Dàn ý tả cái cối nước của đồng bào miền núi
This post: Dàn ý tả cái cối nước của đồng bào miền núi
I. Dàn ý tả cái cối nước của đồng bào miền núi
1. Mở bài
– Giới thiệu về cối nước qua lời kể của chú
2. Thân bài
– Đặc điểm bên ngoài của cối nước: Hình dáng, chất liệu, màu sắc, các bộ phận,…
– Công dụng của cối nước
– Ý nghĩa của cối nước
3. Kết bài
Niềm mong ước của em được tận mắt thấy cối nước
II. Bài văn Tả cái cối nước của đồng bào miền núi
Chú em là bộ đội biên phòng công tác ở vùng miền núi. Mỗi dịp được nghỉ phép về quê, chú lại kể cho tụi nhỏ chúng em biết bao điều mới lạ nơi đồng bào dân tộc mà ở thành phố em chưa biết đến bao giờ. Đặc biệt, em ấn tượng về cái cối nước của người dân miền núi qua lời kể của chú.
Cối nước có hình tròn trong như những chiếc bánh xe khổng lồ, làm bằng gỗ. Vật liệu gỗ làm cối phải là những loại gỗ bền, có khả năng chịu nước cao như gỗ lim, gỗ quế,… Cối nước là những vòng quay lớn, đặt dọc sông suối để lấy nước đổ vào đồng ruộng. Mỗi cối có vài ba chục cái nang nhỏ, dài hơn một mét. Các thanh gỗ nhỏ được làm thành những tấm quạt để xoay quanh trục cối. Người ta dùng hai thanh gỗ lớn làm trụ để bắc cối lên, chắc chắn và vững chãi. Chiếc cối được các người thợ khéo tay làm tỉ mỉ, đảm bảo bền lâu, sử dụng được trong thời gian dài.
Ngày đêm, cối làm việc không biết mệt mỏi, nhịp nhàng xoay vòng, mang nguồn nước yêu thương tưới mát đồng ruộng quê hương. Những đêm về, tiếng cối xay “ù…ù” giữa không gian tĩnh mịch tạo nên thứ âm thanh rung động, …(Còn tiếp).
>> Xem bài mẫu đầy đủ Tả cái cối nước của đồng bào miền núi tại đây.
Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục