Chủ nghĩa Mác – Lênin là nền tảng tư tưởng chính trị của Việt Nam cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh. Chúng ta luôn luôn nghe thấy chủ nghĩa Mác – Lênin, đội ngũ cán bộ, công chức, Đảng viên luôn phải sống và làm việc theo tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác – lênin, tuy nhiên không phải ai cũng nắm và hiểu rõ thật sự về chủ nghĩa Mác – Lênin. Hãy cùng trường Mầm Non Ánh Dương tìm hiểu Chủ nghĩa mác lênin là gì? Nội dung và vai trò trong bài viết sau đây nhé!
Chủ nghĩa mác lênin là gì?
Chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ thống quan điểm và học thuyết do C.Mác, Ph. Ăngghen sáng lập từ những năm giữa thế kỷ XIX và được V.I.Lênin bổ sung, phát triển hoàn thiện trong điều kiện mới của lịch sử thế giới đầu thế kỷ XX.
This post: Chủ nghĩa mác lênin là gì? Nội dung và vai trò
-Xét từ góc độ chủ thể sáng tạo và phát triển (ai làm nên nó): là hệ thống quan điểm và học thuyết đó được sáng lập bởi C. Mác, Ph. Ăngghen và sự phát triển, vận dụng vào thực tiễn của V.I. Lênin.
-Xét từ góc độ mối quan hệ (giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với lịch sử phát triển tư tưởng nhân loại và với thực tiễn): là hệ thống quan điểm và học thuyết được hình thành và phát triển trên cơ sở kế thừa những giá trị tư tưởng tiến bộ của nhân loại và tổng kết thực tiễn thời đại.
-Xét từ góc độ vai trò, chức năng: là hệ thống quan điểm và học thuyết đó đóng vai trò là thế giới quan, phương pháp luận phổ biến cho sự sáng tạo trong nhận thức khoa học (nghiên cứu phát hiện và sáng tạo ra cái mới) và thực tiễn cách mạng (thực tiễn cải biến cái cũ, sáng tạo cái mới),
-Xét từ góc độ cấu tạo (nó gồm có những cái gì): Chủ nghĩa Mác – Lênin có ba bộ phận lý luận cơ bản hợp thành, đó là:
+Triết học Mác – Lênin;
+Kinh tế chính trị học Mác – Lênin;
+Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột, tiến tới thực hiện sự nghiệp giải phóng con người; học thuyết này được sáng lập bởi C. Mác, Ph. Ăngghen và được V.I. Lênin vận dụng và phát triển trong thực tiễn. Chủ nghĩa Mác – Lênin được cấu thành từ ba bộ phận lý luận cơ bản, đó là: Triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị học Mác – Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Triết học là bộ phận lý luận nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy; xây dựng thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng.
Kinh tế chính trị nghiên cứu những quy luật kinh tế của xã hội, đặc biệt là những quy luật kinh tế của quá trình ra đời, phát triển, suy tàn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự ra đời, phát triển của phương thức sản xuất mới – phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.
Chủ nghĩa xã hội khoa học là kết quả tất nhiên của sự vận dụng thế giới quan, phương pháp luận triết học và kinh tế chính trị Mác – Lênin vào việc nghiên cứu làm sáng tỏ những quy luật khách quan của quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa – bước chuyển biến lịch sử từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và tiến tới chủ nghĩa cộng sản.
Ba bộ phận lý luận cấu thành chủ nghĩa Mác – Lênin có đối tượng nghiên cứu cụ thể khác nhau nhưng đều nằm trong một hệ thống lý luận khoa học thống nhất – đó là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con người (tức là xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản).
Ba là, chủ nghĩa xã hội khoa học. Đây là kết quả tất yếu của sự vận dụng thế giới quan và phương pháp luận triết học cùng với kinh tế chính trị học Mác – Lênin vào quá trình nghiên cứu làm sáng tỏ những quy luật khách quan của quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, cụ thể là bước chuyển biến lịch sử từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và tiến tới chủ nghĩa cộng sản.
Bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin
Chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ thống lý luận khoa học
Trong chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng gắn bó và thống nhất với nhau. Sự kết hợp đó làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên triệt để và phép biện chứng trở thành lý luận khoa học.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử là một thành tựu vĩ đại của triết học mácxít. Trong đó chỉ rõ sự chuyển biến giữa các hình thái kinh tế – xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên, tuy nhiên nó không diễn ra tự động mà trải qua quá trình đấu tranh giai cấp gay go, quyết liệt.
Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện sự vận động khách quan của phương thức sản xuất. Đó là cơ sở để khẳng định sự thay thế tất yếu của chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội.
Học thuyết Mác về giá trị thặng dư vạch ra bản chất bóc lột của giai cấp tư sản; chỉ ra quy luật vận động kinh tế của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản chỉ rõ giai cấp công nhân là người lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và con người.
Sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan và phương pháp luận khoa học
Các quy luật, nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin vừa có ý nghĩa thế giới quan, vừa có ý nghĩa phương pháp luận.
Thế giới quan duy vật biện chứng giúp con người hiểu rõ bản chất của thế giới là vật chất. Thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy con người vận động theo quy luật khách quan. Con người thông qua hoạt động thực tiễn có thể nhận thức, giải thích, cải tạo và làm chủ thế giới.
Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin giúp con người xem xét sự vật, hiện tượng một cách khách quan biện chứng biện chứng, phân tích cụ thể một tình hình cụ thể trong mối quan hệ với toàn thể, với tự nhiên, xã hội, tư duy.
Sự thống nhất giữa thế giới quan và phương pháp luận đã đưa chủ nghĩa Mác – Lênin trở thành hệ thống lý luận mang tính khoa học sâu sắc và tinh thần cách mạng triệt để.
Là học thuyết nêu lên mục tiêu giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người với con đường, lực lượng, phương thức đạt mục tiêu đó một cách khoa học
Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ rõ quần chúng nhân dân là chủ nhân của xã hội, là người sáng tạo ra lịch sử. Điều đó đem lại cho con người nói chung, giai cấp công nhân, nhân dân lao động những công cụ nhận thức và cải tạo thế giới.
Ra đời trong thực tiễn đấu tranh của phong trào công nhân, chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định mối liên hệ hữu cơ, biện chứng giữa lý luận cách mạng và thực tiễn cách mạng. Chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ tư tưởng, là vũ khí lý luận sắc bén của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng toàn xã hội và giải phóng con người.
Chủ nghĩa Mác- Lênin không chỉ giải thích mà còn vạch ra con đường, những phương tiện cải tạo thế giới. “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng”
Chủ nghĩa Mác – Lênin là học thuyết mở, không ngừng tự đổi mới, phát triển
Chủ nghĩa Mác – Lênin là một học thuyết mở, không phải là các nguyên lý giáo điều, bất biến mà được vận dụng, bổ sung cùng quá trình phát triển của tri thức nhân loại và phong trào cách mạng thế giới. Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác- Lênin đã khẳng định học thuyết của các ông không phải là cái đã xong xuôi hẳn mà cần bổ sung, phát triển. Trong Lời tựa các lần xuất bản Tuyên ngôn Đảng Cộng sản và trong quá trình hoạt động, các C.Mác, Ph. Ăngghen cũng đã điều chỉnh một số luận điểm của chính mình.
Vận dụng, bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin trong từng lĩnh vực cụ thể, trong thực tiễn cách mạng từng nước là đòi hỏi khách quan, là trách nhiệm của những người cách mạng chân chính.
Toàn bộ học thuyết Mác – Lênin có giá trị bền vững, xét trong tinh thần biện chứng, nhân đạo và hệ thống tư tưởng cốt lõi của nó. Đó là những kết tinh trí tuệ của nhân loại trong lịch sử, ngày càng phát triển và hoàn thiện.
Chủ nghĩa Mác – Lênin có vai trò như thế nào?
Có thể nói, chủ nghĩa Mác – Lênin là một trong những học thuyết khoa học và cách mạng có ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình phát triển lịch sử của nhân loại. Vai trò của chủ nghĩa Mác – Lênin được thể hiện như sau:
Chủ nghĩa Mác – Lênin là thành tựu tư tưởng vĩ đại của nhân loại được đặt nền móng bởi C.Mác và Ph.Ăngghen, sau đó được V.I.Lênin kế thừa và phát triển.
Chủ nghĩa Mác – Lênin đã phơi bày những mâu thuẫn cố hữu nhất, bản chất xấu xa nhất của chế độ tư bản chủ nghĩa và dự đoán chính xác xu hướng vận động của các hình thái kinh tế – xã hội nhằm khẳng định tương lai của nhân loại là chế độ cộng sản chủ nghĩa. Do vậy, chủ nghĩa Mác – Lênin là học thuyết khoa học, cách mạng và nhân văn duy nhất đề ra mục tiêu giải phóng giai cấp, xã hội và con người, đồng thời chỉ rõ lực lượng, con đường và phương thức để đạt được mục tiêu này.
Nhờ có chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, C.Mác đã lý giải một cách khách quan và khoa học các quy luật phát triển của xã hội loài người thông qua sự phát triển và vận động của nền sản xuất xã hội. Ngoài ra chủ nghĩa Mác – Lênin đã làm rõ quy luật giá trị thặng dư, chỉ rõ nguồn gốc, hình thức cũng như cách thức mà nhà tư bản bóc lột công nhân và nhân dân lao động.
Chủ nghĩa Mác – Lênin đã trở thành vũ khí lý luận và tư tưởng sắc bén trong cuộc đấu tranh chống lại áp bức, bóc lột và bất công trong xã hội. C.Mác khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đó là lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, đứng lên giải phóng chính mình để biến chủ nghĩa xã hội từ không tưởng thành khoa học, “đem khoa học thay thế cho mộng tưởng” – V.I.Lênin và xây dựng một chế độ không còn người bóc lột người.
Chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ thống lý luận thống nhất của giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bước trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Trên cơ sở vận dụng linh hoạt chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển sáng tạo và áp dụng vào điều kiện cụ thể của nước ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm sâu sắc và toàn diện về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam.
Nhờ giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa quốc gia và quốc tế, giữa dân tộc và giai cấp đồng thời kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại để lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành được những thắng lợi to lớn trên các mặt trận quân sự, kinh tế, xã hội, chính trị và đối ngoại, đưa nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một quốc gia độc lập, tự chủ, hòa bình, thống nhất và phát triển.
Cho đến nay, chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn giữ vai trò quyết định tới quá trình Đảng và Nhà nước lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa và công cuộc đổi mới tại Việt Nam, đưa nước ta tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
Video về chủ nghĩa Mác – Lênin là gì? Nội dung và vai trò
Kết luận
Trên cơ sở trình bày một cách ngắn gọn, đơn giản nhất về một số khái niệm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, hi vọng bài viết sẽ giúp độc giả có cái nhìn rõ hơn về học thuyết lý luận này, góp phần vào việc bảo vệ nền tảng tư tưởng, chống lại sự chống phá của các thế lực thù địch trong giai đoạn hiện nay.
chủ nghĩa Mác – Lênin là gì? Nội dung và vai trò
Chủ nghĩa Mác – Lênin là nền tảng tư tưởng chính trị của Việt Nam cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh. Chúng ta luôn luôn nghe thấy chủ nghĩa Mác – Lênin, đội ngũ cán bộ, công chức, Đảng viên luôn phải sống và làm việc theo tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác – lênin, tuy nhiên không phải ai cũng nắm và hiểu rõ thật sự về chủ nghĩa Mác – Lênin. Hãy cùng trường Mầm Non Ánh Dương tìm hiểu Chủ nghĩa mác lênin là gì? Nội dung và vai trò trong bài viết sau đây nhé! Chủ nghĩa mác lênin là gì? Chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ thống quan điểm và học thuyết do C.Mác, Ph. Ăngghen sáng lập từ những năm giữa thế kỷ XIX và được V.I.Lênin bổ sung, phát triển hoàn thiện trong điều kiện mới của lịch sử thế giới đầu thế kỷ XX. Chủ nghĩa Mác-Lênin không thể lỗi thời! | Tạp chí Tuyên giáo Chủ nghĩa Mác – Lênin cùng với Tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng ta xác định là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng; Trên cơ sở nhu cầu và mục đích nghiên cứu, đã có nhiều cách tiếp cận về Chủ nghĩa Mác – Lênin trên những phương diện (góc độ) khác nhau, theo đó, có năm cách tiếp cận cơ bản sau đây: -Xét từ góc độ đối tượng (nó nghiên cứu cái gì, phục vụ cho ai): là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột, tiến tới thực hiện sự nghiệp giải phóng con người. -Xét từ góc độ chủ thể sáng tạo và phát triển (ai làm nên nó): là hệ thống quan điểm và học thuyết đó được sáng lập bởi C. Mác, Ph. Ăngghen và sự phát triển, vận dụng vào thực tiễn của V.I. Lênin. -Xét từ góc độ mối quan hệ (giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với lịch sử phát triển tư tưởng nhân loại và với thực tiễn): là hệ thống quan điểm và học thuyết được hình thành và phát triển trên cơ sở kế thừa những giá trị tư tưởng tiến bộ của nhân loại và tổng kết thực tiễn thời đại. -Xét từ góc độ vai trò, chức năng: là hệ thống quan điểm và học thuyết đó đóng vai trò là thế giới quan, phương pháp luận phổ biến cho sự sáng tạo trong nhận thức khoa học (nghiên cứu phát hiện và sáng tạo ra cái mới) và thực tiễn cách mạng (thực tiễn cải biến cái cũ, sáng tạo cái mới), -Xét từ góc độ cấu tạo (nó gồm có những cái gì): Chủ nghĩa Mác – Lênin có ba bộ phận lý luận cơ bản hợp thành, đó là: +Triết học Mác – Lênin; +Kinh tế chính trị học Mác – Lênin; +Chủ nghĩa xã hội khoa học. Qua năm cách tiếp cận trên, chúng ta có một cái nhìn khá toàn diện về Chủ nghĩa Mác – Lênin, trong đó, cách tiếp cận theo các góc độ đối tượng, chủ thể sáng tạo và cấu tạo được sử dụng phổ biến, thông dụng nhất – được nhiều người biết đến nhất. Theo cách đó, có thể hiểu: Chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột, tiến tới thực hiện sự nghiệp giải phóng con người; học thuyết này được sáng lập bởi C. Mác, Ph. Ăngghen và được V.I. Lênin vận dụng và phát triển trong thực tiễn. Chủ nghĩa Mác – Lênin được cấu thành từ ba bộ phận lý luận cơ bản, đó là: Triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị học Mác – Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học. Hãy dừng việc quy kết, đổ lỗi cho chủ nghĩa Mác – Lênin đã lỗi thời Chủ nghĩa Mác – Lênin được cấu thành từ ba bộ phận cơ bản, có mối quan hệ biện chứng, không tách rời nhau, mà thống nhất thành một hệ thống. Triết học là bộ phận lý luận nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy; xây dựng thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng. Kinh tế chính trị nghiên cứu những quy luật kinh tế của xã hội, đặc biệt là những quy luật kinh tế của quá trình ra đời, phát triển, suy tàn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự ra đời, phát triển của phương thức sản xuất mới – phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội khoa học là kết quả tất nhiên của sự vận dụng thế giới quan, phương pháp luận triết học và kinh tế chính trị Mác – Lênin vào việc nghiên cứu làm sáng tỏ những quy luật khách quan của quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa – bước chuyển biến lịch sử từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và tiến tới chủ nghĩa cộng sản. Ba bộ phận lý luận cấu thành chủ nghĩa Mác – Lênin có đối tượng nghiên cứu cụ thể khác nhau nhưng đều nằm trong một hệ thống lý luận khoa học thống nhất – đó là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con người (tức là xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản). chu nghia Mac – Lenin la gi Ba là, chủ nghĩa xã hội khoa học. Đây là kết quả tất yếu của sự vận dụng thế giới quan và phương pháp luận triết học cùng với kinh tế chính trị học Mác – Lênin vào quá trình nghiên cứu làm sáng tỏ những quy luật khách quan của quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, cụ thể là bước chuyển biến lịch sử từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và tiến tới chủ nghĩa cộng sản. Bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin Chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ thống lý luận khoa học Trong chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng gắn bó và thống nhất với nhau. Sự kết hợp đó làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên triệt để và phép biện chứng trở thành lý luận khoa học. Trường Chính Trị Tôn Đức Thắng Chủ nghĩa duy vật lịch sử là một thành tựu vĩ đại của triết học mácxít. Trong đó chỉ rõ sự chuyển biến giữa các hình thái kinh tế – xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên, tuy nhiên nó không diễn ra tự động mà trải qua quá trình đấu tranh giai cấp gay go, quyết liệt. Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện sự vận động khách quan của phương thức sản xuất. Đó là cơ sở để khẳng định sự thay thế tất yếu của chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội. Học thuyết Mác về giá trị thặng dư vạch ra bản chất bóc lột của giai cấp tư sản; chỉ ra quy luật vận động kinh tế của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản chỉ rõ giai cấp công nhân là người lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và con người. Sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan và phương pháp luận khoa học Các quy luật, nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin vừa có ý nghĩa thế giới quan, vừa có ý nghĩa phương pháp luận. Thế giới quan duy vật biện chứng giúp con người hiểu rõ bản chất của thế giới là vật chất. Thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy con người vận động theo quy luật khách quan. Con người thông qua hoạt động thực tiễn có thể nhận thức, giải thích, cải tạo và làm chủ thế giới. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về chủ nghĩa quốc tế vô sản Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin giúp con người xem xét sự vật, hiện tượng một cách khách quan biện chứng biện chứng, phân tích cụ thể một tình hình cụ thể trong mối quan hệ với toàn thể, với tự nhiên, xã hội, tư duy. Sự thống nhất giữa thế giới quan và phương pháp luận đã đưa chủ nghĩa Mác – Lênin trở thành hệ thống lý luận mang tính khoa học sâu sắc và tinh thần cách mạng triệt để. Là học thuyết nêu lên mục tiêu giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người với con đường, lực lượng, phương thức đạt mục tiêu đó một cách khoa học Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ rõ quần chúng nhân dân là chủ nhân của xã hội, là người sáng tạo ra lịch sử. Điều đó đem lại cho con người nói chung, giai cấp công nhân, nhân dân lao động những công cụ nhận thức và cải tạo thế giới. Ra đời trong thực tiễn đấu tranh của phong trào công nhân, chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định mối liên hệ hữu cơ, biện chứng giữa lý luận cách mạng và thực tiễn cách mạng. Chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ tư tưởng, là vũ khí lý luận sắc bén của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng toàn xã hội và giải phóng con người. Chủ nghĩa Mác- Lênin không chỉ giải thích mà còn vạch ra con đường, những phương tiện cải tạo thế giới. “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng” Chủ nghĩa Mác – Lênin là học thuyết mở, không ngừng tự đổi mới, phát triển Chủ nghĩa Mác – Lênin là một học thuyết mở, không phải là các nguyên lý giáo điều, bất biến mà được vận dụng, bổ sung cùng quá trình phát triển của tri thức nhân loại và phong trào cách mạng thế giới. Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác- Lênin đã khẳng định học thuyết của các ông không phải là cái đã xong xuôi hẳn mà cần bổ sung, phát triển. Trong Lời tựa các lần xuất bản Tuyên ngôn Đảng Cộng sản và trong quá trình hoạt động, các C.Mác, Ph. Ăngghen cũng đã điều chỉnh một số luận điểm của chính mình. Vận dụng, bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin trong từng lĩnh vực cụ thể, trong thực tiễn cách mạng từng nước là đòi hỏi khách quan, là trách nhiệm của những người cách mạng chân chính. Toàn bộ học thuyết Mác – Lênin có giá trị bền vững, xét trong tinh thần biện chứng, nhân đạo và hệ thống tư tưởng cốt lõi của nó. Đó là những kết tinh trí tuệ của nhân loại trong lịch sử, ngày càng phát triển và hoàn thiện. Chủ nghĩa Mác – Lênin có vai trò như thế nào? Có thể nói, chủ nghĩa Mác – Lênin là một trong những học thuyết khoa học và cách mạng có ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình phát triển lịch sử của nhân loại. Vai trò của chủ nghĩa Mác – Lênin được thể hiện như sau: Chủ nghĩa Mác – Lênin là thành tựu tư tưởng vĩ đại của nhân loại được đặt nền móng bởi C.Mác và Ph.Ăngghen, sau đó được V.I.Lênin kế thừa và phát triển. Quá trình du nhập chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam | Nghiên Cứu Lịch Sử Chủ nghĩa Mác – Lênin đã phơi bày những mâu thuẫn cố hữu nhất, bản chất xấu xa nhất của chế độ tư bản chủ nghĩa và dự đoán chính xác xu hướng vận động của các hình thái kinh tế – xã hội nhằm khẳng định tương lai của nhân loại là chế độ cộng sản chủ nghĩa. Do vậy, chủ nghĩa Mác – Lênin là học thuyết khoa học, cách mạng và nhân văn duy nhất đề ra mục tiêu giải phóng giai cấp, xã hội và con người, đồng thời chỉ rõ lực lượng, con đường và phương thức để đạt được mục tiêu này. Nhờ có chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, C.Mác đã lý giải một cách khách quan và khoa học các quy luật phát triển của xã hội loài người thông qua sự phát triển và vận động của nền sản xuất xã hội. Ngoài ra chủ nghĩa Mác – Lênin đã làm rõ quy luật giá trị thặng dư, chỉ rõ nguồn gốc, hình thức cũng như cách thức mà nhà tư bản bóc lột công nhân và nhân dân lao động. Chủ nghĩa Mác – Lênin đã trở thành vũ khí lý luận và tư tưởng sắc bén trong cuộc đấu tranh chống lại áp bức, bóc lột và bất công trong xã hội. C.Mác khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đó là lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, đứng lên giải phóng chính mình để biến chủ nghĩa xã hội từ không tưởng thành khoa học, “đem khoa học thay thế cho mộng tưởng” – V.I.Lênin và xây dựng một chế độ không còn người bóc lột người. Chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ thống lý luận thống nhất của giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bước trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Trên cơ sở vận dụng linh hoạt chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển sáng tạo và áp dụng vào điều kiện cụ thể của nước ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm sâu sắc và toàn diện về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Nhờ giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa quốc gia và quốc tế, giữa dân tộc và giai cấp đồng thời kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại để lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành được những thắng lợi to lớn trên các mặt trận quân sự, kinh tế, xã hội, chính trị và đối ngoại, đưa nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một quốc gia độc lập, tự chủ, hòa bình, thống nhất và phát triển. Cho đến nay, chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn giữ vai trò quyết định tới quá trình Đảng và Nhà nước lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa và công cuộc đổi mới tại Việt Nam, đưa nước ta tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Video về chủ nghĩa Mác – Lênin là gì? Nội dung và vai trò Kết luận Trên cơ sở trình bày một cách ngắn gọn, đơn giản nhất về một số khái niệm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, hi vọng bài viết sẽ giúp độc giả có cái nhìn rõ hơn về học thuyết lý luận này, góp phần vào việc bảo vệ nền tảng tư tưởng, chống lại sự chống phá của các thế lực thù địch trong giai đoạn hiện nay.
Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Tổng Hợp