Giáo dục

Cảm nhận về vẻ đẹp của con người Hàn Mạc Tử qua bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Đề bài: Cảm nhận về vẻ đẹp của con người Hàn Mạc Tử qua bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

cam nhan ve ve dep cua con nguoi han mac tu qua bai tho day thon vi da

This post: Cảm nhận về vẻ đẹp của con người Hàn Mạc Tử qua bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Cảm nhận về vẻ đẹp của con người Hàn Mạc Tử qua bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ 
 

I. Dàn ý Cảm nhận về vẻ đẹp của con người Hàn Mạc Tử qua bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

1. Mở bài

Hàn Mặc Tử là nhà thơ có dấu ấn cái tôi khác biệt trong phong trào Thơ mới. Điển hình là trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”, con người ông được bộc lộ một cách rõ nét nhất.

2. Thân bài

– Hàn Mặc Tử là con người yêu thiên nhiên, cuộc sống
+ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” vừa là câu hỏi, vừa là lời chào mời. Lời thơ nhẹ nhàng gợi nhắc đến bóng dáng xưa cũ, ở đó có người con gái Huế ông thương.
+ Bao nhiêu kỉ niệm ùa về với cảnh sắc thiên nhiên trữ tình.
+ “Nắng mới lên” là nắng mới, không quá gay gắt, ánh nắng nhẹ nhàng khiến mọi người đều cảm thấy dễ chịu.
+ Ấn tượng nhất là hình ảnh “lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Chữ “điền” ở đây có thể chỉ hình ảnh cánh cửa sổ ngôi nhà hay cũng chính là hình ảnh thấp thoáng của người con gái có gương mặt phúc hậu xứ Huế.
→ Dù không được trở lại thăm thôn Vĩ Dạ nhưng mọi hình ảnh nơi đây vẫn được nhà thơ Hàn Mặc Tử lưu giữ với niềm mến thương khôn xiết. Thôn Vĩ với ông là một niềm ước vọng lớn nhưng cũng đầy nên thơ và trữ tình.

– Hàn Mặc Tử là con người cô đơn
+ Khổ 2 của bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là tâm trạng đầy đau buồn, nhớ nhung của nhà thơ Hàn Mặc Tử: “Gió theo lối gió, mây đường mây … Có chở trăng về kịp tối nay”
+ Sử dụng biện pháp nhân hoá, dòng nước dường như cũng buồn thay cho tâm trạng của tác giả. Nhịp thơ 4/3 ngăn cách; không gian trong bài thơ cũng trở nên sâu lắng hơn.
+ “Gió theo lối gió, mây đường mây”, mọi thứ chia đôi ngả, gần mà xa xôi cách trở như chính câu chuyện của tác giả vậy.
+ “Thuyền ai” gợi cảm giác vừa quen, vừa lạ.
→ Hàn Mặc Tử như đã nhuộm màu tâm trạng cho khổ thơ, ở đó ông cũng khát khao được yêu, được chiếm lấy tình yêu nhưng không còn đủ thời gian nữa.

– Hàn Mặc Tử – con người đầy trăn trở, day dứt
+ Khổ 3 cũng là khổ cuối của bài thơ là tâm tình của tác giả với người con gái Huế: “Mơ khách đường xa, khách đường xa … Ai biết tình ai có đậm đà”.
+ Con người, cảnh vật giờ đây đang dần mờ nhạt và biến mất. “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”, mọi vật như đang được đan xen vào nhau, thật khó để phân biệt rạch ròi.
+ “Ai biết tình ai có đậm đà”, tác giả hoài niệm rồi lại bâng khuâng, hụt hẫng.
→ Hàn Mặc Tử trở về hiện tại, ông cảm nhận rõ hơn về sự xa xôi, hư ảo của hạnh phúc rồi lại tự mình thở dài, nhớ mong.

3. Kết bài

Hàn Mặc Tử là con người đầy ước vọng và đau buồn. Thơ ông khiến người đọc cảm thấy day dứt, ám ảnh một nỗi buồn không thể viết thành tên.

II. Bài văn mẫu Cảm nhận về vẻ đẹp của con người Hàn Mạc Tử qua bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” như chính tiếng lòng của Hàn Mặc Tử trong những năm tháng cuối đời. Ở đó ta tìm thấy sự cô đơn, tìm thấy sự khát khao yêu và được yêu, khát khao nắm giữ hạnh phúc và có cả sự tiếc nuối cho chính cuộc đời của tác giả.

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”.

Bức tranh thôn Vĩ được vẽ lên trong trí tưởng tượng của Hàn Mặc Tử. Thời gian sáng tác bài thơ này cũng chính là thời điểm ông đang chữa bệnh. Tất cả mọi thứ thuộc về thôn Vĩ giờ chỉ còn là miền kí ức.

Câu thơ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ” có thể được hiểu là câu hỏi; nhưng cũng có thể là lời chào mời. Thôn Vĩ đẹp vậy sao anh không về chơi, bao lâu rồi anh chưa ghé thăm thôn Vĩ? Lời trách móc, mời mọc thật dịu dàng, đằm thắm nhưng lại gợi nhớ biết bao nhiêu kỉ niệm.

