Dàn ý Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
This post: Dàn ý Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
I. Dàn ý Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, mẫu số 1 (Chuẩn):
1. Mở bài
– Giới thiệu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của tác giả Thanh Hải.
2. Thân bài
a. Ý nghĩa nhan đề:
– Mùa đầu tiên trong một năm, với sự tươi đẹp, tràn trề sức sống của đất trời
– Nghĩa bóng chỉ phần tuổi trẻ đẹp đẽ nhất của mỗi con người, hoặc cũng là để chỉ phần đẹp đẽ nhất trong tâm hồn con người. Hai từ “mùa xuân” đứng bên cạnh từ “nho nhỏ” thể hiện thái độ khiêm nhường, và vô cùng chân thành của nhà thơ.
b. Khổ thơ đầu: mùa xuân của thiên nhiên
– Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, thanh mát với những gam màu sắc hài hòa cộng hưởng với âm thanh vang vọng rộn rã báo hiệu một mùa xuân rất sống động, trẻ trung.
– “Dòng sông xanh”, “bông hoa tím biếc” => Bút pháp chấm phá cổ điển, gợi mà không tả, mở ra khung cảnh mùa xuân xinh đẹp, thanh bình, tươi sáng vô cùng.
– Tiếng chim chiền chiện, thể hiện sự chuyển động linh hoạt, cùng sự náo nhiệt trong khung cảnh mùa xuân.
c. Khổ thơ thứ 2 và 3: Mùa xuân của đất nước
– Mùa xuân của đất nước được tạo nên từ hai nhiệm vụ cơ bản ấy là nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của “mùa xuân người cầm súng” và nhiệm vụ xây dựng đất nước của “mùa xuân người ra đồng”.
– Hình ảnh “lộc”: tượng trưng cho những thành quả tốt đẹp, với người lính là sự tự do, độc lập, hạnh phúc của dân tộc, thì thành quả gắn với người lao động chính là sự ấm no, sung túc, giàu có, là sự đổi mới là sức xuân đang dâng trào mãnh liệt trên quê hương.
– Mùa xuân của đất nước đã được dựng lên từ cuộc đời, từ mùa xuân của biết bao nhiêu thế hệ đi trước, có vất vả, có gian lao.
– Phép so sánh “Đất nước như vì sao” còn thể hiện lòng tự hào, yêu thương của Thanh Hải với dải đất hình chữ S, nâng tầm Tổ quốc sánh ngang với tầm vóc vũ trụ, đẹp đẽ, rực rỡ và vĩ đại, khiến người người thiết tha ngưỡng mộ, tự hào.
d. Khổ thơ 4 và 5: Ước vọng của nhà thơ:
– Mong ước được làm chim, làm hoa, làm một nốt trầm để góp thêm vào vẻ đẹp của mùa xuân cuộc đời.
=> Ước vọng của nhà thơ Thanh Hải thật giản đơn, thật khiêm nhường, sự chân thành tuyệt đối, thể hiện lòng yêu cuộc đời tha thiết, mãnh liệt, thể hiện vẻ đẹp trong tâm hồn của một thi nhân đã ở tuổi gần đất xa trời, nhưng tâm hồn vẫn trong trẻo và xuân sắc vô cùng.
3. Kết bài
Nêu cảm nhận cá nhân.
II. Dàn ý Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, mẫu số 2 (Chuẩn):
1. Mở bài
Giới thiệu tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ”
– Xuân luôn là đề tài bất tận của thi ca.
– Có rất nhiều nhà thơ viết rất hay, rất đẹp về mùa xuân trong đó có Thanh Hải với “Mùa xuân nho nhỏ”.
2. Thân bài:
* Hoàn cảnh ra đời của bài thơ
– Viết vào năm 1980, khi tác giả đang chống chọi từng giây từng phút trên giường bệnh.
* Phân tích cụ thể
– Khổ 1: Bức tranh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế với gam màu tươi sáng, âm thanh trong trẻo, bừng sức sống. Được thể hiện qua các hình ảnh: dòng sông xanh, bông hoa tím…
– Khổ 2: Vẫn là bức tranh thiên nhiên mùa xuân, tác giả gửi vào đó với niềm tin về tương lai rộng mở và sự vững chãi của đất nước. Cùng với hình ảnh người ra trận, người lên nương là không khí vui tươi, náo nhiệt chào đón xuân về.
– Khổ 3: Nhà thơ thể hiện tâm niệm tràn đầy nhiệt huyết nhưng cũng đầy triết lý nhân sinh của mình qua các hình ảnh: “mùa xuân nho nhỏ”, “tuổi hai mươi”, tóc bạc” cùng hành động “lặng lẽ” hiến dâng cho đời.
– Khổ 4: Từ tình yêu thiên nhiên nhà thơ đã nâng lên thành khúc ca ca ngợi Tổ quốc qua điệu hát “Nam ai”, “Nam bình” quen thuộc của xứ Huế.
3. Kết bài
– “Mùa xuân nho nhỏ” đã góp phần làm nên thành công của thơ ca dân tộc.
– Bài thơ vừa thể hiện sự tinh tế cùng những chiêm nghiệm của nhà thơ vừa truyền tình yêu quê hương, đất nước đến cho bạn đọc.
III. Dàn ý Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, mẫu số 3:
1. Mở bài
– Dẫn dắt vấn đề: Đề tài mùa xuân trong văn chương nghệ thuật
– Giới thiệu tác giả và tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ.
2. Thân bài
* Cảm nhận về khổ đầu bài thơ: “Mọc giữa dòng sông xanh… tôi hứng”
– Không gian quen thuộc của miền quê Việt Nam yên bình qua vài ba nét chấm phá: Một dòng sông xanh, một bông hoa tím, vài chú chim nhỏ
– Hình ảnh nổi bật trong bức tranh đó: Dòng sông xanh biếc đang miệt mài chảy trôi, giữa dòng điểm xuyết “bông hoa tím biếc”
– Động từ “mọc”: Tạo ấn tượng mạnh
– Màu tím: Màu sắc được người dân xứ Huế sử dụng nhiều nhất nhưng ở đây là “tím biếc” – màu của đóa hoa lục bình đang dập dềnh trôi giữa dòng nước
– “Ơi con chim chiền chiện”:
+ Tiếng gọi đầy tha thiết, thân thương, như tiếng gọi một con người
+ Chim chiền chiện: Loài chim quen thuộc của nông thôn Việt Nam, giọng hót cao vút
=> Tiếng hót của chúng báo hiệu mùa xuân về
– “Hót chi mà vang trời”: Tiếng trách yêu của tác giả
– “Từng giọt long lanh rơi”: Giọt mưa mùa xuân hay tiếng chim hót, là từng giọt mật của mùa xuân đang dần rơi xuống?
+ Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác: Từ thính giác sang xúc giác, chính mùa xuân đã khiến cho mọi giác quan trong cơ thể người bừng tỉnh.
=> Bức tranh quê hương thôn dã rộn ràng, chân thực, đặc trưng vùng miền.
* Cảm nhận về khổ thứ hai bài thơ: “Mùa xuân người cầm súng… xôn xao”
– Hình ảnh người lính cầm súng với quanh mình là lá ngụy trang: Mùa xuân là những cành lộc non giắt trên lưng để che mắt kẻ thù
– “Lộc” đối với những người ở hậu phương: Là những mầm ngô, cây sắn, cây lúa mới đang trải ra khắp ruộng đồng, nương rẫy
=> Cả Tổ quốc đang “hối hả”, sục sôi bước những bước chân đầu tiên đầy gian khổ trong quá trình xây dựng đất nước
+ Điệp từ “tất cả”: Lời khẳng định của nhà thơ cả đất nước đang rộn ràng, tươi vui, phấn đấu xây dựng
– Nghệ thuật: So sánh, hệ thống từ láy gợi hình gợi cảm => Miêu tả không khí rạo rực, rộn ràng của cả dân tộc đang phấn đấu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
* Cảm nhận về khổ thơ thứ 3 bài thơ: “Đất nước… phía trước”
– Nhịp thơ năm chữ không còn nhanh, dồn dập mà trở nên trầm lắng hơn
– Cả đoạn thơ như phút giây trầm lắng suy tưởng lại bốn ngàn năm lịch sử của dân tộc:
+ Những “vất vả và gian lao” của đất nước: Chiến tranh chống Mông – Nguyên, chống Pháp, chống Mỹ,…
+ “Đất nước như vì sao… phía trước”: Dân tộc như vì sao sáng rực rỡ, luôn tiến về phía trước
– Nghệ thuật: So sánh “đất nước như vì sao” => Chiếu rạng, sáng soi, chỉ đường dẫn lối cho chúng ta tiến về phía trước của văn minh và hạnh phúc.
* Cảm nhận về khổ thơ tiếp theo của bài thơ: “Ta làm… xao xuyến”
– Ước nguyện nhỏ bé của nhà thơ: Làm chú chim nhỏ, làm đóa hoa khoe sắc thắm, một nốt trầm lắng giữa bản nhạc…
= Nguyện vọng nhỏ nhoi nhưng mãnh liệt, cháy bỏng
– Đại từ “ta”: Cái tôi chung của cả dân tộc, đại diện cho cái tôi chung của bao con người Việt Nam muốn hiến dâng cho cuộc đời, sự nghiệp dân tộc.
* Cảm nhận về khổ thơ cuối bài thơ: “Mùa xuân tôi xin hát…. đất Huế”
– Thanh Hải lại trở về làm người con xứ Huế với những điệu hát quen thuộc của quê hương: Nam ai, Nam bình,…
– Lời hát dành tặng cho mùa xuân, đất nước, quê hương, con người Việt Nam,…
3. Kết bài
– Khẳng định lại giá trị bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
– Nêu suy nghĩ, cảm xúc bài thơ.
IV. Bài văn mẫu Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
Trong bài thơ Con chim chiếc lá, Tố Hữu có viết: “Nếu là con chim, con chim phải hót/ Nếu là chiếc lá chiếc lá phải xanh/ Lẽ nào vay mà không trả/Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Và lẽ sống cao đẹp ấy cũng được nhà thơ Thanh Hải thể hiện thật cảm động trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. Bài thơ được viết vào trước lúc nhà thơ giã biệt cuộc đời chỉ khoảng một tháng, để thể hiện niềm yêu thiết tha với cuộc sống, đất nước, quê hương và ước nguyện cao đẹp của tác giả.
Về nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ”, được hiểu theo nghĩa thực là nói về mùa đầu tiên trong một năm, với sự tươi đẹp, tràn trề sức sống của đất trời, là cái mùa mà ông hoàng thơ tình Xuân Diệu cả một đời trăn trở, nuối tiếc. Thế nhưng ý nghĩa của nhan đề không chỉ dừng lại ở nghĩa thực mà ở đây nó còn chỉ phần tuổi trẻ đẹp đẽ nhất của mỗi con người, hoặc cũng là để chỉ phần đẹp đẽ nhất trong tâm hồn con người, cùng với những khao khát được dâng hiến được dâng hiến cái mùa xuân,…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ tại đây.
————————-HẾT————————-
Bên cạnh Dàn ý Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, chúng tôi còn giới thiệu đến các em học sinhh một số bài văn hay lớp 9 khác có liên quan để em tham khảo như: Dàn ý Cảm nhận tình yêu thiên nhiên của người thi nhân qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ; Dàn ý bức tranh xuân trong Cảnh ngày xuân và Mùa xuân nho nhỏ; Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Mùa xuân nho nhỏ; Cảm nhận và suy ngẫm của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ; Sơ đồ tư duy Mùa xuân nho nhỏ;…
Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục