Dàn ý phân tích đoạn trích Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh
This post: Dàn ý phân tích đoạn trích Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh
Dàn ý phân tích đoạn trích Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh
I. Dàn ý phân tích đoạn trích Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh
1. Mở bài
– Giới thiệu khái quát tác giả Hồ Biểu Chánh, đoạn trích “Cha con nghĩa nặng” thuộc nửa sau chương IX của tiểu thuyết cùng tên.
2. Thân bài
– Phân tích hoàn cảnh và số phận của Trần Văn Sửu:
+ Là người nông dân chất phác thật thà, là người chồng yêu vợ thương con
+ Bi kịch gia đình xảy đến đành phải trốn đi bảo vệ hạnh phúc và êm ấm cho con
– Phân tích cuộc gặp gỡ của hai cha con trên cầu Mê Tức:
+ Tình thương con và sự hy sinh của Trần Văn Sửu
+ Tình thương cha và lòng hiếu thảo của nhân vật “Thằng Tí”
3. Kết bài
– Khẳng định giá trị của đoạn trích: Có thể nói, đoạn trích “Cha con nghĩa nặng” của Hồ Biểu Chánh đã diễn đạt thành công tình phụ tử sâu nặng, thiêng liêng, đạo lý làm người đã chiến thắng pháp lý xã hội, tình nghĩa cha con đã chiến thắng những mâu thuẫn giữa tình cha thương con, tình con thương cha và hạnh phúc của con.
II. Bài văn mẫu Phân tích đoạn trích Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh
Văn học Việt Nam có rất nhiều những tác phẩm ca ngợi tình cảm gia đình, tình mẫu tử và tình cha con, tất cả đều thể hiện và ca ngợi truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc. Riêng đoạn trích “Cha con nghĩa nặng” trích trong tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Hồ Biểu Chánh lại mang một nét rất đặc biệt, vẻ đẹp của tình cảm cha con được tô thắm trên nền của bản sắc văn hóa mang đậm dấu ấn đặc trưng của cuộc sống và tính cách con người Nam Bộ.
Xây dựng nhân vật Trần Văn Sửu, tác giả đã gửi gắm vào đó là hình ảnh đại diện cho những người con Nam Bộ, những người nông dân hiền lành, chân chất và thật thà chăm chỉ, sống tình nghĩa và yêu thương vợ con hết lòng. Tuy nhiên, Sửu lại rơi vào hoàn cảnh bi kịch gia đình, lấy phải cô vợ xấu nết, trong lần bắt quả tang vợ ngoại tình, vợ anh không những không biết ăn năn hối lỗi mà còn hỗn láo ngang ngược giữ chồng cho tình nhân chạy thoát. Trong cơn giận anh xô vợ ra, không may vợ ngã đúng cái phản chết ngay mang trong mình tội giết vợ, Sửu phải bỏ trốn để không bị bỏ tù và để gìn giữ cuộc sống yên ổn cho các con…(Còn tiếp)
>> Bài văn mẫu đầy đủ Phân tích đoạn trích Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)