Cùng Mầm Non Ánh Dương tìm hiểu Đáp án cuộc thi Tìm hiểu quy định pháp luật về Bình đẳng giới 2022
Đáp án cuộc thi Tìm hiểu quy định pháp luật về Bình đẳng giới 2022 giúp các bạn tham khảo để nhanh chóng trả lời các câu hỏi của cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về Bình đẳng giới của Hà Nội và Cần Thơ.
This post: Đáp án cuộc thi Tìm hiểu quy định pháp luật về Bình đẳng giới 2022
Cuộc thi “Tìm hiểu quy định pháp luật về Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động” năm 2022 do Hội liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hà Nội phát động, diễn ra trong 3 tuần từ ngày 18/4 – 18/5/2022. Cuộc thi giúp các bạn hiểu rõ hơn chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước về Bình đẳng giới. Mời các bạn cùng theo dõi gợi ý đáp án trong bài viết:
Lưu ý: Đáp án cuộc thi chỉ mang tính chất tham khảo
Đáp án cuộc thi tìm hiểu pháp luật về bình đẳng giới trực tuyến Cần Thơ
Câu 1: Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới được quy định như thế nào?
a. Người nào có hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
b. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
c. Cả a và b.
Câu 2: Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm những hành vi nào sau đây?
a. Cản trở việc nam hoặc nữ tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp vì định kiến giới; Không thực hiện hoặc cản trở việc bổ nhiệm nam, nữ vào cương vị quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới.
b. Đặt ra và thực hiện quy định có sự phân biệt đối xử về giới trong các hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc trong quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.
c. Cả a và b.
Câu 3: Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình bao gồm những hành vi nào sau đây?
a. Cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính; Không cho phép hoặc cản trở thành viên trong gia đình tham gia ý kiến vào việc sử dụng tài sản chung của gia đình, thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì định kiến giới.
b. Đối xử bất bình đẳng với các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính; Hạn chế việc đi học hoặc ép buộc thành viên trong gia đình bỏ học vì lý do giới tính; Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, thực hiện biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm của thành viên thuộc một giới nhất định.
c. Cả a và b.
Câu 4: Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ bao gồm những hành vi nào sau đây?
a. Cản trở nam, nữ tham gia hoạt động khoa học, công nghệ; Từ chối việc tham gia của một giới trong các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ.
b. Cản trở nam, nữ tham gia hoạt động khoa học, công nghệ.
c. Từ chối việc tham gia của một giới trong các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ.
Câu 5: Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo được quy định như thế nào?
a. Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng; bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo; bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
b. Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
c. Cả a và b.
Câu 6: Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế được quy định như thế nào?
a. Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp; bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.
b. Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp.
c. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.
Câu 7: Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế được quy định như thế nào?
a. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khoẻ sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế; bình đẳng trong lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp an toàn tình dục, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
b. Phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa, là đồng bào dân tộc thiểu số, trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi sinh con đúng chính sách dân số được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
c. Cả a và b.
Câu 8: Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm những hành vi nào sau đây?
a. Áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao động nữ đối với cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực hiện như nhau, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động, sa thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ.
b. Phân công công việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến chênh lệch về thu nhập hoặc áp dụng mức trả lương khác nhau cho những người lao động có cùng trình độ, năng lực vì lý do giới tính; Không thực hiện các quy định của pháp luật lao động quy định riêng đối với lao động nữ.
c. Cả a và b.
Câu 9: Phân biệt đối xử về giới là gì?
a. Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
b. Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống gia đình.
c. Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
Chọn đáp án nào cũng đúng
Câu 10: Giới là gì?
a. Giới chỉ đặc điểm của nam và nữ.
b. Giới chỉ đặc điểm, vị trí của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.
c. Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.
Câu 11: Bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao được quy định như thế nào?
a. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao; bình đẳng trong hưởng thụ văn hoá, tiếp cận và sử dụng các nguồn thông tin.
b. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao.
c. Nam, nữ bình đẳng trong hưởng thụ văn hoá, tiếp cận và sử dụng các nguồn thông tin.
Câu 12: Gia đình có những trách nhiệm gì trong thực hiện bình đẳng giới?
a. Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới; giáo dục các thành viên có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình.
b. Chăm sóc sức khoẻ sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an toàn; đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác.
c. Cả a và b.
Câu 13: Bình đẳng giới trong gia đình được quy định như thế nào?
a. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình; bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; bình đẳng với nhau trong việc sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật; có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.
b. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển; các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.
c. Cả a và b.
Câu 14: Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới và biện pháp khắc phục hậu quả được quy định như thế nào?
a. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính gồm phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền, mức phạt tiền tối thiểu là 100.000 đồng, mức phạt tiền tối đa là 40.000.000 đồng. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung, một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả. Người có hành vi vi phạm hành chính gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân, ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự.
b. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính gồm phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền, mức phạt tiền tối thiểu là 200.000 đồng, mức phạt tiền tối đa là 40.000.000 đồng. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung, một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả. Người có hành vi vi phạm hành chính gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân, ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự.
c. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính gồm phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền, mức phạt tiền tối thiểu là 200.000 đồng, mức phạt tiền tối đa là 30.000.000 đồng. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung, một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả. Người có hành vi vi phạm hành chính gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân, ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự.
Câu 15: Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế bao gồm những hành vi nào sau đây?
a. Cản trở, xúi giục hoặc ép buộc người khác không tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe vì định kiến giới.
b. Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi giục, ép buộc người khác phá thai vì giới tính của thai nhi.
c. Cả a và b.
Câu 16: Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao bao gồm những hành vi nào sau đây?
a. Cản trở nam, nữ sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật, biểu diễn và tham gia các hoạt động văn hóa khác vì định kiến giới.
b. Sáng tác, lưu hành, cho phép xuất bản các tác phẩm dưới bất kỳ thể loại và hình thức nào để cổ vũ, tuyên truyền bất bình đẳng giới, định kiến giới; Truyền bá tư tưởng, tự mình thực hiện hoặc xúi giục người khác thực hiện phong tục tập quán lạc hậu mang tính phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức.
c. Cả a và b.
Câu 17: Bình đẳng giới là gì?
a. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau.
b. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình.
c. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
Câu 18: Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động được quy định như thế nào?
a. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.
b. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.
c. Cả a và b.
Câu 19: Bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ được quy định như thế nào?
a. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ; bình đẳng trong việc tiếp cận các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và phát minh, sáng chế.
b. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ.
c. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và phát minh, sáng chế.
Câu 20: Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm những hành vi nào sau đây?
a. Quy định tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh khác nhau giữa nam và nữ; Vận động hoặc ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính.
b. Từ chối tuyển sinh những người có đủ điều kiện vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ; Giáo dục hướng nghiệp, biên soạn và phổ biến sách giáo khoa có định kiến giới.
c. Cả a và b.
Câu 21: Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị được quy định như thế nào?
a. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội; xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.
b. Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.
c. Cả a và b.
Câu 22: Công dân nam, nữ có những trách nhiệm gì trong thực hiện bình đẳng giới?
a. Học tập nâng cao hiểu biết, nhận thức về giới và bình đẳng giới; thực hiện và hướng dẫn người khác thực hiện các hành vi đúng mực về bình đẳng giới; phê phán, ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử về giới.
b. Giám sát việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới của cộng đồng, của cơ quan, tổ chức và công dân.
c. Cả a và b.
Câu 23: Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm những hành vi nào sau đây?
a. Cản trở nam hoặc nữ thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động kinh doanh vì định kiến giới; Tiến hành quảng cáo thương mại gây bất lợi cho các chủ doanh nghiệp, thương nhân của một giới nhất định.
b. Cản trở nam hoặc nữ thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động kinh doanh vì định kiến giới.
c. Tiến hành quảng cáo thương mại gây bất lợi cho các chủ doanh nghiệp, thương nhân của một giới nhất định.
Câu 24: Định kiến giới là gì?
a. Định kiến giới là nhận thức thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ.
b. Định kiến giới là nhận thức, thái độ thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ.
c. Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ.
Câu 25: Tỷ lệ % (phần trăm) người tham gia dự thi trả lời đúng 24 (hai mươi bốn) câu hỏi trên?
Đáp án cuộc thi Tìm hiểu quy định pháp luật về Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động 2022
Câu 1. Hiến pháp nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định về bình đẳng giới như thế nào?
A. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách đảm bảo quyền và cơ hội bình đẳng.
B. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội.
C. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.
D. Tất cả đáp án trên.
Câu 2. Theo Luật bình đẳng giới 2006, bình đẳng giới trong lao động được quy định như thế nào?
A. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh; được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.
B. Nam, nữ ngang nhau về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt; ngang nhau về tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động.
C. Nam, nữ có tiếng nói ngang nhau tại nơi làm việc.
D. Nam, nữ được đối xử ngang nhau về tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.
Câu 3: Luật bình đẳng giới 2006 quy định biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lao động nào dưới đây?
A. Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động.
B. Đào tạo, Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ.
C. Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xức với các chất độc hại.
D. Tất cả phương án trên.
Câu 4. Luật bình đẳng giới 2006 quy định hành vi nào dưới đây vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động?
A. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh; được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.
B. Áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao động nữ đối với cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực hiện như nhau, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thức đẩy bình đẳng giới.
C. Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động, sa thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ.
D. Đáp án B và C.
Câu 5. Theo Bộ luật lao đọng năm 2019, lao động nữ sinh đôi trở lên được nghỉ thai sản thêm thời gian bao lâu cho mỗi con?
A. 1/2 tháng.
B. 1 tháng.
C. 2 tháng.
D. 3 tháng.
Câu 6. Theo Bộ luật lao động năm 2019, lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ bao lâu mỗi ngày trong thời gian làm việc mà vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động?
A. 30 phút
B. 45 phút
C. 60 phút
D. 70 phút
Câu 7: Theo Bộ luật lao động năm 2019, từ năm 2021 – 2035, lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động nữ trong điều kiên lao động bình thường được quy định như thế nào?
A. Mỗi năm tăng thêm 4 tháng
B. Mỗi năm tăng thêm 5 tháng
C. Mỗi năm tăng thêm 6 tháng
D. Mỗi năm tăng thêm 7 tháng
Câu 8. Theo Bộ luật lao động năm 2019, tuổi nghỉ hưu của lao động nữ trong điều kiện lao động bình thường năm 2035 được quy định như thế nào?
A. Đủ 55 tuổi
B. Đủ 58 tuổi
C. Đủ 60 tuổi
D. Đủ 62 tuổi
Câu 9. Theo Bộ luật lao động năm 2019, lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ bao nhiêu lâu mà vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động?
A. 15 phút.
C. 30 phút.
B. 60 phút.
D. 45 phút.
Câu 10. Theo Bộ luật lao động năm 2019, người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp nào?
A. Mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo
B. Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
C. Mang thai từ tháng thứ 6 hoặc từ tháng thứ 4 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo
D. Đáp án A và B.
Câu 11. Theo Bộ luật lao động năm 2019, người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp động lao động đối với người lao động vì lý do nào?
A. Lao động nữ bị tạm giữ, tạm giam, nuôi con dưới 12 tháng tuổi
B. Lao động nữ kết hôn; mang thai, nghỉ thai sản; nuôi con dưới 12 tháng tuổi
C. Lao động nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 12: Theo Bộ luật lao động năm 2019, sau khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, nếu có nhu cầu, người lao động nữ có thể nghỉ thêm như thế nào?
A. Được nghỉ thêm 1 thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.
B. không được nghỉ thêm
C. nghỉ thêm 12 tháng, được hưởng 50% lương
D. nghỉ thêm 1 tháng, được hưởng nguyên lương
Câu 13. Theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 của Chính phủ, trường hợp Người sử dụng lao động (là cá nhân) không tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của lao động nữ sẽ bị phạt tiền như thế nào?
A. 500.000đ – 1.000.000đ
B. 1.000.000đ – 2.000.000đ
C. 5.000.000đ – 7.000.000đ
D. 500.000đ – 10.000.000đ
Câu 14. Theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 của Chính phủ, trường hợp Người sử dụng lao động (là cá nhân) xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng sẽ bị phạt tiền như thế nào?
A. 5.000.000đ – 10.000.000đ
B. 10.000.000đ- 15.000.000đ
C. 10.000.000đ – 20.000.000đ
D. 15.000.000đ- 30.000.000đ
Câu 15. Theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 của Chính phủ, trường hợp Người sử dụng lao động (là cá nhân) không đảm bảo việc làm cũ khi lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định khoản 1 và khoản 3 điều 157 của Bộ luật lao động trừ trường hợp việc làm cũ không còn sẽ bị phạt tiền như thế nào?
A. 3.000.000đ – 5.000.000đ
B. 10.000.000đ – 20.000.000đ
C. 10.000.000đ – 30.000.000đ
D. 20.000.000đ- 30.000.000đ
Câu 16. Theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 của Chính phủ, trường hợp Người sử dụng lao động (là cá nhân) không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh và trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày, ngoài hình thức chiujphatj tiền, người lao động cần thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả nào dưới đây?
A. Buộc xin lỗi công khai với người lao động
B. Buộc nhận lại người lao động trở lại làm việc
C. Buộc trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động
D. Đáp án A và B
Câu 17. Theo Luật BHXH năm 2014, điều kiện về thời gian đóng BHXH để được hưởng chế độ thai sản là như thế nào?
A. Đóng BHXH đủ 3 tháng liên tục trước khi sinh con
B. Đóng BHXH đủ 6 tháng liên tục trước khi sinh con
C. Đóng BHXH đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con
A. Đóng BHXH đủ 12 tháng trong thời gian 24 tháng trước khi sinh con
Câu 18. Theo Luật BHXH năm 2014, người lao động đóng BHXH đủ 6 tháng trở lên thì mức hưởng chế độ thai sản một tháng bằng bao nhiêu % mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
A. 100%
B. 85%
C. 75%
D. 65%
Câu 19. Theo Luật BHXH năm 2014, thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính thế nào?
A. Số ngày chăm sóc con tối đa là 10 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 07 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
B. Số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
C. Số ngày chăm sóc con tối đa là 14 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 14 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
A. Số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 10 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
Câu 20. theo Luật BHXH năm 2014, thời gian nghỉ việc tối đa khi thực hiện các biện pháp tránh thai như thế nào?
A. 03 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai; 07 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
B. 05 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai; 07 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản
C. 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai; 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản
D. 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai; 20 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Tổng Hợp