Giáo dục

Dàn ý nghị luận về hiện tượng ăn mặc phản cảm nơi linh thiêng

dan y nghi luan ve hien tuong an mac phan cam noi linh thieng

Dàn ý nghị luận về hiện tượng ăn mặc phản cảm nơi linh thiêng
 

This post: Dàn ý nghị luận về hiện tượng ăn mặc phản cảm nơi linh thiêng

I. Dàn ý Nghị luận về hiện tượng ăn mặc phản cảm nơi linh thiêng (Chuẩn)

1. Mở bài

– Văn hóa tín ngưỡng Phật giáo, thờ tự là một truyền thống có từ rất lâu đời của nhân dân Việt Nam, thể hiện những nét đẹp về văn hóa tâm linh, lòng biết ơn, kính trọng đối với các bậc thần phật, tổ tiên.
– Thế nhưng, văn hóa tín ngưỡng vốn đặc sắc và đậm tính truyền thống như vậy lại bị một bộ phận không nhỏ những người tham gia làm xấu đi bằng những hình ảnh ăn mặc phản cảm nơi đền chùa linh thiêng.

2. Thân bài

* Luận bàn về việc ăn mặc trong xã hội hiện đại:
– Ngoài ăn và ở là hai nhu cầu không thể thiếu, thì trong xã hội hiện đại, vấn đề ăn mặc là vấn đề được quan tâm hơn cả, dù là nam hay nữ. Bản tính con người là ưa thích cái đẹp và luôn có khao khát được thể hiện bản thân thông qua vẻ đẹp bề ngoài và thông qua vẻ đẹp tâm hồn, trong đó thì vẻ bề ngoài dễ dàng cải thiện được bằng những bộ cánh lộng lẫy, ấn tượng.

– Tuy nhiên, việc ăn mặc cũng cần có những quy chuẩn riêng, phù hợp với hoàn cảnh.
+ Trang phục đi tiệc, đi làm, đi chơi, đi học,… đều khác nhau.
+ Chốn linh thiêng như chùa chiền, đền miếu thì vấn đề mặc trang phục nào lại càng đáng phải chú ý hơn cả.

* Hiện tượng ăn mặc phản cảm ở nơi linh thiêng:
– Nhiều người không ý thức được ý nghĩa của việc đi chùa, miếu, không biết kiềm chế cái tôi cá nhân, mà vẫn muốn thể hiện mình bằng các loại trang phục phản cảm.
– Thấy nhiều nhất là ở phái nữ, ở cả những người đã lớn tuổi.
+ Quần ngắn, váy ngắn
+ Áo hở vai, lưng
+ Các loại quần áo xuyên thấu, hở nội y

– Phái nam:
+ Mặc quần đùi, quần ngố, đi dép tông
+ Mặc những thứ đồ hầm hố, sặc sỡ
=> Ý thức kém, không tôn trọng nơi liêng thiêng, mà chỉ biết đến việc thể hiện bản thân, chỉ mong mỏi được mọi người chú ý, đó gọi là tâm chưa tịnh, lòng tham còn dày, tham những thứ hư vinh, huyễn hoặc tầm thường.
– Những người bôi nhọ văn hóa chùa chiền, không có ý thức giữ gìn hình ảnh của bản thân và nơi liêng thiêng thì những điều họ khấn cầu mong mỏi chắc hẳn cũng chẳng thành. Bởi con người hơn nhau trước hết là ở cái ý thức và đạo đức, không có những thứ ấy thì sao có thể thành công trong cuộc đời.

* Bài học về phong cách ăn mặc khi đến nơi liêng thiêng:

– Chọn trang phục vừa kín đáo lại vừa đẹp:
+ Áo dài, những chiếc áo kiểu cách thanh lịch có tay, có cổ, quần thì nên chọn quần dài, nếu bạn nữ nào ưa điệu đà vẫn có thể chọn váy, những kiểu váy kín đáo, dài phủ kín chân là được.
+ Giày dép cũng nên chọn loại nhìn chỉn chu, lịch sự, chớ nên mang những loại dép nhìn lôi thôi như đi chợ.
+ Hãy mặc làm sao mà nhìn vừa lịch sự, lại không làm mất đi vẻ đẹp của bản thân, có câu “ăn cho mình, mặc cho người”.
=> Chúng ta mặc đẹp, mặc lịch sự khiến người ngoài nhìn vào cũng sẽ có những ấn tượng tốt hơn, trái lại ăn mặc phản cảm, người ngoài họ cũng chỉ biết lắc đầu ngao ngán và thầm đánh giá thấp nhân cách của chúng ta.

3. Kết bài

– Một người có tâm hồn, có nhân cách đẹp không chỉ thể hiện ở tâm tính, cách cư xử mà nó còn thể hiện ở cả cái cách mà họ chăm sóc bản thân, cách lựa chọn trang phục.
– Người chỉn chu, gọn gàng, lịch sự, có cách ăn mặc phù hợp là người cẩn thận, tỉ mỉ và chu đáo, có lòng tự trọng và tôn trọng cả những người xung quanh, đặc biệt trong khuôn viên chốn linh thiêng thì đó là biểu hiện của tâm hồn thanh tịnh, tôn kính với thần, phật.”
 

II. Bài văn mẫu Nghị luận về hiện tượng ăn mặc phản cảm nơi linh thiêng (Chuẩn)

Văn hóa tín ngưỡng Phật giáo, thờ tự là một truyền thống có từ rất lâu đời của nhân dân Việt Nam, thể hiện những nét đẹp về văn hóa tâm linh, lòng biết ơn, kính trọng đối với các bậc thần phật, tổ tiên. Hằng năm cứ đến các dịp lễ tết, Vu Lan, Phật đản là hàng triệu người dân lại nô nức đổ về các ngôi chùa lớn, nổi tiếng linh thiêng để cúng bái, tham quan, vãn cảnh. Thế nhưng, văn hóa tín ngưỡng vốn đặc sắc và đậm tính truyền thống như vậy lại bị một bộ phận không nhỏ những người tham gia làm xấu đi bằng những hình ảnh ăn mặc phản cảm nơi đền chùa liêng thiêng, khiến nhiều Phật tử và các quan khách ái ngại, thiếu cái nhìn thiện cảm mỗi khi bắt gặp.

Ăn, mặc, ở vốn là 3 nhu cầu thiết yếu của cuộc sống con người, chung quy lại con người phấn đấu hết cuộc đời cũng chỉ để làm cho nhu cầu ấy được đáp ứng một cách đầy đủ nhất, để cảm thấy hạnh phúc hơn. Ngoài ăn và ở là hai nhu cầu không thể thiếu, thì trong xã hội hiện đại, ăn mặc là vấn đề được quan tâm hơn cả, dù là nam hay nữ. Bản tính con người là ưa thích cái đẹp và luôn có khao khát được thể hiện bản thân thông qua vẻ đẹp bề ngoài và thông qua vẻ đẹp tâm hồn,…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Nghị luận về hiện tượng ăn mặc phản cảm nơi linh thiêng tại đây

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button