Công thức tính nồng độ phần trăm và bài tập vận dụng
Để nắm được chìa khóa để giải các bài toán khó và đạt điểm cao trong kỳ thi thì các em không thể không biết công thức tính nồng độ phần trăm. Vậy nồng độ phần trăm là gì và tính toán như thế nào? Bài viết này sẽ giúp các em tìm hiểu kĩ hơn về công thức tính nồng độ phần trăm và các bài tập giúp bạn thành thạo công thức hơn. Ghi nhớ rằng, đây là một trong những công thức cơ bản nhất và quan trọng nhất trong chương trình hóa học.
This post: Công thức tính nồng độ phần trăm và bài tập vận dụng
Nội dung chính
Định nghĩa về nồng độ phần trăm
Đối với môn hóa, nồng độ phần trăm sẽ có ký hiệu là (C%) đây là đại lượng cho ta biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch là bao nhiêu. Để hiểu hơn về nồng độ phần trăm, người ta dùng công thức sau:
Công thức tính C% trong hóa học
Trong đó ta có:
- C%: Ký hiệu của nồng độ phần trăm
- mct: Ký hiệu của khối lượng chất tan
- mdd: Ký hiệu của khối lượng dung dịch
Ta có công thức xác định khối lượng dung dịch như sau:
(trong đó mdm là khối lượng của dung môi)
Các bước cơ bản để giải bài toán tính nồng độ phần trăm
Để giải một bài toán về nồng độ phần trăm, ta cần thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Xác định rõ số chất có trong dung dịch, nhất là các số dư của chất tham gia phản ứng. Việc xác định sai số dư có thể làm cho kết quả sai lệch rất nhiều. Đây là hướng mà một số bài toán trắc nghiệm thường khai thác.
- Bước 2: Tính khối lượng dung dịch sau khi tham gia phản ứng theo phương pháp bảo toàn khối lượng (tổng khối lượng chất tham gia = tổng khối lượng chất sản phẩm). Bước thứ 2 này trở nên đơn giản hơn nhờ ĐLBTKL
- Bước 3: Tính khối lượng chất tan bằng công thức: m = Mxn
- Bước 4: Áp dụng công thức tính nồng độ phần trăm để giải bài
Tuy nhiên có những bài tập không cho trước khối lượng của chất cần tính, khi đó các em cần áp dụng các kiến thức đã học kết hợp với công thức để giải bài toán. Việc một số bài toán không cho trước khối lượng nhưng có một vài phương pháp bảo toàn giúp ta tính toán khá nhanh.
✅ Tất cả các công thức Hóa Học lớp 8 ôn tập, kiểm tra.
Bài tập tự luận về nồng độ phần trăm
Bài 1: Hòa tan 10 gam đường vào 40 gam nước. Hãy tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được theo đơn vị %.
Bài giải:
Khối lượng của dung dịch là:
Ta có: mdd= mdm + mct = 10+ 40= 50 gam (mdm là khối lượng dung môi)
Nồng độ phần trăm: C%= (mct/cdd). 100%= (10/50).100%= 20%
Vậy nồng độ phần trăm của dung dịch thu được sau phản ứng là 20%.
Bài 2: Hãy tính khối lượng NaOH có trong 200 gam dung dịch chất NaOH 15%
Bài giải
Ta có: mNaOH = (C%.mdd):100 = 15.200:100 = 30 gam. Vậy nồng độ dung dịch NaOH trong dung dịch là 15%.
Bài 3: Đem hoà tan 20 gam muối vào nước được dd có nồng độ 10%. Hãy tính:
a)Tính khối lượng dd nước muối thu được
b)Tính khối lượng nước cần dựng cho sự pha chế
Bài giải:
- a) mdd=(mmuối.100):C% = 20.100:10 = 200 gam
- b) m(nước)= mdd-mmuối= 200-20= 180 gam
Đáp số: mdd = 200 game và mH20 = 180 gam
Bài 4: Bạn hãy tính khối lượng của NaOH có trong 200g dung dịch NaOH 15%
Lời giải:
Áp dụng công thức tính nồng đọ %: C% = (mct/mdd).100% ta có:
C% = (mNaOH/200).100 = 15 (%) => mNaOH = (15.200)/100 = 30 (g)
Vậy trong 200g dung dịch NaOH 15% có 30 gam NaOH
Bài 5: Tiến hành hòa tan 20 gam muối vào nước thu được dung dịch A có C% = 10%
a, Hãy tính khối lượng của dung dịch A thu được
b, Hãy tính khối lượng nước cần thiết cho sự pha chế
Lời giải:
a, Áp dụng công thức tính nồng độ phần trăm ta có: C% = (mct/mdd).100%.
Suy ra: mdd=(mmuối.100)/ C% = (20.100)/10 = 200 gam → Vậy khối lượng dung dịch A là 200 gam
b, Áp dụng phương pháp bảo toàn khối lượng ta có mnước=mdd – mmuối = 200 – 20 = 180 gam
Vậy để có thể hoàn tan 20 gam muối thì chúng ta phải cần 180 gam nước để tạo ra 200 gam dung dịch. Vậy khối lượng nước cần để pha chế là 20 gam.
Bài 6: Tiến hành hòa tan 3,9 gam Kali vào 36,2 gam nước chúng ta thu được dung dịch B có nồng độ bao nhiêu?
Lời giải:
Ta có phương trình phản ứng hóa học sau
2K + 2H2O —–> 2KOH + H2
Số mol của K = 3,9/ 39 = 0,1 => mol KOH = 0,1 => mol H2O = 0,05
Sau khi cân bằng phương trình hóa học ta được phương trình sau:
mdd = mk + mH2O – mH2 = 3,9 + 36,2 – (0,05.2) = 40 gam
→ Áp dụng công thức C% = (mct/mdd).100% ta có C% = [(0,1.56)/40].100% = 14%
Vậy nồng độ dung dịch của B là 15%
Kết luận: Khi tiến hành hòa tan 3,9 gam Kali vào 36,2 gam nước ra sẽ thu được dung dịch có nồng độ 14%.
Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Cho 100 gam ?O3 vào 500 ml dung dịch H2SO4 17% (D = 1,12 g/ml). Nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4 thu được sau phản ứng là bao nhiêu?
A. 35%
B. 34%
C. 33%
D. 32%
Câu 2. Khối lượng CuSO4.5H2O cần cho vào 75 gam dung dịch CuSO4 14% để được dung dịch CuSO4 34% là bao nhiêu? (Bài toán muối ngậm nước)
A. 55 gam
B. 56 gam
C. 57 gam
D. 50 gam
Câu 3. Để có dung dịch KOH 32%, khối lượng nước cần dùng để hòa tan 40 gam KOH là bao nhiêu? Chọn phương án trả lời chính xác nhất.
A. 50 gam
B. 60 gam
C. 80 gam
D. 85 gam
Câu 4. Trộn 1 lít dung dịch HNO3 10% (D = 1,054 g/ml) với 2 lít dung dịch HNO3 24% (D = 1,14 g/ml). Tính nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng:
A. 19,57%
B. 18,4%
C. 17,33%
D. 16,32%
Câu 5. Hòa tan 36,5 gam HCl vào nước, người ta sẽ thu 500 ml dung dịch với khối lượng riêng D = 1,1 g/ml. Tính CM và C% của dung dịch trên thu được sau khi kết thúc phản ứng.
A. 2M và 6,64%
B. 1,5M và 4,5%
C. 3M và 7%
D. 0.75M và 3,5%
Qua bài viết này mong rằng các em đã nhớ và vận dụng nhanh được công thức tính nồng độ phần trăm. Đây là công thức sẽ theo chương trình hóa học từ hóa học vô cơ đến hữu cơ nên các em cần nhớ kĩ để tránh tình trạng lúng túng khi gặp bài toán dạng này em nhé. Đặc biệt trong các bài toán vô cơ phức tạp thì công thức này sẽ là một phần khá quan trọng khi làm bài tập.
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục