Dàn ý Phân tích bài thơ Nói với con
This post: Dàn ý phân tích bài thơ Nói với con
Dàn ý Phân tích bài thơ Nói với con
I. Dàn ý Phân tích bài thơ Nói với con, mẫu số 1 (Chuẩn):
1. Mở bài
– Sơ lược về tác giả và phong cách sáng tác.
– Giới thiệu tác phẩm.
2. Thân bài:
a. Lời gợi nhắc về tình cảm đùm bọc, che chở, yêu thương đầy ấm áp của gia đình, cộng đồng dân tộc và quê hương đối với mỗi con người.
* Trong gia đình “ Chân phải…tiếng cười”:
– Mở ra quá trình sinh trưởng của đứa con trong vòng tay yêu thương của gia đình, gợi liên tưởng đến một mái ấm vô cùng hạnh phúc, những niềm hạnh phúc dẫu giản đơn nhưng là quý giá vô cùng.
– Người cha còn muốn nhắn nhủ với đứa con bé bỏng của mình về công lao dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, con cái chính là món quà vô giá mà tạo hóa đã ban cho cha mẹ, là niềm tin, niềm hy vọng để cha mẹ phấn đấu trong suốt cuộc đời.
* Trong không gian làng, bản quê hương: “Người đồng mình…cho những tấm lòng”:
– Gợi ra vẻ đẹp của “người đồng mình” trong công cuộc lao động là sự khéo léo, tài hoa; trong nền nếp văn hóa là sự yêu đời, yêu cuộc sống, chân phương giản dị, thấm đẫm trong không gian sinh hoạt làng bản.
– Gợi ra vẻ đẹp trù phú, sung túc của quê hương thông qua “Rừng cho hoa”, vẻ đẹp tình nghĩa, thấm đẫm thân tình của quê hương thông qua câu “Con đường cho những tấm lòng”.
– Nhắc nhở đứa con về vẻ đẹp, niềm hạnh phúc của một mái ấm gia đình thông qua lời nhắc về ngày cưới của cha mẹ.
=> Từ những hình ảnh thông thường của cuộc sống lao động, sinh hoạt hằng ngày của người dân tộc miền núi phía Bắc, thế nhưng khi bước vào thơ của Y Phương người ta thấy những hình ấy có một vẻ đẹp khác hẳn, rất thơ và rất đậm vẻ tự hào, yêu thương, xúc động của một người con miền núi Cao Bằng.
b. Vẻ đẹp tâm hồn của “người đồng mình”:
– Vẻ đẹp của lòng kiên trì, sức mạnh, ý chí phấn đấu khắc phục mọi điều kiện khắc nghiệt, để tạo nên một cộng đồng dân tộc giàu bản sắc.
– Thông qua niềm tự hào sâu sắc về vẻ đẹp tâm hồn của “người đồng mình”, người cha đã dặn dò, dạy bảo con bằng tất cả tấm lòng, mong con sau này lớn lên kế thừa và phát huy được những vẻ đẹp ấy, “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh/Sống trong thung không chê thung nghèo đói/Sống như sông như suối/Lên thác xuống ghềnh/Không lo cực nhọc”.
– “người đồng mình” còn hiện lên với vẻ đẹp tự lực, tự cường, dẫu có nghèo khó, cuộc sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn đủ đường, “thô sơ da thịt” nhưng người đồng mình chẳng có mấy ai chấp nhận, khuất phục mà họ đều tự trở nên mạnh mẽ, cường đại trong công cuộc kiến thiết và xây dựng quê hương.
– Xây dựng riêng cho mình những phong tục tập quán tốt đẹp, gìn giữ và lưu truyền biết bao đời, xây dựng lên một cộng đồng dân tộc thống nhất.
3. Kết bài:
Nêu cảm nhận chung.
II. Dàn ý Phân tích bài thơ Nói với con, mẫu số 2 (Chuẩn):
1. Mở bài
– Giới thiệu sơ lược về Y Phương và phong cách thơ của ông.
– Nói với con là một trong những bài thơ hay nhất đã làm nên tên tuổi của Y Phương trên thi đàn Việt Nam.
2. Thân bài
* Bốn dòng thơ đầu “Chân phải…tiếng cười”
– Người cha kể cho con nghe về những ngày con còn thơ bé, niềm hạnh phúc trong tình cảm gia đình ấm áp với từng bước đi chập chững, từng tiếng nói giọng cười của con.
– Nhắn nhủ với con về công lao và tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ dành cho con cái từ thuở con sinh ra cho đến khi con lớn khôn thành người.
* “Người đồng mình…đẹp nhất trên đời”:
– Mở rộng từ tình cảm gia đình sang tình cảm làng xóm, quê hương với vẻ đẹp của “người đồng mình”: Sự khéo léo, sáng tạo trong lao động, vẻ đẹp của đời sống văn hóa tinh thần.
– Vẻ đẹp trù phú của “rừng cho hoa”, vẻ đẹp đậm tình con người quê hương của “con đường cho những tấm lòng”.
=> Mong con có thể ghi nhớ và khắc sâu vào lòng những gì thân thuộc nhất của quê hương, để khiến con nhận thức được ngoài gia đình thì chính những nét đẹp văn hóa, chính cái nôi của cộng đồng đã nuôi dưỡng con thành người, cho con tiếng nói, cho con những vẻ đẹp tâm hồn quý giá.
* “Người đồng mình…phong tục”:
– Vẻ đẹp kiên cường, ý chí mạnh mẽ của người miền núi, vượt qua mọi khó khăn gian khổ.
– Lời thơ của tác giả có chút ngậm ngùi xót thương cho những con người miền núi, thế nhưng phần hơn vẫn là niềm tự hào sâu sắc với bản lĩnh và ý chí kiên cường của dân tộc, mong muốn con có thể kế thừa và phát huy truyền thống của “người đồng mình”.
– “Người đồng mình” đã tự tay kiến thiết lên quê hương, làm ra quê hương, rồi chính từ quê hương đã làm ra những phong tục tập quán chung, xây dựng nên một cộng đồng dân tộc thống nhất.
* Đoạn cuối:
– Lời dặn dò thấm thía và đầy thương yêu của người cha dành cho đứa con của mình sau những lời tâm tình, giảng giải về vẻ đẹp của quê hương.
3. Kết bài
Tổng kết nội dung và nghệ thuật.
III. Dàn ý Phân tích bài thơ Nói với con, mẫu số 3:
1. Mở bài
– Dẫn dắt vấn đề: Đi từ đề tài quê hương là đề tài quen thuộc trong văn học
– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương.
2. Thân bài
* Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Nói với con:
Năm 1980 – những năm cuối bảy mươi đầu tám mươi của thế kỉ hai mươi, đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân cả nước nói chung, nhân dân các dân tộc thiểu số ở miền núi nói riêng vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Bên cạnh những người làm ăn chân chính, có những người buôn gian bán lận, từ hiện thực khó khăn ngày ấy, Y Phương làm bài thơ này để “tâm sự với chính mình, động viên mình, đồng thời là để nhắc nhở con cái sau này”.
* Khung cảnh gia đình hạnh phúc, đầm ấm, có cha mẹ và tiếng cười đùa của con trẻ: “Chân phải… tiếng cười”
– Đứa trẻ là sự kết tinh tình yêu của cha và mẹ, sự khôn lớn của con cái luôn là niềm hạnh phúc của bậc sinh thành.
– Chứng kiến đứa trẻ đang tập đi những bước đi đầu tiên trong cuộc đời, cha mẹ vui mừng, xúc động khôn xiết.
– “tiếng nói”, “tiếng cười” là đích đến, là sự cổ vũ, động viên của cha mẹ dành cho con.
* Hình ảnh “người đồng mình”: “Người đồng mình… câu hát”
– “Người đồng mình”: Cách nói giản dị, mộc mạc của người dân tộc, chỉ những người cùng chung vùng miền, cùng chung quê hương, Tổ quốc.
– Đứa trẻ không chỉ lớn lên trong vòng tay yêu thương và sự giáo dục của cha mẹ, gia đình mà còn lớn lên trong sự thân thuộc, nghĩa tình của những người xung quanh.
– Các động từ “đan”, “cài”, “ken”: Công việc tỉ mỉ, cần sự khéo léo
– Công việc của “người đồng mình” vất vả nhưng họ rất yêu cuộc sống, yêu lao động, chính tiếng hát đã khơi dậy tinh thần lạc quan và giúp tâm hồn họ trở nên phong phú.
* Bài học về sự biết ơn, sự gắn bó máu thịt với quê hương, đất nước: “Rừng cho hoa… tấm lòng”
– Núi rừng ngoài cho gỗ, các loại thực phẩm phục vụ nhu cầu hằng ngày, còn “cho hoa” – kết tinh vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo vật, từ vùng đất đầy sỏi đá.
– Con đường quê hương: Gồ ghề, không bằng phẳng nhưng chứa đựng ân tình, tấm lòng nhân hậu của những con người quê hương.
=> Quê hương chính là cội nguồn, là nơi bao bọc chở che đứa trẻ, là điểm tựa tinh thần vững chắc để đứa trẻ ấy vững bước trên đường đời.
* Hình ảnh những con người giàu ý chí, nghị lực trên mảnh đất quê hương: “Người đồng mình… lo cực nhọc”
– Đức tính đáng quý của người đồng mình: Vững tâm không bao giờ bỏ cuộc; bền bỉ, gắn bó tha thiết với quê hương dù quê hương còn nghèo khó
– Nghệ thuật đối lập: “cao đo” – “xa nuôi”, “nỗi buồn” – “chí lớn” => Sức sống kiên cường của con người nơi đây
– Các hình ảnh ẩn dụ “đá gập ghềnh”, “thung nghèo đói”, “lên thác xuống ghềnh”: Những vất vả, nhọc nhằn, khó khăn của những người dân nơi đây phải chịu đựng, vậy nhưng họ “không chê” => Thái độ chấp nhận và sự kiên gan bền chí của những người dân nơi đây
– Phép so sánh “sống như sông như suối”: Sức sống mãnh liệt của họ.
* Lời nhắn nhủ, dặn dò của người cha dành cho con: “Người đồng mình… phong tục”
– Vẻ đẹp ngoại hình bình dị nhưng tâm hồn chân chất, mộc mạc, tâm hồn luôn hướng đến quê hương.
– Lòng tự hào dân tộc, sự khéo léo, đức tính cần cù đã làm nên những phong tục tập quán tốt đẹp mang bản sắc văn hóa riêng.
– Người cha dặn dò đứa con: “Con ơi… nghe con”
+ Phải sống gắn bó, thủy chung, nghĩa tình với quê hương.
+ Phải biết vượt qua những gian khó bằng ý chí, nghị lực, sức mạnh của bản thân.
+ Không được phép quên đi nguồn cội, quê hương của mình.
+ Gìn giữ những đức tính quý giá của “người đồng mình”.
3. Kết bài
– Khẳng định lại vấn đề.
– Nêu suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
IV. Bài văn mẫu Phân tích bài thơ Nói với con (Chuẩn)
Y Phương sinh ngày 24/12/1948, tên thật là Hứa Vĩnh Sước, là người dân tộc Tày, quê ở vùng rẻo cao Trùng Khánh, Cao Bằng, từng là lính đặc công trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ông là một trong những nhà thơ dân tộc nổi tiếng nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại, được mệnh danh là “cánh chim đại bàng của khắp miền rẻo cao phía Bắc Tổ quốc”. Y Phương nổi tiếng với giọng thơ hồn nhiên, mộc mạc, trong sáng và mạnh mẽ mang đậm chất thổ cẩm dân tộc vùng miền núi phía Bắc với cách tư duy giàu hình ảnh, giàu ý nghĩa. Trong đó Y Phương nổi tiếng nhất là bài thơ Nói với con, một tác phẩm mang đầy đủ những đặc điểm thơ của nhà thơ mà nhà báo Vũ Bình Lục đã có những lời nhận xét rất tâm đắc rằng:“Nói với con, trò chuyện với con, dặn con…là đề tài thường thấy trong thơ ca nhân loại nói chung và thơ ca Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, có sự khác nhau là ở phương thức thể hiện, ở giọng điệu, ở tài năng…Y Phương, nhà thơ dân tộc ít người miền núi phía Bắc là một giọng điệu riêng, khá nhiều ấn tượng”.
Bằng giọng điệu, tâm tình yêu thương nhà thơ đã mở đầu cuộc nói chuyện với đứa con của mình bằng những lời gợi nhắc về tình cảm đùm bọc, che chở, yêu thương đầy ấm áp của gia đình,…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích bài thơ Nói với con tại đây.
———————–HẾT————————
Bên cạnh Dàn ý Phân tích bài thơ Nói với con, các em học sinh cũng có thể tham khảo thêm các bài văn hay lớp 9 khác có liên quan đến tác phẩm như: Dàn ý tâm sự của người cha nói với con trong bài thơ Nói với con; Dàn ý giá trị nội dung bài thơ Nói với con; Dàn ý bình giảng bài thơ Nói với con; Dàn ý cảm nhận về vẻ đẹp của người đồng mình trong bài thơ Nói với con; Dàn ý cảm nhận về tình cha con trong bài thơ Nói với con,…
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)