Dàn ý Cảm nhận về khổ 3 bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng)
This post: Dàn ý cảm nhận về khổ 3 bài thơ Tây Tiến
I. Dàn ý Cảm nhận về khổ 3 bài thơ Tây Tiến (Chuẩn)
1. Mở bài
– Dẫn dắt vấn đề: Trong nền thơ văn kháng chiến, ta không thể không nhắc tới những tác giả tiêu biểu: Tố Hữu, Nguyễn Thi, Nguyễn Quang Sáng,… trong số đó nổi bật là nhà thơ Quang Dũng với bài thơ Tây Tiến.
– Nêu vấn đề: Bài thơ Tây Tiến là nỗi nhớ da diết của Quang Dũng đối với mảnh đất Tây Tiến thân thương và những người đồng chí, đồng đội cùng “vào sinh ra tử”; đặc biệt khổ 3 của bài thơ đã khắc họa hình tượng những người lính vô cùng đặc sắc: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc… Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
>>Tham khảo một số cách viết Mở bài Tây Tiến hay.
2. Thân bài
– Cảm nhận hình tượng người lính oai hùng, lẫm liệt, đậm chất bi tráng qua hai dòng đầu: “Tây Tiến đoàn binh… dữ oai hùm”
+ Đoàn binh Tây Tiến: Đoàn quân được thành lập năm 1947 với nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào chặn đánh các đợt tiến công biên giới Việt – Lào, khi đó Quang Dũng là đội trưởng của đoàn quân đó
+ Đoàn quân của Quang Dũng hiện lên kì dị, lạ thường: Tuổi đời trẻ măng nhưng đầu ai nấy đều “không mọc tóc”
=> Ngoại hình tiều tụy, đầu trọc da xanh đã phản ánh hiện thực trần trụi của chiến tranh; đó chính là kết quả của những cơn đói khát, những trận sốt rét nơi rừng thiêng nước độc, những khó khăn, gian khổ mà người lính phải chịu đựng
=> Liên hệ với hình ảnh người lính trong thơ Chính Hữu: “Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh/ Sốt run người vầng trán đẫm mồ hôi”
+ Tuy trong gian khổ, người lính vẫn giữ được tư thế hiên ngang, bất khuất, oai hùng “dữ oai hùm”
– Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của những người lính (trong những câu thơ tiếp theo)
+ Tâm hồn mơ mộng, tràn trề sức xuân: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới… kiều thơm” => Những chàng trai tuổi 18, đôi mươi xuất thân là những học sinh, sinh viên đất Hà thành nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc mà tạm gác bút nghiên, cầm súng lên đường ra chiến trận.
+ “Mắt trừng”: Đôi mắt đang dõi theo kẻ thù, tràn đầy sự căm hận và sự quyết tâm chống thù
+ “Mộng biên giới”: Giấc mộng hòa bình, giấc mộng chiến thắng trở về quê hương, gia đình…
+ “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”: Nỗi nhớ gia đình, nỗi nhớ quê hương, nỗi nhớ người thương
=> Hình ảnh những người lính Tây Tiến trẻ trung, hòa hợp giữa vẻ đẹp của khát vọng và vẻ đẹp trong tâm hồn.
– Cảm nhận về vẻ đẹp bi tráng của người lính qua việc Quang Dũng miêu tả sự hi sinh anh dũng: “Rải rác biên cương… khúc độc hành”
+ Âm điệu câu thơ như chùng xuống trước sự mất mát, hi sinh của các chiến sĩ, trước những ngôi mộ vô danh nằm rải rác giữa biên cương
+ “Mồ viễn xứ”, “biên cương”: Từ Hán Việt tạo không khí trang trọng, bi hùng như một bản hùng ca tiễn biệt người lính
+ Nhưng dù có phải đối mặt với cái chết thì người lính vẫn nguyện hiến dâng tuổi xuân, thậm chí cả tính mạng của mình cho nền độc lập tự do của dân tộc “chẳng tiếc đời xanh”, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng “anh về đất”
+ Cái chết của các anh được lí tưởng hóa, mĩ lệ hóa “Áo bào thay chiếu” => Sự hi sinh đầy cao đẹp, thiêng liêng
+ Trước những hi sinh của các anh, con sông Mã lịch sử “gầm lên khúc độc hành” như “gầm” lên khúc tráng ca tiễn biệt đồng đội để họ đi vào cõi bất tử.
– Nêu lại đại ý toàn khổ 3 bài thơ Tây Tiến.
3. Kết bài
Khẳng định lại vấn đề và nêu cảm nghĩ của bản thân.
>> Tham khảo 4 cách viết Kết bài Tây Tiến hay, chọn lọc.
II. Bài văn mẫu Cảm nhận về khổ 3 bài thơ Tây Tiến (Chuẩn)
Nhắc tới thơ văn trong kháng chiến, chúng ta không thể không nhắc tới những nhà văn nhà thơ như Tố Hữu, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Thi, … và có lẽ chúng ta không thể nào không nhắc tới nhà thơ Quang Dũng. Ông là một người thi sĩ đa tài, vừa viết thơ, vừa vẽ tranh, lại có thể sáng tác kịch. Trong sự nghiệp thơ văn của mình, tác phẩm ông để lại không ít nhưng nổi tiếng nhất có lẽ chính là tác phẩm Tây Tiến. Bài thơ là nỗi nhớ tha thiết của Quang Dũng với miền Tây Bắc thân thương, với đồng đội của mình. Bài thơ đã làm nổi bật lên một hồn thơ lãng mạn, sâu lắng, thấm đượm nghĩa tình, tinh thần dân tộc của Quang Dũng, đặc biệt đoạn thơ khắc họa hình tượng người lính vô cùng đặc sắc:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá giữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
…
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.
Tây Tiến được Quang Dũng sáng tác năm 1948 tại Phù Lưu Chanh trong nỗi nhớ đơn vị, đồng đội của mình. Chính trong nỗi nhớ dạt dào ấy, ông đã khắc họa hình ảnh những người lính Tây Tiến với những nét vẽ thật đẹp vừa hào hùng lại vừa lãng mạn…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Cảm nhận về khổ 3 bài thơ Tây Tiến tại đây.
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục