Giáo dục

Dàn ý giá trị hiện thực và nhân đạo trong bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

dan y gia tri hien thuc va nhan dao trong bai ca nha tranh bi gio thu pha

Dàn ý giá trị hiện thực và nhân đạo trong bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

This post: Dàn ý giá trị hiện thực và nhân đạo trong bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

I. Dàn ý giá trị hiện thực và nhân đạo trong bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Chuẩn)

1. Mở bài

– Khái quát đôi nét về tác giả, tác phẩm
– Nêu luận đề: cảm nhận giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm
– Chuyển ý

2. Thân bài

a. Giải thích về giá trị hiện thực và nhân đạo
– Tính hiện thực được hiểu là những bức tranh đời sống và con người mà các nhà nghệ sĩ thể hiện trong tác phẩm của mình.
– Tính nhân đạo: Là sự đồng cảm sâu sắc của người cầm bút đối với những số phận, những cảnh huống bất hạnh trong cuộc sống. Từ đó lên tiếng tố cáo cái xấu, cái ác, cái bất công và bênh vực những con người nhỏ bé, yếu đuối.

b. Cảm nhận giá trị hiện thực trong bài thơ
– Cuộc sống khốn khổ của nhà thơ nói riêng và của nhân dân Trung Quốc nói chung dưới chế độ phong kiến nhà Đường thế kỉ thứ tám.
– Bức tranh hiện thực còn thể hiện ở cảnh cướp tranh của bọn trẻ thôn nam
→ Dùng chính cảnh nhà mình để phản ánh tình hình đất nước, thời đại làm cho bài thơ có tính chân thực rất cao.

c. Cảm nhận giá trị nhân đạo trong bài thơ
– Ngay giữa cảnh ngộ khốn cùng của bản thân, ông vẫn nghĩ đến biết bao cảnh ngộ khác trên đời.
– Đỗ Phủ có ý nguyện hi sinh bản thân mình để cầu ước cho những kẻ sĩ khác được may mắn hơn, êm ấm hơn.

3. Kết bài
Tổng kết các nội dung và nêu cảm nghĩ của người viết

 

II. Bài văn mẫu Giá trị hiện thực và nhân đạo trong bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Chuẩn)

Thơ ca Trung Quốc thời Đường được xem là một trong những đỉnh cao của nghệ thuật nhân loại. Thành tựu của nền thơ ca đó có sự đóng góp rất lớn của đại thi hào Đỗ Phủ. Ông còn được người đời gọi là Đỗ Thiếu Lăng, sống vào thời Thịnh Đường. Tuy Đỗ Phủ không thành công trên quan trường nhưng sự nghiệp thơ ca của ông là bất hủ. “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” là một tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo cao, thể hiện nổi bật nhất tư tưởng cũng như tình cảm của bậc thánh thi này.

Ngoài danh hiệu “Thi thánh”, Đỗ Phủ dược được tôn xưng là “Thi sử”. Những danh hiệu này liên quan đến tính hiện thực và nhân đạo rất nổi bật trong tác phẩm của ông. Tính hiện thực được hiểu là những bức tranh đời sống và con người mà các nhà nghệ sĩ thể hiện trong tác phẩm của mình. Bên cạnh giá trị hiện thực thì một tác phẩm chân chính còn cần phải có giá trị nhân đạo. Đó là sự đồng cảm sâu sắc của người cầm bút đối với những số phận, những cảnh huống bất hạnh trong cuộc sống. Từ đó lên tiếng tố cáo cái xấu, cái ác, cái bất công và bênh vực những con người nhỏ bé, yếu đuối…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Giá trị hiện thực và nhân đạo trong bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá tại đây.

————————-HẾT————————–

Bài thơ “bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của nhà thơ Đỗ Phủ được biên soạn trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 7 bài số 11. Ngoài Dàn ý giá trị hiện thực và nhân đạo trong bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, các em học sinh có thể tham khảo những bài viết khác như: Phân tích bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, Phân tích 5 câu thơ cuối bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, Soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, Giá trị hiện thực và nhân đạo trong Vợ nhặt;…

 

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button