Giáo dục

Dàn ý cảnh thiên nhiên và con người trong bài thơ Việt Bắc

dan y canh thien nhien va con nguoi trong bai tho viet bac

Dàn ý cảnh thiên nhiên và con người trong bài thơ Việt Bắc
 

This post: Dàn ý cảnh thiên nhiên và con người trong bài thơ Việt Bắc

I. Dàn ý cảnh thiên nhiên và con người trong bài thơ Việt Bắc (Chuẩn)

1. Mở bài

– Tố Hữu là nhà thơ lớn, là cánh chim đầu đàn của nền thơ ca Cách mạng Việt Nam, mỗi một chặng đường thơ của ông đều luôn gắn bó mật thiết với các chặng đường cách mạng dân tộc.
– Việt Bắc là một trong những bài thơ hay nhất của Tố Hữu, đồng thời cũng là đỉnh cao của nền thơ kháng chiến chống Pháp, trong đó hình ảnh con người và thiên nhiên Việt Bắc đã hiện lên thật đẹp đẽ và nhiều ý nghĩa gói gọn trong mười câu thơ từ câu số 43 đến câu 52.

2. Thân bài

* Bức tranh mùa đông:
– Bút pháp chấm phá, gợi mà không tả, màu xanh thẫm của núi rừng Tây Bắc tạo cảm giác lạnh lẽo, âm u.
– Màu đỏ tươi của hoa chuối và màu vàng nhạt của nắng góp phần làm giảm bớt đi cái lạnh lẽo giúp bức tranh trở nên ấm áp và ấn tượng hơn.
– Hình ảnh con người qua từ “đèo cao” thể hiện tầm vóc vẻ đẹp mạnh mẽ hiên ngang, với tâm thế làm chủ thiên nhiên, chế ngự thiên nhiên.

* Bức tranh mùa xuân:
– Hình ảnh hoa mơ trắng gợi cảm giác thanh khiết, khỏe khoắn, đầy sức sống.
– Con người trong lao động nổi bật với đức tính cẩn thận, tỉ mẩn và tài hoa.

* Bức tranh mùa hạ:
– Sự kết hợp tuyệt vời giữa âm thanh và cảnh sắc gợi ra cả một chuỗi vận động liên hoàn, tiếng ve gọi mùa hè, rồi mùa hè lại nhuộm vàng cả rừng phách.
– Cách dùng từ độc đáo “đổ vàng”, nhấn mạnh tốc độ chuyển màu nhanh chóng và đồng loạt.
– Hình ảnh con người trong lao động, cách gọi “cô em gái” thể hiện tình cảm gắn bó, thân thuộc của tác giả với đồng bào Việt Bắc.
– Cô gái hái măng “một mình”, gợi ra vẻ đẹp bình dị, lặng lẽ, sự đóng góp âm thầm trong công cuộc kháng chiến chống Pháp, góp phần làm nên đất nước.

* Bức tranh mùa thu:
– Hình ảnh vầng trăng gợi ra nhiều ý nghĩa, là vẻ đẹp đặc trưng của núi rừng Việt Bắc, gợi ra những đêm thao thức không ngủ trong suốt 9 năm kháng chiến gian khổ, là ánh sáng của ấm no, hạnh phúc.
– Hình ảnh con người Việt Bắc không còn là hình ảnh trong lao động mà là con người đang say sua cất tiếng hát trong giây phút xúc động, lưu luyến của sự chia ly.

3. Kết bài

– Thông qua đoạn trích, bức tranh thiên nhiên và con người Việt Bắc đã được thể hiện một cách đặc sắc và giàu ý nghĩa, đồng thời thể hiện được tài năng của nhà thơ Tố Hữu trong việc kết hợp chất trữ tình chính trị với văn hóa dân tộc vào trong cùng một tác phẩm.
 

II. Bài văn mẫu Cảnh thiên nhiên và con người trong bài thơ Việt Bắc (Chuẩn)

Tố Hữu là nhà thơ lớn, là cánh chim đầu đàn của nền thơ ca Cách mạng Việt Nam, mỗi một chặng đường thơ của ông đều luôn gắn bó mật thiết với các chặng đường cách mạng dân tộc. Các tác phẩm của ông luôn gắn liền với phong cách thơ mang khuynh hướng trữ tình chính trị kết hợp với tính dân tộc đậm đà bản sắc, góp phần to lớn trong việc cổ vũ và ủng hộ Cách mạng thành công. Việt Bắc là một trong những bài thơ hay nhất của Tố Hữu, đồng thời cũng là đỉnh cao của nền thơ kháng chiến chống Pháp, tác phẩm vinh dự được xem là bản tổng kết bằng thơ của cuộc kháng chiến gian khổ, hào hùng của dân tộc đồng thời cũng là lời tri ân sâu sắc, nghĩa tình đối với nhân dân Việt Bắc, núi rừng Việt Bắc xa xôi. Trong suốt tác phẩm có độ dài khá lớn, hình ảnh con người và thiên nhiên Việt Bắc đã hiện lên thật đẹp đẽ và nhiều ý nghĩa. Dẫu rằng hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc được thể hiện kéo dài xuyên suốt cả tác phẩm, thế nhưng cô đọng và hàm súc nhất vẫn là bức tranh thiên nhiên con người gói gọn trong mười câu thơ từ câu số 43 đến câu 52. Mà người ta vẫn thường yên mến gọi đó là bức tranh tứ bình, ở đó cảnh sắc thiên nhiên và con người trong lao động,…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu chi tiết Cảnh thiên nhiên và con người trong bài thơ Việt Bắc tại đây.

——————-HẾT———————–

Trên đây, chúng tôi đã hướng dẫn các em học sinh cách xây dựng dàn ý Cảnh thiên nhiên và con người trong bài thơ Việt Bắc, ngoài ra, em cũng có thể tham khảo thêm một số bài văn hay lớp 12 khác như: Phân tích bài thơ Việt Bắc; Bình giảng bức tranh tứ bình trong bài Việt Bắc; Cảm nhận về đoạn trích trong bài thơ Việt Bắc; Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Việt Bắc; Sơ đồ tư duy Việt Bắc;… 

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button