Dàn ý Cảm nhận về 8 câu thơ cuối bài Trao duyên
This post: Dàn ý Cảm nhận về 8 câu thơ cuối bài Trao duyên
I. Dàn ý Cảm nhận về 8 câu thơ cuối bài Trao duyên, mẫu 1 (Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu về đoạn trích Trao duyên và 8 câu cuối đoạn trích.
2. Thân bài
a. Cảm nhận về nỗi đau đớn, tuyệt vọng của Thúy Kiều sau khi trao duyên cho em
– Hoàn cảnh: Kiều nghĩ về thực tại đầy đau đớn của mình:
+ “Trâm gãy gương tan”: cảnh đôi lứa chia chìa, hạnh phúc vỡ tan.
+ “Tơ duyên ngắn ngủi”: hạnh phúc ngắn ngủi, sớm nở chóng tàn.
+ “Phận bạc như vôi”: mệnh bạc, số phận hẩm hiu.
+ “Nước chảy hoa trôi”: cuộc đời lênh đênh, chìm nổi, lỡ làng.
– Tâm trạng: tiếc nuối tình yêu, xót xa vì tình yêu tan vỡ, uất nghẹn, trách móc cho phận mình hẩm hiu, bạc bẽo.
– Hành động:
+ “Trăm nghìn gửi lạy tình quân”: thay cho lời tạ lỗi chân thành với chàng Kim.
+ “Phụ chàng”: nhận mình là kẻ phụ bạc, tội lỗi trong tình yêu => day dứt.
+ Tiếng gọi chàng Kim: “Ơi Kim Lang!Hỡi Kim Lang”: tiếng gọi tha thiết, nghẹn ngào, xót xa => Trái tim chung thuỷ, trọng nghĩa, trọng tình của Kiều.
b. Cảm nhận về giá trị nhân đạo của đoạn thơ
+ Lên án xã hội phong kiến đầy bất công đã đẩy con người vào những bi kịch đớn đau.
+ Tiếng nói thương cảm trước những số phận bạc mệnh như Kiều
+ Bày tỏ niềm trân trọng trước những phẩm chất, tình cảm tốt đẹp của con người trong xã hội.
c. Cảm nhận về vẻ đẹp nghệ thuật trong đoạn thơ
+ Bút pháp miêu tả nội tâm tinh tế
+ Nghệ thuật độc thoại nội tâm, so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ…
+ Sử dụng kết hợp các thành ngữ dân gian.
+ Thể thơ dân tộc: lục bát.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị đoạn thơ.
II. Dàn ý Cảm nhận về 8 câu thơ cuối bài Trao duyên, mẫu 2 (Chuẩn)
1. Mở bài:
Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du, thiên truyện “Truyện Kiều” và đoạn trích “Trao duyên”.
2. Thân bài:
a. Nỗi đau của Kiều khi tình yêu dang dở tan vỡ
– Các thành ngữ: “trâm gãy gương tan”, “tơ duyên ngắn ngủi” => chỉ sự tan vỡ, mong manh ngắn ngủi trong tình yêu của nàng với Kim Trọng.
– Bao nhiêu kỉ vật, bao nhiêu ái ân là những kí ức đẹp đẽ, ngọt ngào còn sót lại trong sự tiếc nuối của Thúy Kiều.
=> Kiều độc thoại với chính mình nhưng như đang đối thoại với Kim Trọng, nàng “gửi lạy” cái lạy tạ lỗi vì phải phụ bạc tình cảm của chàng Kim.
b. Kiều xót xa và ý thức về thân phận của mình
– Các thành ngữ: “phận bạc như vôi”, “nước chảy hoa trôi” gợi lên số phận hẩm hiu, bạc bẽo, trôi nổi của Thúy Kiều.
– Nàng ý thức được số phận đau khổ, lênh đênh dang dở
=> Quá khứ đầy yêu thương, muôn vàn ái ân bao nhiêu thì giờ là thực tại đầy đau khổ, bẽ bàng bấy nhiêu
c. Kiều là người trọng nghĩa trọng tình, đức hy sinh cao cả
– Tiếng gọi chàng Kim “Kim lang”: da diết, nghẹn ngào, có phần đau đớn trong tuyệt vọng.
– “Thôi thôi” như là sự kết thúc, không còn hy vọng, không còn gì để chờ đợi, phải chấp nhận sự thật nghiệt ngã này.
– Nàng Kiều gọi tên Kim Trọng trong tiếng nấc xé lòng, nàng đau đớn đến tột cùng và nhận mình là người phụ bạc.
3. Kết bài:
Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của 8 câu thơ thơ, nêu cảm nghĩ về đoạn thơ
III. Dàn ý Cảm nhận tám câu thơ cuối bài Trao duyên, mẫu 3 (Chuẩn)
1. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm, tám câu thơ cuối đoạn trích Trao duyên.
2. Thân bài:
a. Nỗi đau khi tình yêu tan vỡ:”Bây giờ trâm gãy…lỡ làng”:
– “Bây giờ trâm gãy bình tan”:
+ “trâm gãy bình tan”, là chỉ sự tan vỡ không thể hàn gắn, là sự chia ly không thể tránh khỏi của nàng và Kim Trọng.
+ Bộc lộ sự tuyệt vọng của Thúy Kiều trước sự tan vỡ của tình yêu.
– “Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!”:
+ Thúy Kiều hồi tưởng lại những ký ức tốt đẹp, ngọt ngào của nàng với Kim Trọng
+ Sự tổn thương, hụt hẫng trong tình cảm.
– “Trăm ngàn gửi lạy tình quân”:
+ Bộc lộ lòng day dứt, hối lỗi với Kim Trọng.
+ Chữ “lạy” của Kiều chính là lời xin lỗi sâu sắc và đầy day dứt, là sự bái biệt đầy thiêng liêng với tình yêu.
+ Thể hiện sự trân trọng, tấm lòng chân thành của Thúy Kiều đối với Kim Trọng.
– “Tơ duyên ngắn ngủi có từng ấy thôi”:
+ Sự bất lực đến tuyệt vọng của Thúy Kiều khi nàng phải chấp nhận dằn lòng quên đi mối tình đậm sâu với chàng Kim.
b. Ý thức về nỗi đau thân phận: “Phận sao phận bạc như vôi? Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”.
– Lời oán than cho số phận bất hạnh bạc trắng như vôi của mình.
– Sự tự ý thức về nỗi đau thân phận còn chính là biểu hiện của sự thông minh, thấu hiểu lý lẽ của Thúy Kiều, sự tiến bộ trong suy nghĩ của nhân vật
– “nước chảy hoa trôi” chính là dự cảm không lành về một cuộc đời lênh đênh, không biết sẽ trôi dạt về phương nào của Thúy Kiều.
– Hai câu thơ cuối “Ôi Kim lang, hỡi Kim lang/Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây” chính là lời từ biệt đầy xót xa, đau đớn của Thúy Kiều dành cho Kim Trọng.
=> Thể hiện nỗi đau đoạn trường, day dứt đầy ám ảnh, khiến người đọc trăn trở về số phận của Thúy Kiều.
3. Kết bài:
Nêu cảm nhận chung.
IV. Dàn ý Cảm nhận về 8 câu thơ cuối bài Trao duyên, mẫu 4 (Chuẩn)
1. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du và kiệt tác “Truyện Kiều”.
– Giới thiệu về trích đoạn “Trao duyên” và khái quát nội dung tám câu thơ cuối.
2. Thân bài
a. Sự ý thức về quá khứ, hiện tại và tương lai của Thúy Kiều
– Từ ngữ “Bây giờ”: Nàng luôn ý thức về thực tại.
– Thành ngữ: “trâm gãy gương tan”, “phận bạc như vôi”, “nước chảy hoa trôi”: thể hiện sự dang dở, tan vỡ, bạc bẽo, trôi nổi của tình duyên và số phận.
– Nghệ thuật tương phản:
+ Quá khứ: “muôn vàn ái ân”
+ Hiện tại: “bây giờ”, “gãy”, “tan”, “bạc”, “chảy”, “trôi”
– Số từ “trăm nghìn” ước lệ thể hiện sự lớn lao vô hạn và “ngần ấy thôi” nhấn mạnh sự nhỏ bé, khiêm nhường và bất lực.
b. Thúy Kiều tạm biệt Kim Trọng
– Câu cảm thán: “Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang”, nhịp 3/3 ngắt làm đôi thể hiện tiếng nấc nghẹn ngào.
– Hàng loạt thán từ “ôi, hỡi, thôi thôi”, điệp từ “Kim Lang”: cảm xúc được đẩy lên cao trào.
– Từ ngữ “phụ” vang lên như một lời sám hối đau đớn thể hiện nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều.
3. Kết bài
Khái quát về giá trị nội dung, nghệ thuật của tám câu thơ cuối
V. Dàn ý Cảm nhận về 8 câu thơ cuối bài Trao duyên, mẫu 5 (Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát đoạn trích Trao duyên và 8 câu cuối bài thơ.
2. Thân bài
a. Kiều xót xa cho mối tình dang dở của mình
– Lời thề nguyền đêm xưa còn đó, vậy mà bây giờ đây tình đôi ta vụn vỡ, chia lìa “trâm gãy, gương tàn”.
– Mỗi lời thốt ra như một lời ai oán khóc thương cho cuộc tình trắc trở:” Tơ duyên ngắn ngủi”.
b. Kiều xót xa cho thân phận mình
– Những thành ngữ “phận bạc như vôi” “nước chảy hoa trôi”: đặc tả thân phận bạc bẽo, chìm nổi, lênh đênh của nàng.
– Xã hội bất công, lòng người gian dối đã đọa đày nàng vào chỗ tối tăm.
c. Lời xin lỗi đầy cao thượng của nàng Kiều
– Kiều tự nhận lỗi về mình, tự nhận mình là kẻ phụ bạc tấm lòng chàng Kim
– Người con gái trọng nghĩa, trọng tình
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của 8 câu thơ cuối bài.
VI. Bài văn mẫu Cảm nhận về 8 câu thơ cuối bài Trao duyên (Chuẩn)
Đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều đã cho thấy bút pháp rất mực tài hoa của Nguyễn Du trong việc khắc họa sâu sắc nội tâm nhân vật. Qua trích đoạn, ta càng thấu hiểu, thương cảm cho cho số phận truân chuyên, bạc mệnh của Thuý Kiều. Tám câu cuối bài thơ là đoạn thơ đầy ấn tượng khi tái hiện đầy xót xa tâm trạng đau đớn, tuyệt vọng của Thúy Kiều.
Sau khi cậy nhờ em thay mình chắp mối “duyên thừa” cùng Kim Trọng, Thúy Kiều đã đau đớn mà bộc lộ lòng mình. Đó là nỗi tuyệt vọng, khổ đau lên đến tột cùng khi phải buông tay với mối tình đẹp đẽ với chàng Kim.
” Bây giờ trâm gãy gương tan
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân”
Trạng ngữ xác định thời gian “bây giờ” chỉ thực tại đau đớn mà Kiều đang đối mặt, chịu đựng, đó là nỗi đau khắc sâu vào tâm khảm khi chứng kiến tình duyên tan vỡ,…(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết bài mẫu Cảm nhận về 8 câu thơ cuối bài thơ Trao duyên tại đây.
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục