh mẽ và bền bỉ và mong muốn con mình hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy của người cha. |
– Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình, tha thiết, trìu mến. – Xây dựng những hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ. – Có bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên. |
Bài thơ thể hiện tình yêu thương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái; tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước |
5 |
Những ngôi sao xa xôi |
Lê Minh Khuê |
Truyện ngắn |
– Hoàn cảnh sống, chiến đấu của ba cô gái TNXP. – N/v Phương Định: Duyên dáng, trẻ trung, lãng mạn, dũng cảm… – Hiện thực chiến tranh khốc liệt trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước ở một trọng điểm giao thông. – Vẻ đẹp của các nhân vật tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng CMVN trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. |
– Sử dụng ngôi thứ nhất, lựa chọn người kể chuyện đồng thời là nhân vật trong truyện. – Miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật. – Có lời trần thuật, lời đối thoại tự nhiên. |
Truyện ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái thanh niên xung phong trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt. |
II. Phần Tiếng Việt.
1. Khởi ngữ
? Nêu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ ? Cho ví dụ.
– Đặc điểm của khởi ngữ:
+ Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
+ Trước khởi ngữ thường có thêm các từ: về, đối với.
– Công dụng: Nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
– Ví dụ: – Làm bài tập thì tôi đã làm rồi.
– Hăng hái học tập, đó là đức tính tốt của người học sinh.
2. Các thành phần biệt lập
? Thế nào là thành phần biệt lập ? Kể tên các thành phần biệt lập ? Cho ví dụ.
– Thành phần biệt lập là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu.
2.1.Thành phần tình thái là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
VD: – Cháu mời bác vào trong nhà uống nước ạ !
– Chắc chắn ngày mai trời sẽ nắng.
2.2.Thành phần cảm thán là thành phần được dùng để bộc lộ thái độ, tình cảm, tâm lí của người nói (vui, mừng, buồn, giận…); có sử dụng những từ ngữ như: chao ôi, a , ơi, trời ơi…. Thành phần cảm thán có thể được tách thành một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt.
VD: + Ôi ! hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa vẫn thẳng hàng (Viễn Phương)
+ Trời ơi, lại sắp mưa to nữa rồi!
2.3.Thành phần gọi – đáp là thành phần biệt lập được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp; có sử dụng những từ dùng để gọi – đáp.
VD: + Vâng, con sẽ nghe theo lời của mẹ.
+ Này, rồi cũng phải nuôi lấy con lợn…mà ăn mừng đấy ! (Kim Lân)
2.4.Thành phần phụ chú là thành phần biệt lập được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu; thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa hai dấu gạch ngang với dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú cũng được đặt sau dấu ngoặc chấm.
VD: + Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm ( Nam Cao)
+ Vũ Thị Thiêt, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp.
3. Các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn
?Yêu cầu của việc liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu, đoạn văn ?
Câu văn, đoạn văn trong văn bản phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức:
– Liên kết nội dung: các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu văn phải phục vụ chủ đề chung của đoạn (liên kết chủ đề); các đoạn văn, câu văn phải được xắp xếp theo trình tự hợp lí (liên kết logic).
– Liên kết về hình thức: các câu văn, đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính là phép lặp, phép đồng nghĩa, trái nghĩa, phép liên tưởng, phép thế, phép nối.
? Các phép liên kết câu và đoạn văn ? Cho ví dụ ?
3.1. Phép lặp từ ngữ: là cách lặp lại ở câu đứng sau những từ đã có ở câu trước.
VD: Tôi nghĩ đến những niềm hi vọng, bỗng nhiên hoảng sợ. Khi Nhuận Thổ xin chiếc lư hương và đôi đèn nến, tôi cười thầm, cho rằng anh ta lúc nào cũng không quên sùng bái tượng gỗ. (Lỗ Tấn). ( Lặp từ tôi)
…………….
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục