Dàn ý phân tích nghệ thuật châm biếm sắc sảo của Vũ Trọng Phụng qua đoạn Hạnh phúc của một tang gia
This post: Dàn ý phân tích nghệ thuật châm biếm sắc sảo của Vũ Trọng Phụng qua đoạn Hạnh phúc của một tang gia
I. Dàn ý phân tích nghệ thuật châm biếm sắc sảo của Vũ Trọng Phụng qua đoạn Hạnh phúc của một tang gia (Chuẩn)
1. Mở bài
– Vũ Trọng Phụng là một trong những ngòi bút trào phúng châm biếm xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại, đặc biệt là trong nửa đầu của thế kỷ XX.
– Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Vũ Trọng Phụng là tiểu thuyết Số đỏ, đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia chính là đỉnh cao của ngòi bút châm biếm sắc sảo mang tên Vũ Trọng Phụng.
2. Thân bài
* Nghệ thuật châm biếm nằm ở nhan đề:
– “Hạnh phúc của một tang gia” => Nghịch lý gây tò mò và sửng sốt cho người đọc.
* Tình huống truyện trào phúng:
– Ông cụ chết nhưng cả nhà lại khấp khởi vui mừng “Ba hôm sau ông cụ già chết thật”
– Bản chất xấu xa và tệ hại của từng con người trong gia đình được bộc lộ thông qua những suy nghĩ và hành động của họ.
– Hình ảnh một xã hội nhố nhăng, vô đạo đức hiện lên thông qua cảnh đám tang lộn xộn như hội chợ, người đi rước thì mải mê tám chuyện, tán tỉnh, tình tứ với nhau trong cái vẻ mặt giả tạo đau buồn, nghiêm túc.
* Chi tiết truyện đầy châm biếm đặc sắc:
– “Kèn Ta, kèn Tây, kèn Tàu thi nhau mà rộn lên” => Phản ánh hiện thực một xã hội vô trật tự, sự pha trộn một cách bát nháo, lố bịch các nền văn hóa ngoại quốc.
– Chi tiết cảnh hạ huyệt thể hiện rõ nét sự suy đồi trong đạo đức và nhân cách của con người thuộc giới thượng lưu.
* Ngôn ngữ, giọng điệu trào phúng, mỉa mai, lúc tả thực lúc lại ẩn ý làm câu chuyện trở nên linh hoạt, tạo dựng những tiếng cười và khơi gợi những suy nghĩ của độc giả.
3. Kết bài
– Hạnh phúc của một tang gia chính là trích đoạn thể hiện xuất sắc nhất ngòi bút châm biếm, trào phúng sắc sảo của Vũ Trọng Phụng.
– Văn chương Vũ Trọng Phụng trước tiên luôn gây những tiếng cười, bởi sự hài hước và hóm hỉnh sâu cay, thế nhưng sau đó người ta lại cảm thấy chua xót, bẽ bàng về một giai đoạn lịch sử mà đạo đức xã hội nằm ở giá trị âm.
II. Bài văn mẫu phân tích nghệ thuật châm biếm sắc sảo của Vũ Trọng Phụng qua đoạn Hạnh phúc của một tang gia (Chuẩn)
Vũ Trọng Phụng là một trong những ngòi bút trào phúng châm biếm xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại, đặc biệt là trong những năm đầu của thế kỷ XX. Ông có một đôi mắt hiện thực với ánh nhìn sâu sắc, xuyên thấu tất cả những hào nhoáng, bóng bẩy sa hoa của tầng lớp thượng lưu giữa phố thị Hà Thành, dùng ngòi bút điêu luyện để vạch trần toàn bộ những mặt giả dối, bẩn thỉu đang được đắp lên mình cái vỏ thượng lưu thơm tho nhưng vẫn không thôi bốc mùi. Từ trong những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, bộ mặt thối nát của cái xã hội nhốn nháo Tây, Tàu, Ta lẫn lộn, đã khiến độc giả được nhiều phen cười ra nước mắt nhưng cũng rất thấm thía về một giai đoạn mà đạo đức xã hội xuống cấp trầm trọng, ở thế giới “thượng lưu” ấy thứ gì cũng đáng giá, chỉ trừ một thứ ấy chính là nhân tính con người. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Vũ Trọng Phụng là tiểu thuyết Số đỏ, đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia chính là đỉnh cao của ngòi bút châm biếm sắc sảo mang tên Vũ Trọng Phụng.
Nói ngòi bút của Vũ Trọng Phụng là ngòi bút châm biếm sắc sảo bởi lẽ, lấy ví dụ đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, xuyên suốt là những dòng văn là sự châm biếm sâu sắc và sâu cay. Bắt đầu từ nhan đề, dẫu rằng nó không phải là đích thân tác giả đặt,…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích nghệ thuật châm biếm sắc sảo của Vũ Trọng Phụng qua đoạn Hạnh phúc của một tang gia tại đây.
——————HẾT—————–
Chắc hẳn qua dàn ý Phân tích nghệ thuật châm biếm sắc sảo của Vũ Trọng Phụng qua đoạn Hạnh phúc của một tang gia, các bạn đã phần nào hiểu hơn về phong cách nghệ thuật của “bậc thầy trào phúng” Vũ Trọng Phụng. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số bài văn hay lớp 11 khác để hoàn thiện hơn phần kiến thức của bản thân về tác phẩm này như: Tiếng cười trào phúng trong Hạnh phúc của một tang gia; Lời văn của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia đậm chất trào phúng. Hãy chứng minh; Phân tích nghệ thuật trào phúng qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng; Ỹ nghĩa điệp khúc “Đám cứ đi” trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia;…
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục