CÔNG THỨC QUẶNG VÀ TÊN QUẶNG
I. Quặng sắt:
- Hematit đỏ: Fe2O3 khan
- Hematit nâu (limonit): Fe2O3.nH2O
- Manhetit: Fe3O4
- Xiderit: FeCO3
- Pirit: FeS2 (không dùng qặng này để điều chế Fe vì chứa nhiều lưu huỳnh, dùng để điều chế H2SO4).
II. Quặng kali, natri:
This post: Công thức quặng Boxit
- Muối ăn : NaCl ;
- Sivinit: KCl.NaCl
- Cacnalit: KCl.MgCl2.6H2O…
- Xô đa : Na2CO3
- Diêm tiêu: NaNO3
- Cacnalit: KCl.MgCl2.6H2O
III. Quặng canxi, magie:
- Đá vôi, đá phấn…. CaCO3
- Thạch cao : CaSO4.2H2O
- Photphorit :Ca3(PO4)2
- Apatit: Ca5F(PO4)3 hay 3Ca3(PO4)2.CaF2
- Đolomit CaCO3.MgCO3 (đá bạch vân).
- Florit: CaF2.
- Cacnalit: KCl.MgCl2.6H2O
- Manhezit : MgCO3 ,
- Cainit: KCl.MgCl2.6H2O
VI. Quặng nhôm:
- Boxit: Al2O3.nH2O (thường lẫn SiO2, Fe2O3 và một số tạp chất khác).
- Cryolit: Na3AlF6 hay AlF3.3NaF
- Cao lanh: Al2O3.2SiO2.2H2O
- Mica: K2O.Al2O3.6SiO2.2H2O…
V. Quặng đồng
1. Chancozit : Cu2S
2. Cancoporit : CuS.FeS ( CuFeS2)
3. Malakit : CuCO3.Cu(OH)2
4. Azurite : 2CuCO3.Cu(OH)2
5. Cuprit : Cu2O
Quặng boxit có công thức là
A. Al2O3.2H2OAl2O3.2H2O
B. FeCO3FeCO3
C. Al2O3.Fe2O3Al2O3.Fe2O3
D. Fe3O4.H2O
Đáp án cần chọn là: A
Bô xít
Bô xít (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp bauxite /boksit/) là một loại quặng nhôm nguồn gốc đá núi lửa có màu hồng, nâu được hình thành từ quá trình phong hóa các đá giàu nhôm hoặc tích tụ từ các quặng có trước bởi quá trình xói mòn. Quặng bô xít phân bố chủ yếu trong vành đai xung quanh xích đạo đặc biệt trong môi trường nhiệt đới. Từ bôxit có thể tách ra alumina (Al2O3), nguyên liệu chính để luyện nhôm trong các lò điện phân, chiếm 95% lượng bôxít được khai thác trên thế giới. Tên gọi của loại quặng nhôm này được đặt theo tên gọi làng Les Baux-de-Provence ở miền nam nước Pháp, tại đây nó được nhà địa chất học là Pierre Berthier phát hiện ra lần đầu tiên năm 1821.
Quá trình hình thành và phân bố
Hình thành
Các giọt Bô xit nóng chảy được sinh thành từ trong lòng đất, tự hút nhau lớn dần rồi được đẩy lên mặt đất theo các họng núi lửa cùng với dăm, cuội dung nham núi lửa thành phần bazơ-kiềm trẻ (cỡ Paleogen trở lại đây). Trên mặt đất, dăm cuội dung nham núi lửa chứa quặng bô xit và quặng sulfua đa kim đi kèm sẽ bị laterit hóa, dưới mực nước ngầm chúng lại bị kaolinit hóa tạo thành set-kaolin chứa dăm, cuội, quặng bô xit và sulfua đa kim.
Bô xít hình thành trên các loại đá có hàm lượng sắt thấp hoặc sắt bị rửa trôi trong quá trình phong hóa. Quá trình hình thành trải qua các giai đoạn:
Phong hóa và nước thấm lọc vào trong đá gốc tạo ra ôxít nhôm và sắt
Làm giàu trầm tích hay đá đã bị phong hóa bởi sự rửa trôi của nước ngầm
Xói mòn và tái tích tụ bauxit.
Quá trình này chịu ảnh hưởng của một vài yếu tố chính như:
Đá mẹ chứa các khoáng vật dễ hòa tan và các khoáng vật này bị rửa trôi chỉ để lại nhôm và sắt,
Độ lỗ hổng có hiệu của đá cho phép nước thấm qua,
Có lượng mưa cao xen kẽ các đợt khô hạn ngắn,
Hệ thống thoát nước tốt
Khí hậu nhiệt đới ẩm
Có mặt lớp phủ thực vật với vi khuẩn. Theo một mô hình mô phỏng quá trình này thì giá trị pH thích hợp đạt khoảng 3,5-4,0
Phân bố
Các quặng bôxít phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới, Caribe, Địa Trung Hải vành đai xung quanh xích đạo, người ta tìm thấy quặng bôxít ở các vùng lãnh thổ như Úc, Nam và Trung Mỹ (Jamaica, Brazil, Surinam, Venezuela, Guyana), châu Phi (Guinea), châu Á (Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam), Nga, Kazakhstan và châu Âu (Hy Lạp).
Từ nguồn gốc hình thành dẫn đến việc thành tạo hai loại mỏ bauxit:
Loại phong hóa được hình thành do quá trình laterit hóa chỉ diễn ra trong điều kiện nhiệt đới trên nền đá mẹ là các loại đá silicat: granit, gneiss, bazan, syenite và đá sét. Khác với quá trình hình thành laterit sắt, sự hình thành bauxite đòi hỏi điều kiện phong hóa mạnh mẽ hơn và điều kiện thủy văn thoát nước rất tốt cho phép hòa tan và rửa trôi kaolinite và hình thành lắng đọng nên gibbsit. Đới giàu hàm lượng nhôm nhất thường nằm ngay dưới lớp mũ sắt. Dạng tồn tại chủ yếu của hydroxit nhôm trong bauxit laterit chủ yếu là gibbsit. Tại Việt Nam, bauxit Tây Nguyên được hình thành theo phương thức này trên nền đá bazan.
Loại nguồn gốc á núi lửa có chất lượng tốt và có giá trị công nghiệp. Loại này được hình thành bằng con đường núi lửa, sau đó laterit hóa trên nền đá cacbonat như đá vôi và dolomit xen kẽ các lớp kẹp sét – kaolin do phong hóa dung nham núi lửa.
Thân quặng bô xít tồn tại ở 4 dạng: lớp phủ, túi, xen kẹp và mảnh vụn
Các dạng lớp phủ lớn xuất hiện ở tây Phi, Úc, Nam Mỹ và Ấn Độ, bao gồm các lớp bằng phẳng nằm gần bề mặt và có thể trải dài hàng km. Chiều dày có thể thay đổi từ ít hơn một mét đến 40m, trong các trường hợp chấp nhận được thì bề dày trung bình khoảng 4-6m.
Dạng túi được tìm thấy ở Jamaica và Hispaniola, cũng như miền nam châu Âu, bô xít phân bố ở độ sâu trong các võng này từ ít hơn 1m đến hơn 30m. Trong một số trường hợp, các túi này nằm riêng biệt, trong khi các khu vực khác các vùng võng chồng lấn nhau và tạo thành các mỏ lớn.
Dạng xen kẹp được tìm thấy ở Hoa Kỳ, Suriname, Brazil, Guyana, Russia, Trung Quốc, Hungary và khu vực Địa Trung Hải. Ban đầu chúng nằm trên bề mặt sau đó bị các đá hình thành sau phủ lên thường gặp ở dạng đá núi lửa. Loại quặng này thường có kết cấu chặt hơn các loại khác do nó bị nén bởi các lớp đá nằm trên.
Dạng mảnh vụn chỉ các tích tụ quặng được tạo thành từ sự xói mòn bôxít (kiểu trầm tích ở trên) ví dụ như bôxít Arkansas ở Hoa Kỳ.
Thành phần khoáng vật
Bôxít tồn tại ở 3 dạng chính tùy thuộc vào số lượng phân tử nước chứa trong nó và cấu trúc tinh thể gồm: gibbsit Al(OH)3, boehmit γ-AlO(OH), và diaspore α-AlO(OH), cùng với các khoáng vật oxit sắt goethit và hematit, các khoáng vật sét kaolinit và thường có mặt cả anata TiO2, sulfua đa kim, các khoáng vật nặng như monazit, ziercon và xenotim.
Gibbsit là hydroxit nhôm thực sự còn boehmit và diaspore tồn tại ở dạng hidroxit nhôm ôxít. Sự khác biệt cơ bản giữa boehmit và diaspore là diaspore có cấu trúc tinh thể khác với boehmit, và cần nhiệt độ cao hơn để thực hiện quá trình tách nước nhanh.
Thành phần hóa học
Thành phần hóa học chủ yếu (quy ra ôxít) là Al2O3, SiO2, Fe2O3, CaO, TiO2, MgO… trong đó, hyđrôxit nhôm là thành phần chính của quặng.
Thành phần hóa học Al2O3 Fe2O3 CaO SiO2 TiO2 MgO Mất khi đốt
% theo khối lượng (%) 55,6 4,5 4,4 2,4 2,8 0,3 30
Ở Việt Nam, bô xít được xếp vào khoáng sản khi tỷ lệ giữa ôxít nhôm và silic ôxít gọi là modun silic (ký hiệu là µsi) không được nhỏ hơn 2.
Sử dụng
Bôxít thường được sử dụng làm lò cao, môi (giá) sắt/thép, ximăng, sản xuất nhôm, phễu rót kim loại lỏng, hồ ngâm vật liệu, lòng lò nung, torpedo cars vòm lò cao sử dụng điện…
Tại Việt Nam
Quặng bô xít ở Việt Nam thuộc hai loại chính:
Bô xít nguồn gốc trầm tích (một số bị biến chất) tập trung ở các tỉnh phía Bắc như Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Sơn La và Nghệ An.
Bô xít nguồn gốc phong hoá laterit từ đá bazan tập trung ở các tỉnh phía Nam như Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Phú Yên và Quảng Ngãi.
Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục