Giáo dục

Cảm nghĩ sau khi đọc bài Đấu tranh cho một thế giới hoà bình

Đề bài: Anh/chị hãy trình bày Cảm nghĩ sau khi đọc bài Đấu tranh cho một thế giới hoà bình

cam nghi sau khi doc bai dau tranh cho mot the gioi hoa binh

This post: Cảm nghĩ sau khi đọc bài Đấu tranh cho một thế giới hoà bình

Cảm nghĩ sau khi đọc bài Đấu tranh cho một thế giới hoà bình
 

I. Dàn ý Cảm nghĩ sau khi đọc bài Đấu tranh cho một thế giới hoà bình (Chuẩn)

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả G.G Mác – két (các sáng tác tiêu biểu, đặc điểm sáng tác,…)
– Giới thiệu khái quát về văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

2. Thân bài

a. Nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân trên thế giới – nó là mối nguy hại đến sự sống của con người và vạn vật trên trái đất
– Để làm bật nổi nguy cơ chiến tranh hạt nhân, tác giả đã đưa ra những số liệu cụ thể và chính xác.
– Với số liệu ấy, tác giả Mác-két đã làm bật nổi nguy cơ chiến tranh là rất khủng khiếp, nó là vấn đề cần được quan tâm và đề cao ngay lúc này…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Cảm nghĩ sau khi đọc bài Đấu tranh cho một thế giới hoà bình tại đây.

 

II. Bài văn mẫu Cảm nghĩ sau khi đọc bài Đấu tranh cho một thế giới hoà bình (Chuẩn)

Mác-két là một trong số những nhà văn nổi tiếng ở Cô-lôm-bi-a với những cuốn tiểu thuyết và tập truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo, xoay quanh các chủ đề chính như sự cô đơn – mặt trái của tinh thần đoàn kết và sự yêu thương giữa con người với con người. Và có thể nói, văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình trích trong bài tham luận của Mác – két đã thể hiện rõ quan điểm, suy nghĩ và thái độ của ông về nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa đến sự sống trên trái đất.

Trong Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, để làm bật nổi luận điểm chính của bài viết, tác giả Mác – két đã nêu lên ba luận cứ chủ yếu và điều đầu tiên được tác giả nêu lên đó chính là nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân trên thế giới – nó là mối nguy hại đến sự sống của con người và vạn vật trên Trái đất. Để làm bật nổi nguy cơ chiến tranh hạt nhân, tác giả đã đưa ra những số liệu cụ thể và chính xác “Hôm nay, ngày 8-8-1986, hơn 50000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh….” Vâng, với những con số cụ thể và sự tính toán chính xác ấy, tác giả Mác-két đã làm bật nổi nguy cơ chiến tranh là rất khủng khiếp, nó là vấn đề cần được quan tâm và đề cao ngay lúc này.

Đồng thời, trong bài viết của mình, Mác-két cũng đã nêu lên những hậu quả, hệ lụy nghiêm trọng, đáng buồn của việc chạy đua vũ trang ở các nước. Trước hết, chạy đua vũ trang “làm cho tất cả chúng ta mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn”. Để làm bật nổi vấn đề này, tác giả đã nêu lên những dẫn chứng hết sức thuyết phục trên tất cả các lĩnh vực từ ý tế, giáo dục, xã hội đến các lĩnh vực khác nhau trong đời sống của con người. Trong lĩnh vực y tế, giá của mười chiếc tàu mang vũ khí hạt nhân của Ni-mít bằng kinh phí của chương trình phòng bệnh trong 14 năm và phòng bệnh sốt rét cho 1 tỉ người và cứu 14 triệu trẻ em châu Phi. T

rong lĩnh vực lương thực, thực phẩm, theo thống kê của FAO, trên thế giới có khoảng 575 triệu người thiếu dinh dưỡng song khối lượng calo cần thiết đủ để cung cấp cho số người này chưa bằng 149 tên lửa MX,… Và như vậy, với rất nhiều dẫn chứng xác thực cùng những con số cụ thể nêu trên, tác giả đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng chạy đua vũ khí hạt nhân làm cho cuộc sống của con người bớt tốt đẹp đi, trở nên thiếu thốn, nghèo nàn hơn. Thêm vào đó, theo Mác-két, chạy đua vũ khí hạt nhân “không chỉ đi ngược lại lí trí của con người mà còn đi ngược lại lí trí của tự nhiên”.

Chiến tranh hạt nhân không những tiêu diệt, giết chết con người mà nó còn hủy hoại mọi dấu hiệu của sự sống vạn vật trên Trái đất. Nếu như con bướm phải trải qua 380 triệu năm mới biết bay, trải qua 180 triệu năm bông hồng mới nở và con người có thể hát hay hơn chim và mới chết vì yêu sau 4 kỉ địa chất thì chỉ cần một cái bấm nút thôi tất cả những thứ ấy sẽ mãi mãi mất đi, vĩnh viễn không còn tồn tại. Có nêu lên như thế thì chúng ta mới có thể biết được chiến tranh hạt nhân có sức hủy diệt ghê gớm đến cỡ nào.

Và để rồi, trên cơ sở nêu lên nguy cơ và những hậu quả của chiến tranh hạt nhân, trong phần cuối của bài viết, tác giả Mác-két đã nêu lên nhiệm vụ ngăn chặn chiến tranh thế giới hạt nhân và bảo vệ cuộc sống ngày càng văn minh, tốt đẹp hơn. Mác-két đã lên tiếng kêu gọi mọi người chung tay ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, ông kêu gọi mọi người rằng “hãy tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng…”. Một lời kêu gọi ngắn gọn nhưng thật ý nghĩa biết bao. Và đồng thời, ông cũng lên tiếng đề nghị mở một nhà băng lưu trữ trí nhớ, có thể tồn tại được sau tai họa hạt nhân, để nhân loại hàng triệu, hàng triệu năm về sau nữa có thể biết rằng có sự sống đã từng tồn tại trên trái đất.

Tóm lại, với hệ thống luận điểm, luận cứ chặt chẽ, rõ ràng cùng những dẫn chứng cụ thể, xác thực, Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của Mác-két đã làm nổi bật những vấn đề cơ bản của chiến tranh hạt nhân – một vấn đề nóng bỏng cần sự chung tay, góp sức của toàn nhân loại.

—————–HẾT——————

Cùng với bài Cảm nghĩ sau khi đọc bài Đấu tranh cho một thế giới hoà bình, các em còn có thể tiếp cận và tìm hiểu văn bản thông qua tham khảo: Soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình – Mác-két, Cảm nghĩ sau khi đọc bài Đấu tranh cho một thế giới hoà bình, Phân tích bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, Đoạn văn nêu cách hiểu của bản thân về nhan đề văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button