Dàn ý phân tích những nét tương đồng giữa những câu hát than thân và bài thơ Bánh trôi nước
This post: Dàn ý phân tích những nét tương đồng giữa những câu hát than thân và bài thơ Bánh trôi nước
I. Dàn ý phân tích những nét tương đồng giữa những câu hát than thân và bài thơ Bánh trôi nước (Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
+ Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương đã dùng ngòi bút để bày tỏ tấm lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa.
+ “Bánh trôi nước” là một trong những bài thơ nổi bật nhất, là lời tâm sự, bộc bạch của cô gái trong trắng, thủy chung với tấm lòng sắt son.
+ Người đọc có thể dễ dàng nhận thấy những nét tương đồng giữa hình ảnh thơ, cách sử dụng ngôn từ quen thuộc với những câu hát than thân trong kho tang văn học dân gian.
2. Thân bài
– Nét tương đồng thể hiện ở motif giới thiệu mở đầu “thân em”: thể hiện sự bé nhỏ, cô đơn của người phụ nữ
– Hình ảnh “bánh trôi nước”, một thức quà có hương vị ngọt ngào của người Việt Nam để nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ. Trong thơ ca dân gian, những câu hát than thân chủ yếu đều nói về nỗi bất hạnh của người phụ nữ đương thời.
– Sử dụng thành ngữ “bảy nổi ba chìm” để nói lên số phận trôi nổi của người phụ nữ
3. Kết bài
Khẳng định giá trị nghệ thuật và giá trị nhân đạo. Chốt lại vấn đề: sự tương đồng giữa những câu hát than thân và bài thơ Bánh trôi nước
II. Bài văn mẫu phân tích những nét tương đồng giữa những câu hát than thân và bài thơ Bánh trôi nước (Chuẩn)
Hồ Xuân Hương, nữ thi sĩ đại tài của lịch sử thơ ca Việt Nam. Thơ của bà mang âm hưởng nhẹ nhàng, nữ tính nhưng không kém phần mãnh liệt, thể hiện khát vọng được yêu thương. “Bánh trôi nước” là một trong những bài thơ nổi bật nhất, là lời tâm sự, bộc bạch của một cô gái trong trắng, thủy chung với tấm lòng sắt son. Người đọc có thể dễ dàng nhận thấy những nét tương đồng giữa hình ảnh thơ, cách sử dụng ngôn từ quen thuộc với những câu hát than thân trong kho tàng văn học dân gian.
Số phận long đong, lận đận đường tình duyên khiến bản thân nữ thi sĩ luôn thấu hiểu những nỗi đau thầm kín của người phụ nữ. Chính vì thế, thơ văn của bà luôn thay người phụ nữ nói lên những xúc cảm, những tâm sự và khát khao mãnh liệt. Với “Bánh trôi nước”, Hồ Xuân Hương xây dựng hình tượng người con gái trong trắng, xinh đẹp, tuy vất vả, số phận long đong nhưng bản chất vẫn luôn thiện lương, tốt đẹp, thủy chung và son sắt…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích những nét tương đồng giữa những câu hát than thân và bài thơ Bánh trôi nước tại đây.
——————-HẾT———————-
Những câu hát than thân và bài thơ Bánh trôi nước cùng hướng đến phản ánh, tái hiện cuộc sống, số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Tìm hiểu thêm về những điểm gặp gỡ giữa những câu hát than thân và bài thơ Bánh trôi nước, các em có thể tham khảo một số bài văn hay lớp 7 khác đã được Mầm Non Ánh Dương giới thiệu như: Từ những câu hát than thân, liên hệ với bài thơ Bánh trôi nước để thấy cảnh ngộ và thân phận người phụ nữ phong kiến xưa, Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Bánh trôi nước, Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số bài ca dao than thân, Phân tích yếu tố dân gian được sử dụng trong bài thơ Bánh trôi nước.
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)