Dàn ý phân tích nghệ thuật lập luận trong văn bản Tuyên ngôn độc lập
This post: Dàn ý phân tích nghệ thuật lập luận trong văn bản Tuyên ngôn độc lập
I. Dàn ý phân tích nghệ thuật lập luận trong văn bản Tuyên ngôn độc lập (Chuẩn)
1. Mở bài
– Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh (những nét chính về con người, cuộc đời, các sáng tác chủ đạo, đặc điểm văn chính luận của Người,…).
– Giới thiệu khái quát về văn bản “Tuyên ngôn độc lập” (hoàn cảnh ra đời, những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,…)
– Nêu vấn đề cần phân tích: Nghệ thuật lập luận trong văn bản “Tuyên ngôn độc lập”.
2. Thân bài
a. Bố cục, kết cấu chặt chẽ và lô-gic
– Đoạn mở đầu: Nêu lên cơ sở pháp lí cho bản tuyên ngôn
– Đoạn hai: Nêu lên cơ sở thực tiễn cho bản tuyên ngôn – thực tiễn về tội ác của thực dân Pháp và thực tiễn về cuộc cách mạng của nhân dân ta.
– Đoạn kết: Trên cơ sở pháp lí và thực tiễn, nêu lên lời tuyên ngôn độc lập
b. Cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, chứng cứ xác thực trong quá trình làm rõ từng vấn đề
– Lập luận chứng minh cho cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn
+ Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ – hai bản tuyên ngôn đề cao quyền tự do, bình đẳng của con người.
+ Từ quyền con người ấy để suy ra quyền dân tộc, với cụm từ “suy rộng ra”.
→ Sự suy luận rất lô-gic và chặt chẽ của Hồ Chí Minh bởi lẽ nếu nhân loại thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của cá nhân thì tất yêu phải thừa nhận quyền của dân tộc.
– Lập luận chứng minh cho cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn
+ Sử dụng quan hệ từ “thế mà” ở đầu đoạn văn đã hé mở ra một sự đối lập giữa lí lẽ và hành động của thực dân Pháp.
+ Vạch trần tội ác của thực dân Pháp
- Nghệ thuật liệt kê cùng lối nói giàu hình ảnh
- Nghệ thuật điệp ngữ với việc lặp lại nhiều lần từ “chúng”
- Sử dụng hàng loạt động từ mạnh như “thẳng tay chém giết”, “tắm các cuộc khởi nghĩa trong bể máu”, “bóc lột nhân dân đến tận xương tủy”.
+ Thực tiễn cuộc cách mạng của nhân dân ta – một cuộc cách mạng chính nghĩa
– Lập luận trong lời tuyên bố độc lập
– Sử dụng cụm từ “bởi thế cho nên” để thể hiện mối quan hệ nguyên nhân – kết quả với những cơ sở tiền đề đã được nêu lên từ trước đó.
c. Ngôn ngữ ngắn gọn, hàm súc, chặt chẽ
– Sử dụng với một tần suất cao các từ liên kết, góp phần tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa các cây, các đoạn và tạo nên tính lô-gic cao trong toàn bộ tác phẩm.
– Hệ thống từ ngữ trong tác phẩm cũng được tác giả sử dụng chính xác cao độ.
3. Kết bài
Khái quát về nghệ thuật lập luận trong “Tuyên ngôn độc lập” và nêu cảm nghĩ của bản thân.
II. Bài văn mẫu Phân tích nghệ thuật lập luận trong văn bản Tuyên ngôn độc lập (Chuẩn)
Không chỉ là một lãnh tụ, một nhà quân sự, chính trị xuất sắc trong lịch sử dân tộc, Hồ Chí Minh còn là nhà văn lớn với nhiều tác phẩm xuất sắc. Nhớ đến những trang viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bên cạnh những vần thơ “thép” chúng ta không thể nào quên “những áng văn chính luận mẫu mực’ của Người. Và có thể nói, tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” là một trong số những tác phẩm chính luận như thế. Đọc “Tuyên ngôn độc lập” người đọc sẽ thấy được nghệ thuật lập luận xuất sắc của Hồ Chí Minh.
Trước hết, nghệ thuật lập luận trong “Tuyên ngôn độc lập” được thể hiện ở bố cục, cấu trúc lập luận lô-gic và chặt chẽ. Đoạn mở đầu tác phẩm, tác giả Hồ Chí Minh đã nêu lên cơ sở pháp lí, làm tiền đề vững chắc cho toàn bộ bản tuyên ngôn. Và nếu như phần đầu tác giả nêu lên cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn thì trong phần tiếp theo, tác giả đã nêu lên cơ sở thực tiễn, đó chính là việc vạch trần những tội ác dã man của giặc và cuộc đấu tranh chính nghĩa, bảo vệ đất nước của dân tộc ta…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích nghệ thuật lập luận trong văn bản Tuyên ngôn độc lập tại đây.
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)