Nếu bạn là người quan tâm tới tín ngưỡng tôn giáo thì chắc chắn từng nghe nói đến Đạo Cao Đài hay còn gọi là Đạo Trời. Vậy đạo Cao Đài bắt nguồn từ đâu? Đạo Cao Đài thờ ai?
Đạo Cao Đài là gì?
Đạo Cao Đài được biết đến là một tôn giáo độc thần được thành lập tại Miền Nam Việt Nam vào thế kỷ thứ XX. Tên gọi đầy đủ là Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tá.
This post: Đạo Cao Đài là gì? Đạo Cao Đài thờ ai? Sự khác nhau giữa đạo Phật và đạo Cao Đài
Đạo Cao Đài thờ ai?
Đạo Cao Đài thờ ai là một trong những thắc mắc của nhiều người. Những tín đồ, chức sắc đạo Cao Đài lập ra để thờ tượng Thượng Đế. Bởi họ tin rằng người đã sáng lập ra các tôn giáo và tất cả mọi thứ ở vũ trụ này.
Mọi hoạt động từ giáo lý, biểu tượng và những tổ chức đều được Đức Cao Đài chỉ định. Cao Đài được cho là một tôn giáo mới, nó tập hợp nhiều yếu tố đến từ tất cả các tôn giáo lớn ở Việt Nam, bao gồm cả Phật Giáo. Thậm Chí Đạo này còn thờ phụng những nhà chính trị gia tài ba cùng nhiều thành phần khác. Vì vậy khi có người hỏi Đạo Cao Đài thờ những vị nào thì được hiểu đầu tiên là Thượng Đế, sau đó mới tới các thành phần khác nói chung những người góp công lớn trong cuộc sống xã hội.
Giáo lý cơ bản của Đạo Cao Đài
Các tín đồ trong đạo thực hiện những điều lệ cơ bản trong đạo như sống lương thiện, không sát sinh, cầu nguyện, thờ cúng tổ tiên, ông bà. Điều đó được thể hiện thông qua việc ăn chay, niệm phật mỗi ngày. Tất cả đều mong muốn đem lại sự ấm no, hạnh phúc cho muôn loài. Mục tiêu cuối cùng là đưa vạn vật thoát khỏi vòng luân hồi về nơi thiên giới.
Các tín đồ của đạo Cao Đài tin rằng Thượng Đế là đấng tối cao, sáng lập ra vũ trụ. Theo thời gian, tùy theo địa phương cụ thể, Ngài sẽ hình thành các tôn giáo khác nhau để phù hợp với thời gian và địa điểm. Theo đó, Đạo Cao Đài được phân thành 3 kỳ phổ độ bao gồm 3 nhánh khác nhau. Đó là:
Nhất kỳ Phổ độ
Đây là thời kỳ đầu tiên hình thành nên các tôn giáo lớn là Phật Giáo, Nho Giáo, Kỳ Na giáo, Lão Giáo. Thượng Đế đã phó thác cho những đệ tử đầu tiên của mình truyền đạo cho dân chúng.
Nhị kỳ Phổ độ
Đây là thời kỳ để chấn hưng tất cả các nền tôn giáo có mặt trên thế giới. Sau một thời gian phổ độ, các giáo lý đã không truyền dạy đúng những nguyên lý mà Thượng Đế mong muốn. Do đó, Một lần nữa Thượng Đế lại truyền dạy cho các đệ tử của mình ở khắp nơi trên thế giới. Và hình thành nên Phật giáo Đại thừa, Phật giáo Tiểu thừa….Nhờ thế mà các tôn giáo trong thời kỳ này được chấn hưng và phát triển rất mạnh mẽ. Nó vượt qua những rào cản của vùng miền, quốc gia.
Tam kỳ Phổ độ
Ở thời kỳ này, mọi tôn giáo có mặt trên thế giới đều được Thượng Đế hợp thành một giáo duy nhất. Và người sẽ trực tiếp điều hành và cai quản. Đây cũng chính là lý do mà nhiều tín đồ trong tôn giáo gọi là “Đạo Thầy”. Ý muốn ám chỉ rằng họ là những người được học đạo trực tiếp từ Thượng Đế.
Bàn thờ Đạo Cao Đài
Nếu muốn nhập môn vào đạo Cao Đài, các tín đồ phải lập bàn thờ để thờ tự Đức Cao Đài. Bàn Thờ Đạo Cao Đài được gọi với cái tên là Thiên Bàn. Vị trí đặt Thiên Bàn có thể là cùng với bàn thờ gia tiên của tín đồ. Hoặc có thể đặt ở một nơi riêng rẽ, trang nghiêm trong từng gia đình.
Bàn Thờ Đạo Cao Đài người ta thường lập bằng gỗ và đóng thành hai tầng. Trên bàn phải bày biện đầy đủ 9 món và được xếp thành 3 hàng ngang.
Cụ thể như sau:
1. Thánh Tượng Thiên Nhản.
2. Ðèn Thái Cực.
3.Trái Cây.
4. Bông.
5. Nước trà (để bên hửu ấy là Âm).
6 – 7 – 8. Ba ly rượu
9. Nước trắng (để bên tả ấy là Dương).
10 và 12: Hai cây đèn.
11. Lư hương.
Biểu tượng của Đạo Cao Đài chính là con mắt trái hay còn gọi là Thiên Nhãn. Tại khu chính điện tòa thánh Tây Ninh, thờ Thiên Nhãn nằm trên quả càn khôn có 3.027 ngôi sao, tượng trưng cho 3.072 quả địa cầu.
Sự khác nhau giữa đạo Phật và đạo Cao Đài
Chúng tôi thân phận là người con Phật mạnh dạn trả lời rằng, giữa giáo lý của Phật giáo và Cao Đài không hề có sự liên quan nào cả. Phật giáo cũng sẽ không thừa nhận rằng Giáo lý Cao Đài là một phần đại diện nào đó cho giáo lý của Phật giáo. Tuy biết rằng trong giáo lý Cao Đài đã vinh danh chư Phật (nhưng còn rất hạn hẹp, trói buộc, thiển cận và kém hiểu biết về quả vị của Phật, khi đặt đức Phật dưới quyền lãnh đạo của Thượng Đế), và đã lấy phần nào kinh điển của Phật giáo để làm nền tảng giáo lý của Cao Đài, với cái định nghĩa của họ là:
“Các tín đồ Cao Đài cho rằng sau một thời gian phổ độ, các giáo lý được Thượng đế truyền dạy theo thời gian đã bị các tín đồ diễn giải sai lạc, không còn mang đúng giáo lý nguyên thủy của Ngài. Vì vậy, Thượng đế một lần nữa đã truyền dạy cho các đệ tử của mình ở các nơi trên thế giới, thực hiện nhiệm vụ chấn hưng nền đạo. Từ đó hình thành Phật giáo Đại thừa, Đạo giáo, Khổng giáo, Thiên Chúa giáo. Thời kỳ này các tôn giáo được chấn hưng và phát triển mạnh mẽ, vượt ra khỏi ranh giới vùng miền quốc gia, dần truyền bá ra thế giới“.
Thật là tội lỗi khi cho rằng Đức Phật là một trong những tín đồ, thừa lệnh của thượng đế để giảng đạo, và đã giảng sai lệch, nên nay mới gôm tựu lại hết những giáo lý của những tôn giáo khác v.v….
Phật giáo không bao giờ tin tưởng vào Thượng Đế, thì làm sao Cao Đài có thể là một phần tử đại diện cho giáo lý nhà Phật được hay có liên quan gì? Giáo lý của Phật giáo là chính từ kim khẩu của đức Thế Tôn nói ra, còn giáo lý của Cao Đài là do ứng cơ mà thành lập, thì quá là xa vời đối với giáo lý của Phật giáo. Người tự xưng là Cao Đài Tiên ông cũng là giáo chủ của đạo này, khi cho rằng đức Phật cũng là một trong những tín đồ thừa lệnh giảng pháp tuỳ vào thời cơ, nên nay đã đến lúc Tiên Ông mới giáng cơ và thâu tóm về một tôn giáo (Cao Đài).
Thật tội lỗi, khi cho đức Phật còn hạng hẹp dưới quyền lãnh đạo của Cao Đài Tiên Ông. Người giáng cơ này thật sự là ai? Muốn biết thì phải học Phật thì sẽ rõ. Giáo lý đó chưa được đức Thế Tôn thừa nhận, nên Phật giáo không bao giờ thừa nhận rằng Cao Đài là một phần tử đại diện cho Phật giáo.
Giữa Phật giáo và Cao Đài tuyệt đối chẳng có liên quan gì với nhau, giáo lý của Phật giáo và kinh điển của Phật giáo mà họ lấy làm một trong những giáo lý của Cao Đài thì tuỳ họ, họ thích thì cứ lấy, nếu có thể theo đó mà tu tập thì là tốt thôi, việc này không có gì trở ngại cả. Nhưng nếu muốn chứng được sự giác ngộ giải thoát rốt ráo thì họ cần phải trải qua một thời gian rất lâu xa, họ phải đi vòng quanh, rồi trở lại tu hành theo những pháp môn rốt ráo của Phật, mới có thể bước vào tòa nhà giải thoát. Tuyệt đối Phật giáo không thừa nhận rằng họ là phần đại diện nào cho giáo lý rốt ráo của nhà Phật.
Phật giáo lấy Duyên Khởi, Nhân Quả, Luân Hồi, Nghiệp Báo làm nền tảng căn bản. Đức Phật đã bác bỏ tin tưởng vào một đấng thần linh tối cao, có năng lực sáng tạo ra vạn vật và vũ trụ, và Ngài khẳng định: “ Nếu quả thật có một đấng Thượng Đế, có thể sáng tạo ra vạn vật và vũ trụ, thì chính người này là người tội lỗi vô cùng. Vì con người chỉ vâng mệnh hành theo ý của ông ta mà thôi”.
Cái gọi là Thượng Đế tối cao vô thượng của ngoại đạo, chính là vị vua trời Đế Thích (Đế Thích Hoàn Nhân) trong Phật giáo. Đế Thích chủ chính là vị chúa trời của tầng trời Đao Lợi, vị chúa trời này cai quản hết 33 tầng trời của cõi trời Đao Lợi trong Dục giới và ông ta cai quản luôn cõi nhân gian, bao gồm luôn cả cõi của chúng ta đang sinh sống. Ông ta là một vị chúa trời có đầy quyền lực, nhưng trong Phật giáo thì ông ta cũng chỉ là một vị hộ Pháp mà thôi. Vẫn còn nằm trong vòng sinh tử, cái tội lỗi lớn hơn khi cho đức Phật là một vị thần của Thượng Đế, ngồi dưới biểu tượng của Thượng Đế là Thiên Nhãn của đạo Cao Đài.
Để tránh đi sâu vào vấn đề, đụng chạm đến những người hiếu chiến, cuồng tín, nên chúng tôi xin nói rõ rằng, nếu quả thật chư Phật hay một vị Bồ tát nào mà tùy duyên hóa độ, phương tiện ứng thân, hóa thân ngoài Phật giáo, thì đều phải ẩn danh và mang tích khác. Tuyệt đối không thể mang hóa thân, ứng thân Phật hay Bồ tát, huống gì là chuyện giáng cơ mà đối với Phật giáo là tà pháp, vì sao. Vì tất cả những việc đó là biểu thị vấn đề ngoài Phật giáo, nên không thể xưng rằng là Bồ tát, hay Phật (giác ngộ) được. Vì danh từ Bồ tát, hay Phật đều mang ý là giác ngộ, mà giác ngộ thì là người của Phật giáo, tuyệt đối chẳng phải là biểu tượng của ngoại đạo.
Bồ tát Quán Thế Âm là một vị bồ tát vốn đã thành Phật hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai, vì lòng đại từ ẩn đại bày tiểu để cứu vớt muôn loại. Ngài là người đã giác ngộ thì không thể nào giáng cơ thuyết pháp như những gì tín đồ của Cao Đài đã đặt ra. Bồ tát Quán Thế Âm có thể hiện ra muôn ngàn ức thân hình và đối tượng khác nhau, để tuỳ duyên cứu độ chúng sinh, nhưng Ngài sẽ không hiện thân phận là Bồ tát hay Phật ở trong ngoại đạo, mà chỉ có thể hiện ra những vị thần hay những loại thân hình khác mà thôi.
Vì Bồ tát hay Phật là biểu tượng của sự Giác Ngộ, giải thoát rốt ráo. Ngoài Phật giáo sẽ không có giáo pháp nào là giác ngộ, giải thoát rốt ráo cả. Thần lực của Bồ tát Quán Thế Âm thật sự to tác và rốt ráo viên mãn biết dường nào, trong những bộ Kinh lớn đức Thế Tôn đã dạy và giảng giải rất rõ ràng về đại hạnh nguyện từ bi và oai lực của vị Bồ tát này to lớn không thể nghĩ đến, nếu muốn biết xin hãy đọc bộ “Quán Thế Âm Bồ Tát Bổn Tích Cảm Ứng Tụng” thì sẽ rõ. Trái lại trong giáo lý Cao Đài lại xem Bồ tát như là một thần linh và đặt Ngài vào vị trí ngang hàng với những vị thần khác của ngoại đạo, tội lỗi hơn nữa là xem Ngài như là một tôi tớ của Thượng Đế. Tội lỗi vô cùng.
Sự tin tưởng của tín đồ đạo Cao Đài, khi cho rằng đức Phật cũng giáng cơ để giảng pháp, dựa theo lời dạy của Phật đà thì hoàn toàn không thể xảy ra. Chúng tôi không dám nói là những người ứng cơ kia là giả dối, mà chúng tôi chỉ khẳng định tính cách riêng của Phật giáo mà thôi. Xin đừng xem Đức Phật như là một thần linh, đức Phật là người hoàn toàn giác ngộ viên mãn và giải thoát.
Cao Đài là Cao Đài không liên quan gì đến giáo lý của Phật giáo, mong đạo hữu hiểu rõ điểm này. Đối với Phật giáo thì Cao Đài cũng như những tôn giáo khác, là giáo pháp ngoại đạo, tin hiểu sai lầm. Có chăng cũng là phước báo của Nhân Thiên mà thôi. Dù trong đó đã có nói đến những kinh điển và giáo lý của Phật giáo. Nhưng người sáng lập ra đạo này, chẳng hiểu gì về Phật giáo cả. Khi đặt đức Phật vào vị trí của một vị thần linh nào đó, dưới quyền lãnh đạo của Thượng Đế, và tội lỗi hơn thế nữa, xem những pháp hạng hẹp, sai lầm đầy trói buộc của ngoại đạo, sắp ngang hàng và trên giáo pháp rốt ráo của chư Phật.
Người bạn của đạo hữu đã nói sai vì không hiểu gì về Phật giáo, nên mới bảo rằng, “Dầu tin hay không tin thì Cao Đài đã bao trọn Phật giáo trong đó”. Giáo lý của đạo Phật là sự rốt ráo viên mãn, còn Cao Đài là tư tưởng của thần linh, đầy trói buộc làm gì có chuyện là Cao Đài bao trọn Phật giáo, thật là hết sức tưởng tượng, như người mù sờ voi mà thôi. Một lần nữa, chúng tôi khẳng định rằng Cao Đài chẳng liên quan gì đến giáo lý rốt ráo của đạo Phật cả.
Nói tóm lại, người Phật tử chân chánh, chỉ nương tựa và gởi hết thân mạng của mình vào ba ngôi Tam Bảo là Phật – Pháp – Tăng. Ngoài ra người Phật tử chúng tôi không tin tưởng và nương tựa vào một đấng thần linh nào khác.
Phật giáo bác sự hiện hữu của một Thượng Đế có bản năng sáng tạo ra vũ trụ và vạn vật, nhưng Phật giáo không phủ nhận sự tồn tại của chư thần. Vì Trời, cũng chỉ là một trong sáu cõi luân hồi trong lục đạo; trời, người, a tu la, Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh. Nếu muốn hiểu được những sự thắc mắc này, chúng tôi tin tưởng rằng, Ngoài Phật giáo ra không ai có thể trả lời chính xác và chân thật hơn.
Như trên đã nói, chúng tôi chỉ phân biệt giữa giáo lý của Phật giáo với Cao Đài, và chúng tôi chỉ trả lời theo tính cách của người Phật tử, chớ không muốn đụng chạm đến bất cứ một ai. Đạo hữu muốn tu học theo Phật giáo để giải thoát thì Phật giáo chính là con đường lựa chọn sáng suốt nhất, còn nếu như không muốn giải thoát ra khỏi vòng luân hồi mà chỉ muốn hưởng phước báo Nhơn Thiên, thì đạo hữu có thể chọn theo ý thích của mình. Chỉ cần giữ giới, làm thiện, không sát hại và không tạo ra những điều ác, siêng làm việc bố thí và những việc lành khác để tích phước hưởng Phước báo Nhơn, Thiên.
Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Tổng Hợp