Đề bài: Cảm nhận về đoạn trích Lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu
This post: Cảm nhận về đoạn trích Lẽ ghét thương
Bài văn mẫu Cảm nhận đoạn trích Lẽ ghét thương hay, ấn tượng
I. Dàn ý Cảm nhận về đoạn trích Lẽ ghét thương (Chuẩn)
1. Mở bài
– Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Đình Chiểu
– Giới thiệu khái quát về đoạn trích Lẽ ghét thương
2. Thân bài
* Vài nét khái quát về tác phẩm:
– Xuất xứ: Lẽ ghét thương là đoạn trích nằm ở phần đầu của tập truyện thơ “Lục Vân Tiên”
– Nội dung chính: Cuộc gặp mặt, trò chuyện của ông Quán và bốn chàng nho sinh đi thi…(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết Dàn ý Cảm nhận về đoạn trích Lẽ ghét thương tại đây.
II. Bài văn mẫu Cảm nhận về đoạn trích Lẽ ghét thương
1. Cảm nhận đoạn trích Lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu, mẫu số 1 (Chuẩn):
Nguyễn Đình Chiểu là một trong số những tác giả tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam với nhiều tác phẩm xuất sắc, thể hiện rõ tư tưởng nhân nghĩa và lòng yêu nước, thương dân. Tác phẩm “Truyện Lục Vân Tiên” là một trong số những tác phẩm xuất sắc, nổi tiếng bậc nhất của ông. Đọc toàn bộ tác phẩm nói chung và đoạn trích “Lẽ ghét thương” nói riêng, người đọc sẽ thấy được tấm lòng thương dân sâu sắc và lẽ thương ghét rạch ròi của nhà thơ mù xứ Nam Bộ.
Mười sáu câu thơ đầu đoạn trích đã tái hiện lại cuộc đối thoại giữa ông Quán và Lục Vân Tiên, để từ đó thể hiện quan niệm về lẽ ghét của ông Quán. Trước hết, những câu thơ mở đầu đoạn trích chính là lời tự giới thiệu của ông Quán về mình:
Quán rằng: kinh sử đã từng
Coi rồi lại khiến lòng hằng xót xa.
Hỏi thời ta lại nói ra
Vì chưng hay ghét cũng là hay thương.
Ông Quán không phải là một cái tên hay một nhân vật cụ thể, ông chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm song lại để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Có thể dễ dàng nhận thấy, ông Quán có dáng dấp của một kẻ sĩ, một nhà Nho ở ẩn thông hiểu kinh sử, tính cách bộc trực, thẳng thắn và yêu ghét rõ ràng. Đặc biệt, câu khép lại lời giới thiệu của ông Quán “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” đã gợi lên mối quan hệ giữa ghét và thương. Hai phạm trù tư tưởng “ghét”, ‘thương” tưởng như đối lập song chúng lại có mối quan hệ gắn bó, mật thiết với nhau.
Cảm nhận về đoạn trích Lẽ ghét thương để thấy được quan niệm về lẽ yêu, ghét của ông Quán
Trước lời giới thiệu của ông Quán, Vân Tiên đã đáp lại một cách khiêm nhường, từ đó, thể hiện ước muốn được nghe ông Quán giải thích, nói rõ hơn, tường tận hơn về lẽ ghét thương.
Tiên rằng: Trong đục chưa tường
Chẳng hay thương ghét, ghét thương thế nào?
Sau lời đối đáp giữa ông Quán và Vân Tiên, ông Quán đã đi sâu giải thích, làm rõ quan điểm của mình về lẽ ghét:
Quán rằng: Ghét việc tầm phào
Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm.
Có thể thấy, cái đầu tiên ông Quán ghét đó chính là “việc tầm phào”. Như chúng ta đã biết, “việc tầm phào” là những việc vu vơ, hão huyền, những việc vô nghĩa. Đặc biệt, cái ghét ấy như được nhấn mạnh, tăng lên bội phần khi từ “ghét” được tác giả nhắc đi nhắc lại ba lần cùng với đó là cấp độ ngày cảng một tăng lên. Để rồi, từ đó, tác giả đã liệt kê, làm rõ những “việc tầm phào” mà ông ghét trong những câu thơ tiếp theo:
Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm,
Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang.
Ghét đời U, Lệ đa đoan,
Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần.
Ghét đời Ngũ, Bá phân vân,
Chuộng bề dối trá, làm dân nhọc nhằn.
Ghét đời Thúc quý phân băng,
Sớm đầu tối đánh, lằng nhằng hại dân.
Bằng thủ pháp liệt kê, ông Quán đã liệt kê ra hàng loạt những đối tượng mà mình ghét. Đó là “đời Kiệt, Trụ mê dâm”, “đời U, Lệ đa đoan”, “đời Ngũ, Bá đa đoan”, “đời Thúc Quý phân băng”. Ông Quán đã bày tỏ thái độ ghét của mình với hàng loạt các đời vua khác nhau nhưng có thể nhận thấy giữa các đời vua ấy có những điểm tương đồng như ăn chơi hoang dân vô độ, kết bè kết cánh gây chiến tranh loạn lạc, chia li, làm nhiều việc nhũng nhiễu trong nhân dân. Đặc biệt, những việc làm, hành động của các đời vua bạo chúa ấy đã khiến cho đời sống của nhân dân “lầm than muôn phần”, phải chịu cảnh “sa hầm sẩy hang”. Như vậy, có thể thấy, ông Quán đã đứng trên lập trường, vị trí của nhân dân để bày tỏ thái độ ghét của mình, đồng thời qua đó có thể thấy ông đã gián tiếp nói lên nỗi thống khổ của nhân dân dưới các thời vua chúa bạo ngược, không chăm lo, quan tâm đời sống của nhân dân.
Không chỉ dừng lại ở việc làm rõ quan điểm về thái độ, tình cảm “ghét” của mình, ông Quán còn đưa đến cho người đọc những suy ngẫm về điều “thương”.
Thương là thương Đức thánh nhân
Khi nơi Tống, Vệ, lúc Trần, lúc Khuôn.
Thương thầy Nhan tử dở dang
Ba mươi mốt tuổi, tách đàng công danh.
Thương ông Gia Cát tài lành,
Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha.
Thương thầy Đồng tử cao xa,
Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi.
Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi,
Lỡ bề giúp nước lại lui về cày,
Thương ông Hàn Dũ chẳng may,
Sớm dâng sớ biểu tối đày đi xa.
Thương thầy Liêm Lạc đã ra
Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân.
Nếu như khi nói về lẽ ghét, khi nhắc đến những đối tượng mà mình ghét, ông Quán thể hiện thái độ tức giận, căm phẫn thì giờ đây, khi nhắc đến những đối tượng của lẽ thương giọng thơ như chùng xuống, mang trong mình sự trìu mến và thiết tha. Ông Quán thương cho Khổng Tử – một con người đã đi qua nhiều nước để hành đạo nhưng đáng tiếc thay không thành. Ông thương cho thầy Nhan tử, có tài, có đức nhưng lại chết sớm khi mọi thứ còn dở dang, thương cho Gia Cát Lượng có tài nhưng không gặp thời nên cũng đành “phôi pha”, thương cho thầy Đổng tử có chí lớn, học rộng nhưng không được trọng dụng nên không được thi tài năng. Ông còn thương cho Nguyên Lượng, Hàn Dũ, Liêm, Lạc – những con người có tài, muốn giúp nước giúp dân nhưng không được. Có thể thấy, điểm chung của những đối tượng mà ông Quán thương chính là sự tài đức, có chí, nhưng vì thời vận nên họ không đạt được mong ước, sở nguyện của bản thân mình. Bày tỏ quan điểm về lẽ thương nhưng ẩn sau đó ông Quán cũng bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc của mình với những con người đó.
Đưa ra quan điểm của mình về lẽ ghét và lẽ thương, ông Quán đã thể hiện rõ quan điểm yêu, ghét rạch ròi của mình. Thêm vào đó, trong hai câu cuối của đoạn trích, ông cũng đã làm rõ mối quan hệ giữa ghét và thương.
Xem qua kinh sử mấy lần,
Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương.
Với nghệ thuật đối cùng cắt ngắt nhịp 4/4, hai câu thơ khép lại bài thơ như một lời chiêm nghiệm của ông Quán về lẽ ghét, thương. Đồng thời, thêm vào đó, với cách nói “nửa phần” được lặp lại hai lần cho thấy với tác giả, thương và ghét luôn lồng vào nhau, trong thương có ghét, trong ghét lại vẫn có thương.
Tóm lại, với việc sử dụng thể thơ lục bát cùng ngôn ngữ giản dị, chân chất, đậm sắc thái của người Nam Bộ, đoạn trích “Lẽ ghét thương” đã thể hiện một cách rõ nét và sâu sắc quan điểm yêu ghét rạch ròi, phân minh của tác giả. Đồng thời, qua đó cũng giúp người đọc cảm nhận được tình cảm yêu thương nhân dân của nhà thơ.
————————– HẾT BÀI 1———————
Cùng với việc tìm hiểu chi tiết về bài mẫu viết Cảm nhận về đoạn trích Lẽ ghét thương, các em có thể tham khảo thêm các bài: Lẽ ghét thương- những lời thơ tâm huyết về nỗi ghét, tình thương nhân bản của Nguyễn Đình Chiểu, Sơ đồ tư duy Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc, Soạn bài Lẽ ghét thương,… , để ôn tập và làm tốt hơn môn Ngữ văn lớp 11.
2. Cảm nhận đoạn trích Lẽ ghét thương, mẫu số 2:
Nguyễn Đình Chiểu là tiêu biểu cho một nhân cách cao đẹp trong bối cảnh đất nước loạn lạc, chế độ phong kiến suy tàn, đế quốc xâm lược. Ở con người vĩ đại ấy, trước hết ta thấy được cái ý chí nghị lực phi thường vượt qua số phận nghiệt ngã. Sau là thấy được cái tấm lòng chính nghĩa thể hiện trong văn, thơ một cách thật thâm thúy và sâu sắc. Đọc thơ văn của ông, người ta rút ra được những bài học về đạo đức, về tấm lòng yêu nước thương dân của một nhà nho chân chính. Lại cũng phân biệt được đâu chính, đâu tà, thế nào là thương, ghét, thế nào biểu dương, phê phán. Một ví dụ tiêu biểu nhất cho những lời tâm huyết ấy của Nguyễn Đình Chiểu chính là đoạn trích Lẽ ghét thương thuộc truyện thơ Lục Vân Tiên.
Chẳng ngẫu nhiên mà nhân vật ông Quán trong đoạn trích ngắn này lại được nhiều người yêu mến đến vậy. Đọc những vần thơ phân tích lẽ ghét, lời thương của ông Quán ta mới thấu hiểu được ẩn chứa trong đó là những lời tâm huyết nhất của nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu. Ông luôn viết văn, thơ bằng một ngòi bút chân chính, thẳng thắn, chẳng bao giờ ngại ngùng và hơn tất cả suy cho cùng tấm lòng người thầy ấy vẫn luôn hướng về nhân dân. Sâu xa cái lẽ ghét, thương của ông Quán cũng bắt nguồn từ việc coi nhiều sử sách, với cái cốt cách nho gia khi xưa thì rất dễ thấu hiểu và phải thốt lên rằng: “Coi rồi lại khiến lòng hằng xót xa”. Bởi âu những chuyện trong sử sách chẳng bao giờ dối gian, ông Quán thấy nhiều bất công, đau đớn trải dài mấy ngàn năm lịch sử, thì trở nên đau buồn hơn cả. Từ đó, ông đã rút ra một câu hết sức tâm đắc, có thể nói đây là linh hồn của cả đoạn trích và cũng là căn nguyên của nỗi ghét, niềm thương, ấy là: “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”. Và tất nhiên khởi đầu như thế chẳng ai hiểu được ý nghĩ của ông Quán, chẳng thế mà Lục Vân Tiên mới phải xin ông Quán giải thích. Ngay từ những lời đầu, nhân vật này đã thể hiện cái sự ghét của mình một cách rất sâu sắc. Ông ghét “chuyện tầm phào”, suy rộng ra thì ghét những kẻ mồm năm miệng mười, chuyên buôn chuyện, dựng chuyện nhảm nhí, vô nghĩa. Cái sự ghét của ông nó tăng tiến dần dần, chẳng phải chỉ ghét khơi khơi, mà là “ghét vào tận tâm”, cái ghét đã ăn vào máu và linh hồn, chẳng bao giờ thay đổi được. Ông Quán ghét những cái rộng lớn, tầm vóc ấy là nỗi căm ghét các triều đại thối nát suy tàn, “ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm”, “ghét đời U, Lệ đa đoan”, “ghét đời Ngũ bá phân vân”, “ghét thúc quý phân băng”. Ông Quán ghét những triều đại mà vua quan chỉ lo ăn chơi sa đọa, chìm đắm tửu sắc, tranh quyền đoạt lợi, trọng dụng nịnh thần để đất nước phải lầm than, nhân dân phải đói khổ vật vã. Âý chính là cái lẽ ghét cũng là do thương mà ra cả, ông Quán thương xót cho số phận dân đen phải lao đao cực khổ, phải chịu nhiều vất vả chỉ vì cái thú sa đọa của triều đình xưa. Chính vì cái tình thương cao cả như vậy nên cái ghét bỏ của ông Quán, hay là Nguyễn Đình Chiểu cũng mang tầm vóc lịch sử như thế.