Hàn Mặc Tử yêu thiên nhiên thôn Vĩ Dạ với “nắng hàng cau”, với “vườn xanh mướt”. Hình ảnh “nắng mới lên” tạo cảm giác vô cùng ấm áp, dịu nhẹ. Đó là ánh nắng buổi sớm vô cùng dễ chịu. Ánh sáng ấy còn giúp khu vườn “mướt quá xanh như ngọc”. Không gian càng trở nên rộng lớn, tươi mát hơn và tràn đầy sức sống.

Thiên nhiên và con người thôn Vĩ Dạ luôn làm Hàn Mặc Tử thương nhớ khôn nguôi. “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”; chữ “điền” ấy có nhiều nghĩa khác nhau, đó có thể là hình ảnh chiếc cửa sổ được che ngang hay chính là khuôn mặt người con gái hiền hậu xứ Huế, e ấp, ngượng ngùng sau chiếc lá trúc.

Những kí ức, vẻ đẹp của con người, thiên nhiên xứ Huế được Hàn Mặc Tử gợi nhớ, ôm áp trong lòng. Ông khát khao được về nơi ấy với niềm mến thương khôn xiết.

Nhà thơ Hàn Mặc Tử như ôm trọn nỗi buồn, ông có cái tôi buồn thương man mác.

“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay”

Nhịp thơ 4/3, kết hợp với hình ảnh gió, mây, hoa, trăng, thuyền tạo nên hình ảnh chia lìa. Hàn Mặc Tử đã chuyển đổi không gian thôn Vĩ trở nên cao rộng hơn, thời gian đã được chuyển từ sáng sang tối. Tâm trạng của nhà thơ cũng được chuyển đổi, từ vui tươi, nhớ nhung sáng buồn thiu “dòng nước buồn thiu. Cảnh vật đã được mang tâm trạng của con người, giống như câu thơ “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Nguyễn Du).

“Gió theo lối gió, mây đường mây” có cấu trúc hài hoà, cân xứng; tạo sự xa vời, chia cách. Cảnh vật đều trở nên mộng mơ nhưng đầy cách trở “hoa bắp lay”. “Thuyền ai” đậu bến sông gợi nhớ những câu hò xứ Huế hay nhưng buồn. Chiếc thuyền còn gắn liền với vầng trăng tạo sự hùng vĩ trong thiên nhiên; nhưng cũng chính vì thế mà càng cảm thấy con người thêm phần nhỏ bé. Thuyền, trăng, bến còn được sử dụng nhiều làm hình ảnh cho tình yêu đôi lứa:

“Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng” (Ca dao).

Hàn Mặc Tử đã sử dụng rất sáng tạo hình ảnh này nhưng nhuộm màu đơn côi, đau buồn hơn. Lời hỏi “có chở trăng về kịp tối nay” như thúc giục, như níu giữ. Thời gian với nhà thơ quý giá hơn bao giờ hết, liệu có đủ để ông được sống với khát vọng của mình. Khổ thơ là lời bộc bạch đau buồn, là nơi ông bày tỏ khao khát được hạnh phúc, lời khẩn cầu vô cùng nghẹn ngào.

Bước sang khổ thơ cuối cùng, Hàn Mặc Tử hướng về thực tại, hướng đến con người, hoài nghi về ảo ảnh.

“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”

Khổ thơ cuối này mọi sự vật dường như đã được xoá nhoà. Áo trắng của em tinh khôi, hòa với làn sương khói vừa hư vừa thực khiến khó lòng xác định. “Khách đường xa” là ước mong được gặp, cũng là càng muốn gặp đường càng xa. Hàn Mặc Tử càng cảm thấy băn khoăn, không thể nào xác định được tình cảm. Liệu chăng tình cảm ấy có thật, hay giống như làn sương khói mịt mờ, không thể nắm giữ?!

Cả bài thơ điệp khúc “ai biết”, “thuyền ai”, “vườn ai” được nhà thơ sử dụng liên tục; đó cũng tạo nên sự bâng khuâng, xa vắng. Cảm giác hụt hẫng, nhớ mong khiến ông chỉ biết thở dài với chút hi vọng mong manh.

Hình ảnh trong bài thơ được đan cài vô cùng chặt chẽ, ở đó có cảnh và người; có hiện thực và hư ảo. Bằng như câu thơ nhẹ nhàng đã tạo nên một cái tôi Hàn Mặc Tử yêu thiên nhiên tha thiết, bên cạnh đó là sự đau buồn, dự cảm chia ly, sự tuyệt vọng cũng như sự hoài nghi.

Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là bài thơ hay nhất, thể hiện rõ một con người Hàn Mặc Tử đầy sự xáo trộn, mang trong mình nhiều khát vọng. Từng dòng thơ cứ ám ảnh người ta mãi như cách mà ông đã để lại dấu ấn của mình giữa rừng thi ca Việt Nam, dù nhỏ thôi nhưng day dứt.

——————–HẾT———————–

Qua bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, người đọc không chỉ cảm nhận được bức tranh thiên nhiên Vĩ Dạ tươi sáng, tinh khôi mà còn thấy được tâm trạng đầy xót xa, luyến tiếc của nhân vật trữ tình. Tìm hiểu thêm về nội dung bài thơ, bên cạnh bài Cảm nhận về vẻ đẹp của con người Hàn Mạc Tử qua bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, các em có thể tham khảo thêm: Cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, Khung cảnh thôn Vĩ Dạ trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, Bình giảng bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài Đây thôn Vĩ Dạ

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button