Dàn ý phân tích truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ
This post: Dàn ý phân tích truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ
Dàn ý phân tích truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ
1. Dàn ý Phân tích truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, mẫu số 1 (Chuẩn):
a. Mở bài
Giới thiệu truyền thuyết An Dương Vương, Mị Châu – Trọng Thủy.
b. Thân bài
* Nhân vật An Dương Vương:
* Giai đoạn thứ nhất:
– Là vị vua anh minh, lỗi lạc, là người có công khá lớn trong công cuộc tiếp nối vua Hùng thứ 18, làm tiếp công cuộc dựng nước và giữ nước.
– Dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh về Cổ Loa, mở rộng sự phát triển kinh tế của đất nước.
– Xây thành Cổ Loa, chuẩn bị vũ khí tầm xa để bảo vệ kinh thành vững chắc.
– Đánh lui quân xâm lược Triệu Đà lần 1.
* Giai đoạn thứ hai:
– Trở nên mất cảnh giác, đắc thắng, mất đi sự anh minh, lỗi lạc, tầm nhìn xa trông rộng.
– Chấp nhận lời cầu hòa nhằm âm mưu kéo dài thời gian tìm hiểu của giặc, gả con gái duy nhất của mình cho con trai kẻ thù mà không chút do dự, cho Trọng Thủy ở rể một cách dễ dàng.
– Cho Trọng Thủy trở về nước mà không chút nghi ngờ, thậm chí khi Trọng Thủy đem quân tiến đánh lần hai mà vẫn bình chân như vại, chủ quan khinh địch.
– Dẫn tới việc mất nước, chịu cảnh nước mất nhà tan.
=> Vì vừa có công vừa có tội nên nhận kết cục bất tử hóa không trọn vẹn, không được sống ở trần gian mà phải về cõi thủy cung với Rùa Vàng.
* Nhân vật Mị Châu:
* Tội nhân của bi kịch mất nước:
– Mất cảnh giác với chồng mình, làm lộ bí mật quốc gia, không xử lý khéo léo chuyện nước và việc nhà, chỉ chăm chăm vào hạnh phúc của bản thân mà không nhận ra những ẩn ý trong lời nói của Trọng Thủy.
– Khi đất nước lâm nguy Mị Châu vẫn mù quáng rải lông ngỗng để cho kẻ địch lần theo tìm giết cha mình.
=> Chính vì sự mê muội, cả tin của mình thế nên Mị Châu đã phải gánh chịu kết cục bi thảm, bị kết tội là giặc, là kẻ phản bội Tổ quốc, phản bội cha mình và cuối cùng là bị chính tay cha mình chém đầu, chịu cái chết tàn khốc và đau đớn vô cùng.
* Nạn nhân của bi kịch tình yêu:
– Mị Châu là một cô gái trong sáng, ngây thơ, nàng đã dành hết tất cả tình yêu tha thiết của cuộc đời mình dành tặng cho Trọng Thủy thế nhưng kết cục mà nàng nhận lại chỉ là sự lừa dối, phản bội, lợi dụng từ chồng.
– Nàng bị rơi vào nghịch cảnh trái ngang ấy là khi trao đi tình yêu một cách chân thành thì lại bị lừa dối, lợi dụng, đến khi được nhận tình yêu thực sự từ Trọng Thủy, thì trong trái tim nàng lại chỉ còn biết bao nhiêu hận thù, đắng cay chồng chất.
=> Cái chết của Mị Châu chính là một kết cục hóa thân không trọn vẹn, thể hiện quan điểm và thái độ của dân gian đối với nhân vật, trước hết là sự thấu hiểu thông cảm, xót thương cho số phận của Mị Châu, mặt khác cũng thể hiện thái độ nghiêm khắc của dân gian trước sai lầm và tội lỗi của nhân vật.
* Nhân vật Trọng Thủy:
* Tội nhân trong bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu của Mị Châu:
– Lừa dối lợi dụng tình cảm chân thành của một người con gái yếu đuối vì tham vọng quyền lực, lừa dối hai cha con Mị Châu để đoạt lấy bí mật quốc gia, làm hai cha con nàng nước mất nhà tan.
* Nạn nhân trong bi kịch bị mắc kẹt giữa tình yêu và tham vọng quyền lực:
– Trọng Thủy một bên gánh trách nhiệm với quốc gia với vua cha, một bên lại có tình cảm vợ chồng son sắt với Mị Châu
– Chấp nhận theo đuổi tham vọng quyền lực, khiến Mị Châu chết đồng thời bản than y lại rơi vào kết cục đau thương, hối hận day dứt khôn nguôi về hành động nhẫn tâm của mình.
=> Chọn cái chết để đền tội với Mị Châu, cũng như là tìm một con đường khác để sum họp với nàng.
3. Kết bài
Nêu cảm nhận cá nhân
2. Dàn ý Phân tích truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, mẫu số 2:
a. Mở bài
Giới thiệu truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ
b. Thân bài
* Giới thiệu tình huống truyện
* Phân tích nhân vật:
– An Dương Vương:
+ Là vị vua có tài, có công lao to lớn trong việc dựng nước và giữ nước
+ Có trách nhiệm trong việc nước mất nhà tan: chủ quan, khinh địch, mất cảnh giác khi đồng ý liên hôn giữa hai nước
– Mị Châu:
+ Là con gái An Dương Vương
+ Xinh đẹp, tâm hồn trong sáng
+ Có trách nhiệm lớn nhất trong việc để lộ bí mật quốc gia khiến đất nước bị tiêu diệt
– Mối tình Mị Châu- Trọng Thủy: Là bi kịch đầy đau đớn
– Hình ảnh ngọc trai, giếng nước
– Nghệ thuật:
+ Sự kiện lịch sử đan xen với yếu tố kì ảo
+ Các chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa
c. Kết bài
Khái quát lại nội dung của truyện
3. Dàn ý Phân tích truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, mẫu số 3 (Chuẩn):
a. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về truyền thuyết (khái niệm, những đặc trưng cơ bản,…)
– Giới thiệu khái quát về truyện “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy (xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật,…)
b. Thân bài
* An Dương Vương với công cuộc xây thành, chế nỏ, chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước
– An Dương Vương xây thành:
+ Công cuộc xây thành lại gặp phải thật nhiều những khó khăn, thành cứ xây cao tới đâu là lại lở ngay đến đấy.
+ An Dương Vương đã cho “lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần”.
+ Sau đó với sự giúp đỡ của Rùa Vàng – sứ Thanh Giang vua An Dương Vương đã có thể xây xong thành chỉ trong vòng nửa tháng.
→ Hành động “lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần” và sự tiếp đón niềm nở, nồng hậu của An Dương Vương xét đến cùng là biểu hiện ở tấm lòng trọng người hiền tài của ông.
– An Dương Vương chế nỏ, chống giặc ngoại xâm:
+ Trước khi từ biệt Rùa Vàng, An Dương Vương hỏi “Nếu nay có giặc ngoài thì lấy gì mà chống?”
→ An Dương Vương còn là người luôn lo lắng, suy nghĩ cho vận mệnh, tương lai của đất nước
+ Khi được Rùa Vàng cho chiếc vuốt phòng khi có giặc ngoại xâm, An Dương Vương đã sai Cao Lỗ lấy chiếc vuốt làm thành lẫy nỏ.
+ Với chiếc nỏ thần này, về sau, khi Triệu Đà đưa quân sang xâm lược, quân và dân ta đã đánh thắng quân Triệu Đà, buộc chúng phải xin hòa
* Bi kịch nước mất nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ
– Bi kịch nước mất nhà tan của vua An Dương Vương:
+ An Dương Vương đã mất cảnh giác gả con gái của mình là Mị Châu và cho Trọng Thủy ở rể mà không nhận thấy được âm mưu của kẻ thù
+ Khi quân của Triệu Đà kéo sang xâm lược, An Dương Vương vẫn cậy có nỏ thần mà điềm nhiên ngồi chơi cờ, không chút lo lắng, chuẩn bị phòng ngự và đánh trả.
+ Khi giặc đã kéo vào, vua An Dương Vương không còn có sự lựa chọn nào khác nên đành phải đem theo con gái lên lưng ngựa và chạy về phía hướng Nam.
+ Nhưng thật đáng tiếc thay, khi ngồi trên lưng ngựa sau cha, Mị Châu vẫn rải áo lông ngỗng của mình làm dấu và để rồi quân giặc cứ thế đuổi theo.
+ Đến cùng đường, không còn lối nào để chạy thoát, vua cha ngửa mặt lên trời, hét lớn, tìm sứ Thanh Giang, lúc đấy Rùa Vàng hiện lên và nói “kẻ ngồi sau lưng ngươi chính là giặc đấy”.
+ An Dương Vương rút gươm và tự tay chém chết Mị Châu – người con gái mà ông nhất mực yêu thương.
→ Hành động rút gươm và chém chết Mị Châu của An Dương Vương cho thấy sự tỉnh ngộ muộn màng của ông, đồng thời, cũng cho thấy ông là người luôn đứng về công lí, về lẽ phải và luôn đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết.
– Bi kịch tình yêu của Mị Châu – Trọng Thủy
+ Mị Châu:
- Mị Châu là công chúa của một nước nhưng vì nhẹ dạ cả tin, nàng đã cưới Trọng Thủy và còn lén cho chàng xem trộm nỏ thần, kết quả cuối cùng là đất nước lâm vào cảnh khốn cùng.
- Mị Châu vì tình yêu mù quáng với Trọng Thủy nàng đã rải lông ngỗng làm áo dọc đường cùng cha bỏ trốn, khiến quân giặc đuổi theo và hai cha con nàng không còn đường để thoát thân.
+ Trọng Thủy:
- Lúc đầu, Trọng Thủy lấy Mị Châu chỉ để thực hiện ý đồ xâm lược của cha mình,
- Trong suốt quãng thời gian sống với Mị Châu ở Loa Thành, Trọng Thủy đã thực sự cảm mến tình yêu, sự hồn nhiên, ngây thơ của Mị Châu và yêu nàng.
- Chàng chấp nhận hi sinh tình yêu vì sự nghiệp của cha nhưng đến cuối cùng khi đã giành được chiến thắng, vì yêu Mị Châu và rất nhớ thương nàng, “lúc đi tắm tưởng tượng thấy bóng của Mị Châu chàng lao đầu xuống giếng mà chết”.
- Tình yêu giữa Mị Châu và Trọng Thủy là một mối tình thắm thiết nhưng đầy éo le và bi kịch.
* Thái độ, tình cảm của nhân dân đối với các nhân vật trong tác phẩm
– Đối với An Dương Vương: Thể hiện sự kính trọng, yêu mến và có phần tiếc thương đối với vị vua này.
– Đối với công chúa Mị Châu:
+ Với chi tiết Mị Châu bị chính cha của mình chém chết dường như nhân dân đã lên tiếng phê phán Mị Châu vì nàng đã nhẹ dạ cả tin, nhẹ dạ cả tin mà làm lộ bí mật của dân tộc, tiếp tay cho kẻ thù thực hiện được âm mưu xâm lược.
+ Thái độ đồng cảm, thương cảm trước nỗi oan và sự chung thủy trong tình yêu với Kim Trọng của Mị Châu: chi tiết máu Mị Châu hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch,
c. Kết bài
Khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” và nêu cảm nhận của em về tác phẩm.
II. Bài văn mẫu phân tích truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ
“Em hóa đá ở trong truyền thuyết
Để bao cô gái như em không phải hóa đá trên đời”
-Trần Đăng Khoa-
“Tôi kể người nghe chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để lên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”
-Tố Hữu-
Những vần thơ trên chính là minh chứng cho sự nổi tiếng của truyền thuyết An Dương Vương Mị Châu Trọng Thủy, một truyền thuyết gắn liền với lịch sử dân tộc và có ảnh hưởng sâu rộng trong nền văn hóa của nước nhà, đi vào các tác phẩm thơ ca, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc biết bao nhiêu thế hệ. An Dương Vương Mị Châu Trọng Thủy không chỉ đơn thuần là một câu chuyện nói về biến cố cuộc đời của ba nhân vật chính, mà ẩn đằng sau nó là những bài học vô cùng sâu sắc về đạo làm vua, làm con, làm vợ, làm chồng và làm con dân của một quốc gia. Đó là những bài học ứng xử trong cuộc sống, sự lựa chọn đúng đắn giữa tình thân, tình yêu, và an nguy của quốc gia mà cho đến tận ngày hôm nay nó vẫn mang trọn ý nghĩa thuở ban đầu. Dẫu rằng kết cục là bi thương nhưng có lẽ đó chính là cái giá phải trả cho sự lựa chọn, ứng xử sai lầm của các nhân vật chính, để lại trong lòng độc giả nhiều suy nghĩ trăn trở.
Truyền thuyết An Dương Vương, Mị Châu – Trọng Thủy gắn liền với quần thể di tích tại làng Cổ Loa huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Truyền thuyết xuất xứ với tên Truyện Rùa Vàng nằm trong tập Lĩnh Nam chích quái được sưu tầm vào khoảng cuối thế kỷ XV.
Trước hết là nói về nhân vật An Dương Vương là người mở đầu cho cả truyền thuyết với hai giai đoạn cuộc đời, và dường như đâu đó ta cũng cảm nhận được ở hai đoạn đời này An Dương Vương lại hiện lên như hai con người khác nhau…(Còn tiếp).
>> Xem bài mẫu hoàn chỉnh: Phân tích truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ
————————HẾT————————
Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy được biên soạn trong SGK Ngữ văn 10 vào tuần 4, bên cạnh dàn ý phân tích truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ. Các em có thể tham khảo thêm một số bài viết khác như: Phân tích ý nghĩa và giá trị truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ, Cảm nhận về truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thủy, , Soạn bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, Ý kiến về hành động cho Trọng Thủy xem nỏ thần của Mị Châu.
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)