Giáo dục

Cảm nhận khổ cuối bài thơ Ánh trăng

Đề bài: Trình bày cảm nhận khổ cuối bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

cam nhan kho cuoi bai tho anh trang

This post: Cảm nhận khổ cuối bài thơ Ánh trăng

Cảm nhận khổ cuối bài thơ Ánh trăng

I. Dàn ý Cảm nhận khổ cuối bài thơ Ánh trăng

1. Mở bài

Giới thiệu về bài thơ Ánh trăng và khổ thơ cuối bài

2. Thân bài

– Trăng mang đến ánh sáng dịu dàng
– Vẻ đẹp tròn đầy của vầng trăng tượng trưng cho những gì viên mãn nhất
– Trăng lưu giữ quá khứ, đong đầy kí ức tuổi thơ, năm tháng chiến trận
– Trăng không một lời trách móc “im phăng phắc”, không một ánh mắt hờn giận vì ai đó dửng dưng, vô tình với mình.
– Ánh trăng kia chẳng nói một lời mà lòng người vẫn thổn thức, xót xa và dằn vặt bởi sự vô tình của chính mình
=> Vầng trăng bảo dung, thủy chung và tình nghĩa
=> Vầng trăng thức tỉnh lương tri của con người
 

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị nghệ thuật của khổ thơ
 

II. Bài văn mẫu Cảm nhận khổ cuối bài thơ Ánh trăng

Vầng trăng đi vào hồn thơ của biết bao thi nhân thế giới, và ở văn học Việt Nam, trăng cũng đã chiếm một vị trí quan trọng trong sáng tác. Đó là ánh trăng chiến đấu nơi rừng xa trong thơ Chính Hữu, là ánh trăng rằm ngời sáng dịu dàng trong thơ Tản Đà, là ánh trăng đẹp tri âm tri kỉ trong các thi phẩm của Hồ Chí Minh. Nguyễn Duy cũng mang đến cho thơ ca hiện đại Việt Nam một vầng trăng nghĩa tình, thủy chung qua bài “Ánh trăng”. Kể về ân tình thủy chung của vầng trăng và sự vô tình của lòng người, khổ cuối bài thơ được coi là khổ thơ chứa đựng nhiều suy tư, chiêm nghiệm nhất bài thơ.

“Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chỉ người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”

Trăng là món quà tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho con người, vẻ đẹp ấy không chỉ đến từ ánh sáng dịu dàng, vẻ đẹp tròn đầy của vầng trăng mà nó còn là tượng trưng cho những gì viên mãn nhất. Từ láy “vành vạnh” càng gợi cho ta cảm giác đủ đầy, không thiếu thốn cũng chẳng dư thừa, trăng lúc này đây chất chứa những yêu thương của quá khứ vẹn nguyên, những lòng bao dung của hiện tại và sự bất diệt của tương lai. Dấu ấn quá khứ với những kí ức tuổi thơ, những ngày đi lính cùng trăng đồng hành nếu ai đó đã vô tình quên thì trăng vẫn ở đó, vẫn lưu giữ đầy những yêu thương của kỉ niệm. Trăng không một lời trách móc “im phăng phắc”, không một ánh mắt hờn giận, vẫn cứ thế toả sáng dịu dàng, toả sáng những ân tình cao đẹp. Trăng im lặng, dùng ánh sáng của mình mà thức tỉnh con người, thức tỉnh sự lặng im của những tâm hồn đang “dửng dưng” với quá khứ.

Vầng trăng vẫn tĩnh lặng, bao dung, tình nghĩa như vậy, thế nhưng lòng người đâu thể đứng yên như ánh trăng trên trời xa kia chứ, cái “giật mình” đáng sợ cũng chính là lúc mà người ta đang cảm thấy ăn năn, hối hận với quá khứ, với vầng trăng và với cả chính mình. Vòng xoáy của cuộc sống với những đổi thay, những tiện nghi hiện đại cuốn con người theo, họ chới với trong thực tại mà quên mất đi những kí ức đẹp đẽ, quên mất đi những “bạn đồng hành” cùng ta trước đây. Ánh trăng kia chẳng nói một lời mà lòng người vẫn thổn thức, xót xa và dằn vặt bởi sự vô tình của chính mình.

Có người thấy sự im lặng của vầng trăng chính là sự bao dung mà nghiêm khắc của trăng đối với con người, thế nhưng tôi lại thấy ẩn sâu trong sự tĩnh lặng ấy là tình nghĩa vẹn nguyên, là lòng bao dung, yêu thương chẳng hề vơi cạn của vầng trăng, dẫu con người vô tình mà lãng quên đi những kỉ niệm thì vầng trăng vẫn ở đó, bao dung, vị tha cho mọi lỗi lầm.

Đêm về khi bóng tối tràn tới, trăng vẫn sáng soi, toả rạng khắp mọi chốn, từ rừng già tới biển bạc, từ chốn làng quê yên bình đến nơi phố thị phồn hoa. Dù con người có cần, có chờ, có đợi hay không thì trăng vẫn ở đó, giúp đời, làm đẹp cho đời.

Lối thơ 5 chữ cùng giọng điệu suy ngẫm, triết lí, đoạn thơ cuối bài như một thông điệp gửi đến cho chúng ta. Trong cuộc sống này, dù cho có bộn bề với những lắng lo của thực tại hay có ấm êm, vui sướng, đủ đầy thì cũng đừng quên quá khứ, bởi đó chính là những đôi cánh đưa chúng ta đến tương lai. Lòng thủy chung, nghĩa tình sẽ bồi đắp cho cuộc sống của chúng ta ngày một tốt đẹp hơn, giàu có hơn.

—————-HẾT—————

Khổ cuối bài Ánh trăng là khổ thơ chứa đựng những chiêm nghiệm, triết lí sâu sắc của nhà thơ Nguyễn Duy, tìm hiểu thêm về hình tượng ánh trăng cũng như những đặc sắc của bài thơ, bên cạnh bài Cảm nhận khổ cuối bài thơ Ánh trăng, các em có thể tham khảo thêm: Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, Phân tích tính đa nghĩa của nhan đề Ánh trăng, Cảm nhận bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, Bình giảng bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

 

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button