Bài văn Cảm nhận về đoạn trích Lẽ ghét thương ngắn gọn
Khác với lẽ ghét, nếu Nguyễn Đình Chiểu chỉ chung các triều đại xa xưa, thì ở lẽ thương ông lại nói về các cá nhân, các bậc thánh nhân với một nỗi niềm tiếc hận. Ông thương cho Khổng Tử, người khai sinh ra nền Nho giáo với nhiều tinh hoa tốt đẹp, ấy thế mà chẳng phải thời vận. Dù đã bôn ba gắng sức truyền bá, nhưng kết quả chẳng mấy ai hưởng ứng, mang lại một nỗi hụt hẫng, chán chường vì không tìm được người chung chí hướng. Rồi lại thương cho thầy Nhan Tử, cũng là thương cho lớp những bậc anh tài đoản mệnh, chưa đóng góp được cho đời đã phải lìa xa nhân thế. Ông Quán thương cả cho những bậc cao nhân khi xưa như Gia Cát Lượng, Đổng Trọng Thư, Đào Uyên Minh, Hàn Dũ, Chu Đôn Di, Trình Hạo, Trình Di. Tất cả họ đều là những bậc kỳ tài, nhân cách cao cả, tuy nhiên kẻ thì không gặp thời, người không được trọng dụng, thế nên dù có biết bao tài năng đi nữa thì cũng phải chịu cảnh tàn lụi, tài năng bị chôn vùi. Điều ấy để lại cho hậu thế về sau biết bao cảm xúc, vừa thương tiếc lại cũng vừa ngưỡng mộ, xót xa. Tuy ông Quán không đề cập, nhưng chắc hẳn sâu trong tâm khảm ông là nỗi mong ước đất nước có những bậc kỳ tài như thế, lại có những vị vua anh minh, để họ có cơ hội ra phò vua giúp nước, để nhân dân có một cuộc sống tốt đẹp hơn, chứ không phải chịu cái cảnh lầm than cơ cực.
Đọc đoạn trích Lẽ ghét thương, ta càng thêm thấm thía cái nhân cách cao đẹp của nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu. Bằng ngòi bút của một nhà nho chân chính, một người quân tử đức hạnh, lẽ ghét thương đã được khai thác một cách rạch ròi, sáng tỏ tựa như tấm lòng của tác giả. Thông qua đó, ta càng thêm thấu hiểu tấm lòng yêu nước thương dân, tấm lòng yêu thương, ca ngợi những con người có nhân cách và tài năng tốt đẹp của Nguyễn Đình Chiểu. Cùng với đó là tấm lòng căm ghét cái nhiễu nhương rối ren của triều đình phong kiến xưa, tuy Nguyễn Đình Chiểu không trực tiếp nói ra nhưng đọc thơ ta có thể nhận thấy rõ ràng những lời phê phán ấy.
3. Cảm nhận đoạn trích Lẽ ghét thương, mẫu số 3:
Văn học là những sáng tác tinh tế tái hiện lại cuộc sống, đời thực của con người qua các thời đại. Nó mang những giá trị cốt lõi bài học của cuộc sống, nhân cách, đạo đức để giáo dục con người ta đến cái thiện. Đúng như vậy đoạn trích Lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu- một ngôi sao trên nền văn học trung đại Việt Nam, đã truyền tải đến người đọc những vấn đề về đạo đức qua nhân vật ông Quán trong đoạn trích. Ông Quán- một nhà nho ở ẩn, một người cương trực đã bộc bạch ra “lẽ ghét thương” của mình qua đó cũng thể hiện tấm lòng của tác giả Nguyễn Đình Chiểu: yêu nước, thương dân.
Đoạn trích “Lẽ ghét thương” được trích ra từ tác phẩm “Lục Vân Tiên”. Tác phẩm được ông sáng tác khi ông đã bị mù, cốt truyện xung quanh cái ác và cái thiện. Ông luôn đề cao tinh thần nghĩa hiệp, phê phán cái ác và đưa ra một quy luật bất biến: chính nghĩa luôn thắng gian tà. Đoạn trích được trích ra từ phần đầu của tác phẩm, kể về cuộc gặp mặt, trò chuyện của ông Quán và bốn chàng nho sinh đi thi.Qua đoạn trích có thể thấy rõ được lẽ ghét thương phân minh của ông Quán được bộc lộ rõ như thế nào.
Lẽ ghét thương là một trong những bài thơ tiêu biểu của Nguyễn Đình Chiểu. Để thuận tiện cho việc ôn tập kiến thức, so sánh các tác phẩm văn, thơ thuộc văn học đương đại Việt Nam, các em có thể tham khảo bài phân tích bài thơ tự tình 2, Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu, Phân tích hai câu thơ cuối bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương, Phân tích cái tôi ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ qua bài thơ Bài ca ngất ngưởng,….
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục