Tổng Hợp

Cáp giới con gì? Các bài thuốc chữa bệnh từ Cáp giới

Cáp giới con gì mà nghe lạ lùng vậy. Mời các bạn đọc bài viết dưới đây để biết rõ về loài vật này nhé.

1. Cáp giới là tên gọi của con gì?

Cáp giới là con gì? - Phòng GD&DT Sa Thầy

This post: Cáp giới con gì? Các bài thuốc chữa bệnh từ Cáp giới

Cáp giới là tên gọi của con tắc kè hay còn gọi là địa bích hải, cáp giải. Tên gọi cáp giới của tắc kè thường được dùng trong đông y nên nhiều người cảm thấy lạ khi nhắc tới nó.

Tên gọi khác: Tiên thiềm, Đại bích hổ, Cáp giải…

Tên khoa học: Gekko Gekko L.

Họ khoa học: Tắc kè (Gekkonidae).

Bộ phận làm thuốc là toàn con, mổ bỏ ruột phơi hay sấy khô.

Con đực gọi là Cáp, con cái gọi là Giới. Về đêm, nghe kêu 1 tiếng “tắc” (cáp), 1 tiếng “kè” (giới), do âm thanh mà có tên Tắc kè.

Tắc kè là một loài thằn lằn và là loài vật khá quen thuộc với người dân Việt Nam. Trên thế giới có khoảng 1.500 loài tắc kè khác nhau.

2. Cáp giới: Vị thuốc có nhiều tác dụng chữa bệnh

Tắc kè ngâm giúp bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý

Đặc điểm tự nhiên

Tắc kè có chiều dài thân khoảng 15 đến 17cm, chiều dài đuôi khoảng 15 đến 17cm. Đầu hơi bẹp có hình 3 cạnh, con ngươi trong mắt thẳng đứng, có 4 chân, mỗi chân có 5 ngón rời được nối với nhau thành hình chân vịt, mặt dưới của ngón có các màng phiến mỏng màu trắng, như có chất dính làm cho tắc kè có thể bám chặt vào tường hay cành cây.

Đầu, lưng và đuôi của Tắc kè đều có những vẩy nhỏ dạng hạt tròn hay nhiều cạnh, nhiều màu sắc từ xanh lá mạ tới xanh rêu đen đôi khi là xanh nhạt hoặc đỏ nâu nhạt. Màu sắc này còn thay đổi tùy theo lúc nhằm ngụy trang cho con vật giống với cảnh vật xung quanh để dễ dàng lẩn trốn khỏi nguy hiểm rình rập.

Đuôi Tắc kè được xem là một bộ phận quý. Khi bị gãy hay đứt, đuôi có thể mọc lại được.

Tắc kè sống theo cặp ở những hốc cây, vách đá hoặc những khe các nhà gác cao, tường cao. Tắc kè thích săn sâu bọ, dán, châu chấu, bướm… Ban ngày, mắt của Tắc kè bị lóa nên chúng chỉ đi kiếm mồi vào ban đêm. Đến mùa rét Tắc kè không ăn nhưng vẫn sống mạnh khỏe,

Tắc kè đẻ trứng. Mỗi lần đẻ 2 trứng. Trung bình từ 90 đến 100 ngày trứng mới nở. Tứng không cần phải ấp. Mùa đẻ trừng: Từ tháng 5 đến tháng 10.

Phân bố, thu hái, chế biến

Cáp giới (Tắc kè), con vật sống hoang khắp các tỉnh miền thượng du ở nước ta như Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn. Mỗi năm ta có thể thu mua và xuất bán tới 250000 con (riêng khu vực miền Bắc). Miền Nam trung bộ và Nam Bộ cũng có nhiều. Tắc kè còn có ở phía nam Trung Quốc, Campuchia, Lào, Thái Lan, Miến Điện và phía Đông bắc Ấn Độ.

Tắc kè thường kêu lớn vào các tháng hè đến hết thu (tháng 5 đến tháng 10), vào thời kỳ này người ta tổ chức đi bắt. Vào các mùa khác người ta dựa vào phân Tắc kè mà đi tìm nơi chúng ở. Phân Tắc kè gồm một thỏi màu nâu to và một cục trắng nhỏ.

Muốn bắt Tắc kè người ta:

  • Tìm nơi hang hốc có tiếng kêu hoặc nơi Tắc kè thường đi lại. Làm một que cứng, dẻo bằng tre cật, dài khoảng 1m. Đầu que buộc một mớ tóc rối hoặc sợi móc. Khi chọc đầu que này vào hốc, vách đá thì Tắc kè sẽ ngoạm lấy vì tưởng là con mồi, tóc rối sẽ vướng vào răng không nhả ra được, chỉ việc kéo cây ra mà bắt lấy nó. Mỗi hang hốc có thể bắt 2 đến 10 con, có khi tới 20 đến 30 con.

  • Nếu hang hốc nông, dùng bao tay bằng vải thô, dày, rồi thò tay vào mà bắt.

  • Dùng ánh sáng: Khoảng 7 đến 8 giờ tối, Tắc kè thường bò ra khỏi hang để đi săn mồi. Dùng đèn pin soi vào thì Tắc kè sẽ nằm im vì bị lóa mắt, nhanh tay nắm lấy cổ nó là bắt được.

Bộ phận sử dụng

Toàn thân, sau khi đã loại bỏ nội tạng.

Đem mổ bụng bỏ hết phần ruột, dùng 2 que nứa nhỏ ngắn, một que căng hai chân trước, que còn lại căng hai chân sau. Một que khác thì xiên dọc từ đầu đến quá đuôi. Phần đuôi thì lấy giấy bản cuộn chặt vào que để tránh làm đứt đuôi. Sau đó đem phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, bỏ mắt, chặt bốn bàn chân, sấy khô tán nhỏ hoặc cắt nhỏ ngâm rượu.

Vị thuốc Tắc kè có tên là Cáp giới.

Thành Phần Hóa Học Của Cáp giới

Nghiên cứu cho thấy trong đuôi của Tắc kè có nhiều chất béo (23% đến 25%). Toàn thân, chất béo chỉ chiếm 13% đến 15%. Chất béo có 3,88% không ở dạng xà phòng hóa.

Trong chất béo của Tắc kè có một loại tinh thể chưa rõ khá đặc biệt.

Cáp giới có chứa các axit amin với hàm lượng giảm dần: Axit glutamic, alanin, glyxin, axit axpartic, acginin, lysin, serin, leuxin, isoleuxin, phenylalanin, valin, prolin, histidin, treonin và cystein.

Tác Dụng Dược Lý Của Cáp giới

Vị thuốc CÁP GIỚI (tắc kè) | Đông y luận trị

Theo y học cổ truyền

Tắc kè có vị mặn, tính ôn, quy vào hai kinh phế và thận. Có tác dụng bổ phế thận, ích tinh, trợ dương, chữa hen suyễn.

Dùng chữa ho lao, họ có mủ, ho ra máu, hen suyễn, tiêu khát, chữa hen, lao phổi và cường dương.

Tắc kè còm có tác dụng làm giảm mệt nhọc, vì vậy muốn thử xem tắc kè có tốt không, người ta đem nướng tắc kè cho vàng, đem giã nhỏ, ngậm một ít, chạy một đoạn đường, không thấy thở gấp, mệt nhọc mới là Tắc kè thực.

Theo y học hiện đại

Thuốc điều chế từ Tắc kè bằng cách bốc hơi rượu sau khi ngâm có công dụng chống vi khuẩn Gram âm và Gram dương.

Thuốc Tắc kè không gây dị ứng, dùng dưới dạng thuốc tiêm, không gây phản ứng tại chỗ hay toàn thân.

Thuốc tắc kè có tác dụng kích thích sự nở lớn, làm tăng lượng hồng cầu, tăng huyết sắc tố và không gây ảnh hưởng đến hệ thống bạch cầu.

Trên tim ếch, thuốc Tắc kè có tác dụng làm chậm nhịp tim.

Tiêm thuốc Tắc kè vào mạch máu chó đã gây mê, huyết áp hạ thấp trong 1 đến 2 phút, sau đó từ từ trở lại bình thường. Với liều 3 đến 5ml, quan sát có tình trạng giảm tiết niệu nhất thời.

Liều Dùng, Cách Dùng Của Cáp giới

Sấy khô, đem tán bột uống riêng hoặc phối trộn với các vị thuốc khác.

Cũng có thể ngâm rượu để uống.

Ngày dùng từ 3 – 4g dưới dạng thuốc bột hay ngâm rượu.

Bài Thuốc Có Cáp giới

Cáp Giới - Đặc điểm, công dụng và cách dùng vị thuốc

Thuốc bổ: Tác dụng như nhân sâm, thịt được dùng cho những người có tình trạng tình dục không được tốt. Thường dùng một đôi ( 1 con đực và 1 con cái). Nhưng thực tế, rất khó nhận dạng con đực và con cái, cho nên dùng 2 con một là được.

Chữa ho, nặng mặt, nặng chân tay: Tắc kè dùng một đôi, đem bỏ đầu, bỏ chân, lấy rượu bôi toàn thân rồi nướng chín, thêm Nhân sâm 20g (hoặc Đảng sâm 40g). Hai vị sấy khô tán nhỏ thành bột. Ngày dùng 4g bột này.

Chữa suy nhược thần kinh, đau ngang thắt lưng: Tắc kè mang mổ bỏ ruột, cắt bỏ đầu, bỏ chân, đem sấy khô rồi ngâm với rượu, mỗi một lít rượu 35 đến 40o ngâm từ 2 đến 5 con Tắc kè. Ngâm từ một tuần lễ trở lên. Lọc lấy rượu trong để uống. Ngày uống (15 đến 30ml). Uống nguyên hoặc pha thêm mật ong cho dễ uống. Có thể thêm một ít trần bì hoặc vỏ cam vào cho thơm. Uống vào buổi tối hoặc sáng sớm.

Chữa bệnh ho lao, người già ho nhiều đờm, tim yếu: Tắc kè một đôi, cắt bỏ đầu, bỏ chân, đem sấy khô tán nhỏ. Thêm Đảng sâm 20g, Quy bản nướng tán thành bột 20g, Bắc sa nhân 20g tán thành bột. Trộn đều tất cả các vị. Thêm táo đỏ vào, giã nát làm thành từng viên, mỗi viên nặng 1g. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần từ 1 đến 2 viên, nhai và dùng nước để chiêu thuốc.

Lưu Ý Khi Sử Dụng Cáp giới

Độc tính: Mắt và bàn chân của Tắc kè có độc. Vì vậy, cần bỏ các bộ phận này trước khi dùng.

Kiêng kỵ: Người ho do cảm lạnh, sốt cao, bệnh mới mắc. Không phải bệnh do Thận Tỳ đều hư. Ho do ngoại hàn hoặc nhiệt tà.

3. Những điều thú vị về tắc kè

Tắc kè là gì? Công dụng, dược lực học và tương tác thuốc

Tắc kè hay tắc kè tokay (Gekko gecko) là một loài tắc kè sống trên cây, hoạt động vào lúc bình mình và hoàng hôn trong chi Tắc kè, các loài tắc kè thực sự. Nó có nguồn gốc từ Châu Á và một số quần đảo Thái Bình Dương.

Loài này sinh sống ở đông bắc Ấn Độ, Bhutan, Nepal và Bangladesh, khắp Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, và phía tây New Guinea. Môi trường sống bản địa của nó là rừng nhiệt đới, nơi nó sống trên cây và vách đá, và nó cũng thường thích nghi với môi trường sống của con người ở nông thôn, đi khắp trên tường và trần nhà vào ban đêm tìm kiếm côn trùng để ăn. Đây là loài du nhập ở một số khu vực ngoài phạm vi bản địa của nó. Nó được thành lập ở Florida của Hoa Kỳ, Martinique, các đảo Belize và có thể là Hawaii. Đô thị hóa ngày càng tăng đang làm giảm phạm vi của nó.

Hiện vẫn chưa rõ liệu loài này có phải là loài bản địa nhưng rất không phổ biến ở Đài Loan hay không, hay liệu các báo cáo hiếm hoi về các cá thể kể từ những năm 1920 có dựa trên sự chuyển đổi gen do con người lặp đi lặp lại có thể dẫn đến các quần thể đã được thiết lập hay không.

Tắc kè tokay là một loài tắc kè lớn, đạt tổng chiều dài (bao gồm cả đuôi) lên đến 30 cm. Nó có hình trụ nhưng hơi dẹt về hình dạng cơ thể. Đôi mắt có con ngươi thẳng đứng. Da mềm khi chạm vào và nhìn chung có màu xám với những đốm đỏ, nhưng con vật có thể thay đổi màu da để hòa vào môi trường. Loài này là loài dị hình giới tính, con đực có màu sặc sỡ hơn và kích thước lớn hơn một chút.

Tắc kè tokay nói chung là hung hăng, có tính bảo vệ lãnh thổ và có cái cắn mạnh. Tắc kè tokay ăn côn trùng, trái cây, thảm thực vật và động vật có xương sống nhỏ. Nó là một tay leo trèo khỏe với các miếng đệm chân có thể nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể trên bề mặt thẳng đứng trong thời gian dài. So với các loài tắc kè khác, tắc kè tokay có cơ thể khỏe mạnh, với đuôi bán sơ sinh, đầu lớn và bộ hàm vạm vỡ. Mặc dù phổ biến trong buôn bán thú cưng, độ mạnh của cái cắn của tắc kè tokay khiến nó không phù hợp với những người nuôi thiếu kinh nghiệm. Ngoài ra, độ mạnh của cái cắn tùy thuộc vào kích thước của tắc kè; những con tắc kè tokay lớn hơn (thường là đực) có khả năng cắn thủng da, thường dẫn đến chảy máu ngay lập tức.

Video về Cáp giới

Kết luận

Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp các bạn biết được Cáp giới là con gì và các bài thuốc có cáp giới. Cảm ơn bạn dã theo dõi!

 

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Tổng Hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button