Giáo dục

Dàn ý vẻ đẹp tâm hồn lớn của người nghệ sĩ Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối

ve dep tam hon cua ho chi minh trong bai tho chieu toi

Dàn ý vẻ đẹp tâm hồn lớn của người nghệ sĩ Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối

This post: Dàn ý vẻ đẹp tâm hồn lớn của người nghệ sĩ Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối

I. Dàn ý vẻ đẹp tâm hồn lớn của người nghệ sĩ Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối, mẫu 1 (Chuẩn)

1. Mở bài: 

Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và dẫn dắt vào vẻ đẹp tâm hồn lớn của người nghệ sĩ Hồ Chí Minh.

2. Thân bài: 

* Tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết
– Bức tranh cảnh vật thiên nhiên ẩn chứa nhiều tâm trạng
+ Cánh chim mỏi mệt bay về rừng tìm chỗ ngủ => sự mỏi mệt sau một ngày dài chuyển lao.
+ Đám mây cô đơn trôi nhẹ giữa bầu trời => sự cô đơn lạc lõng của người chiến sĩ nơi đất khách quê người.
– Không gian rộng lớn nhưng cô quạnh, vắng lặng

* Tình yêu đối với cuộc sống, con người
– Cảm nhận được sự ấm áp và hơi ấm từ cuộc sống con người ở miền sơn cước:
+ Hình ảnh cô gái xay ngô tối => vẻ đẹp người lao động hăng say, miệt mài
+ Lò than rực hồng => ánh sáng của niềm tin, xua tan lạnh lẽo và tăm tối, mở đường cho hy vọng của chiến sĩ cách mạng trong nghịch cảnh.

* Tinh thần lạc quan, ý chí mạnh mẽ, kiên cường
– Người chiến sĩ cách mạng vượt qua nỗi gian lao, khó khăn và cô đơn nơi đất khách quê người để hướng đến những niềm vui và sự ấm áp ngay hiện tại.
– Tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường vượt lên nghịch cảnh, hướng về lý tưởng cách mạng và ánh sáng tự do.

3. Kết bài: 

Khẳng định ý nghĩa và nêu cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn lớn của Người
 

II. Dàn ý vẻ đẹp tâm hồn lớn của người nghệ sĩ Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối, mẫu 2 (Chuẩn)

1. Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

2. Thân bài:

a. Tình yêu thiên nhiên tha thiết:

– Hình ảnh “cánh chim”, “mây”: là những thi liệu cổ thường dùng để bộc lộ tâm trạng của con người:
+ Chim mỏi- tìm chốn ngủ => Trạng thái mỏi mệt của người chiến sĩ trên đường chuyển lao.
+ Tầng mây- lơ lửng => Nỗi cô đơn, lạc lõng nơi đất khách quê người.
=> Trên đường chuyển lao vất vả nhưng Bác vẫn cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, núi rừng. Qua khung cảnh thiên nhiên, Người bộc lộ nỗi cô đơn, nỗi nhớ quê hương, khát khao tự do.

b. Tình yêu cuộc sống và con người:

–  Hiện lên qua hình ảnh của cô thôn nữ và bếp lửa.
–  Hình ảnh con người giữa hoang vu làm khung cảnh trở nên sinh động.
– Hình ảnh cô sơn nữ: khoẻ khoắn, nét đẹp của người lao động.
– Hồ Chí Minh trân trọng đức tính cần cù, chất phác của người lao động.
– Hình ảnh “bếp lửa”: gợi lên không khí sum họp, xua đi cái lạnh, mang tới niềm hi vọng.

c. Tinh thần lạc quan, vượt lên nghịch cảnh:

– Dù trong khó khăn, Người vẫn hướng tới sự sống, hướng đến những điều tốt đẹp
–  Hình ảnh “lô dĩ hồng”: ánh sáng của tự do, cách mạng, xoá đi đêm tối.
– Người có ý chí mạnh mẽ, kiên cường.

3. Kết bài:

– Khẳng định lại ý nghĩa bài thơ, vẻ đẹp tâm hồn Người.
 

III. Dàn ý vẻ đẹp tâm hồn lớn của người nghệ sĩ Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối, mẫu 3 (Chuẩn)

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
– Khái quát về vẻ đẹp tâm hồn lớn của người nghệ sĩ Hồ Chí Minh

2. Thân bài

a. Bản lĩnh kiên cường cùng tình yêu thiên nhiên của tác giả

– Thông qua bút pháp chấm phá, lấy điểm gợi diện tác giả đã tái hiện bức tranh khung cảnh thiên nhiên lúc chiều tối.
+ Hình ảnh “chim mỏi” gợi liên tưởng đến sự mỏi mệt về thể xác của người cách mạng khi phải chuyển lao liên tục.
+ Hình ảnh “chòm mây” trong trạng thái “cô vân” – lẻ loi và sự vận động lững lờ chầm chậm trôi – “mạn mạn” giữa bầu trời “độ thiên không” đã gợi buồn, nhấn mạnh sự lẻ loi đơn độc của người tù nơi đất khách.
→ Nỗi niềm khao khát tự do mãnh liệt, bản lĩnh kiên cường “chất thép” cùng ý chí nghị lực và tình yêu thiên nhiên của nhà thơ Hồ Chí Minh.

b. Tình yêu cuộc sống tha thiết, tinh thần lạc quan ngay trong nghịch cảnh

– Trong hai câu thơ cuối, con người lao động là chủ thể, là trung tâm của bức tranh.
+ Nghệ thuật láy âm, vắt dòng “ma bao túc” – “bao túc ma hoàn”, tác giả đã tái hiện thành công vòng quay nhịp nhàng của động tác xay ngô, đồng thời gợi tả dòng lưu chuyển của thời gian cùng vẻ đẹp khỏe khoắn của người lao động.
+ Giọng điệu tươi vui đã thể hiện niềm hứng khởi của nhà thơ trước vẻ đẹp cuộc sống. 

– Chữ “hồng” chính là nhãn tự của bài thơ:
+ Đó là ngọn lửa của sinh hoạt gia đình ấm cúng, là ngọn lửa của lao động, của sự sống tạo nên âm hưởng lạc quan của toàn bài.
+ Đặc biệt, chữ “hồng” ấy chính là niềm lạc quan, là ý chí, là bản lĩnh kiên cường của người tù cách mạng Hồ Chí Minh.
+ Ánh lửa đã xua đi cái lạnh lẽo, u ám của đêm tối, thắp lên ánh sáng của niềm tin, hi vọng.
– Hình tượng thơ vận động hướng về ánh sáng, tương lai, thể hiện niềm lạc quan yêu đời, chất thép kiên cường của nhà thơ. 

3. Kết bài

Cảm nhận chung về vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh.
 

IV. Dàn ý vẻ đẹp tâm hồn lớn của người nghệ sĩ Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối, mẫu 4 (Chuẩn)

1. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

2. Thân bài:

a. Vẻ đẹp của tinh thần lạc quan, yêu đời, sống chan hòa với thiên nhiên.

– Hình ảnh cánh mỏi mệt:
+ Cánh chim sau một ngày kiếm ăn vất vả, cuối cùng cũng bay về lại rừng tìm chốn nghỉ ngơi.
+ Nhận thấy sự tương quan sâu sắc giữa mình và cánh chim, có cái nhìn bao dung và thấu hiểu hơn.
=> Mong ước được tự do như cánh chim trời, sớm ngày có thể trở về với Tổ quốc thân thương, hoàn thành sứ mệnh cách mạng, dù điều ấy còn nhiều khó khăn.

– Hình ảnh “chòm mây” cô đơn:
+ Gợi trạng thái cô đơn, lạc lõng của người tù cách mạng nơi đất khách quê người.
+ Đám mây cô đơn trôi nhẹ giữa khoảng không rộng lớn của bầu trời càng gợi ra sự nhỏ bé, đơn độc.
=> Hình ảnh “cánh chim” và “chòm mây” ẩn dụ cho tâm trạng cô đơn, buồn tủi khi phiêu bạt nơi đất khách quê người, đồng thời cũng bộc lộ những khao khát sớm ngày được trở về với Tổ quốc thân yêu của Bác.

b. Vẻ đẹp của tâm hồn đồng cảm, thấu hiểu gắn bó với đời sống lao động, con người lao động.

– Hình ảnh cô gái xay ngô:
+ Bộc lộ ra vẻ đẹp của người lao động: khỏe khoắn, tràn đầy sức sống.
+ Thể hiện quan điểm thẩm mỹ mới mẻ của Hồ Chí Minh, khi con người trong lao động sản xuất trở thành trung tâm, là chủ thể chính giữa một bức tranh thiên nhiên rộng lớn.
=> Tình yêu cuộc sống thiết tha, có thể tinh tế phát hiện, cảm nhận được vẻ đẹp tiềm tàng ẩn giấu trong những con người lao động bình thường nhất.

– Từ “hồng” chính là nhãn tự của cả bài thơ, làm sáng bừng cả bức tranh thơ, xua tan đi cái lạnh lẽo, tối tăm.
– Hình ảnh con người lao động cùng với bếp than hồng trở thành niềm an ủi động viên to lớn, sưởi ấm trái tim người chiến sĩ, mang lại chút cảm giác được đoàn viên, sum họp.
=> Khẳng định sự vận động tích cực, lối sống lạc quan yêu đời của Hồ Chí Minh, luôn dõi mắt ra xa quan sát và tìm kiếm những niềm vui, những vẻ đẹp từ thiên nhiên từ con người, tự cổ vũ bản thân phải cố gắng, hướng về sự tự do, về ước mơ được sum họp với đồng đội, Tổ quốc.

3. Kết bài:

Nêu cảm nhận chung.
 

V. Dàn ý vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối, mẫu 5 (Chuẩn)

1. Mở bài

Bài thơ “Chiều tối” là tác phẩm vô cùng tuyệt mỹ, cho thấy được vẻ đẹp của một tâm hồn lớn trong con người của Bác.

2. Thân bài

-Tâm hồn yêu thiên nhiên say đắm, xem thiên nhiên như người bạn tri ân, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên:
+ Tái hiện không gian rộng lớn nhưng vắng lặng, đượm buồn của vùng sơn cước
+ Cảnh vật, thiên nhiên mang nặng tâm trạng của con người:
+ Cánh chim mỏi mệt trở về tổ –> sự mệt mỏi của người tù sau một ngày chuyển lao
+ Đám mây cô đơn –> Nỗi cô đơn, lạc lõng của người cách mạng nơi đất khách quê người.
—> Bức tranh cảnh – tình hòa quyện tạo nên sự hài hòa của khung cảnh chiều tối.

-Tấm lòng yêu cuộc sống, con người:
+ Tìm thấy niềm vui, sự ấm áp từ cuộc sống của người dân miền sơn cước
+ Cô gái say ngô biểu tượng cho vẻ đẹp khỏe khoắn của người lao động
+ Bếp lửa rực hồng –> không khí sum họp ấm áp
+ Ánh sáng, hơi ấm của bếp than xua đi cái lạnh lẽo, tăm tối của bóng tối, mang đến những hi vọng cho con người ngay trong nghịch cảnh.

-Tinh thần sống lạc quan, nghị lực sống phi thường, luôn tin và hướng về những điều tốt đẹp:
+ Vượt qua nỗi cô đơn, lẻ loi người tù cách mạng hướng tới niềm vui, sự ấm áp
+ Người cộng sản luôn lạc quan, hướng về ánh sáng của tự do.

3. Kết bài

“Chiều tối” viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn mà cô động, mang dáng dấp tâm hồn người chiến sĩ yêu nước thiết tha
 

VI. Bài văn mẫu vẻ đẹp tâm hồn lớn của người nghệ sĩ Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối (Chuẩn)

Bài thơ Chiều tối là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình của Hồ Chí Minh, thông qua những cảm nhận hình ảnh, sự vật trên đường chuyển lao, Bác đã rất tinh tế bộc lộ những cảm nghĩ nội tâm, tâm trạng của mình. Chính vì vậy, qua bức tranh thiên nhiên và đời sống con người miền sơn cước, ta thấy được những nét đẹp ẩn giấu trong tâm hồn lớn của một nghệ sĩ, chiến sĩ- Hồ Chí Minh. Đó là tâm hồn yêu thiên nhiên, cuộc sống, con người và phong thái lạc quan, nghị lực phi thường luôn khao khát tự do cho dân tộc.

Chiều tối là khoảng thời gian cuối cùng của một ngày, đối với Bác thời khắc này đánh dấu chặng cuối cùng của một ngày đày ải nơi biên cương xa xứ. Xét trong hoàn cảnh tù đày trên miền sơn cước giữa thời khắc bóng đêm đang dần bao phủ, đáng lẽ ra phải là thời điểm con người thấy mệt mỏi và chán chường nhất. Thế nhưng đối với Bác, cảm hứng thơ lại đến thật tự nhiên và giản dị…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Vẻ đẹp tâm hồn lớn của người nghệ sĩ Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối tại đây.

———————-HẾT———————–

Trong tuần học số 23 học kì 2 Ngữ Văn lớp 11, các em học đến bài Chiều tối, một trong những bài thơ hay của Hồ Chí Minh, cùng với bài này, các em thường làm các bài soạn và văn mẫu khác như: Phân tích bài thơ Chiều tối, Cảm nhận về bài thơ Chiều tối, Bình giảng bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh, Chỉ ra nét cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối;…

 

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button