Thay vì lúc nào cũng cần sử dụng máy tính, điện thoại để tính toán các con số, các bạn có thể áp dụng các cách tính nhẩm nhanh để có thể nhanh chóng tính toán các con số mà không cần sử dụng máy tính hay điện thoại. Nếu các bạn đang tìm kiếm cách tính nhẩm nhanh vậy các bạn hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
This post: Cách tính nhẩm nhanh – Cách tính nhẩm cộng, trừ, nhân, chia nhanh nhất
Dưới đây bài viết chia sẻ đến các bạn một số mẹo, cách tính nhẩm cộng, trừ, nhân, chia nhanh nhất, mời các bạn cùng theo dõi.
Tính nhẩm phép cộng
- Khi cộng hai số, các bạn nên đặt số lớn trước số nhỏ rồi mới tính nhẩm đếm lên trong đầu sẽ giúp các bạn nhẩm cộng nhanh hơn.
Ví dụ:
3 + 36 sẽ thành 36 + 3 như vậy sẽ nhẩm nhanh hơn.
- Tách số cần cộng thành từng khoảng 10 , 100 … đơn vị một lần tương ứng.
Ví dụ:
68 + 31 = 68 + 10 + 10 + 10 + 1 = 78 + 10 + 10 + 1 = 88 + 10 + 1 = 98 + 1 = 99
654 + 234 = 654 + 100 + 100 + 10 + 10 + 10 + 4 = 854 + 10 + 10 + 10 + 4 =884+4=888
- Tách số cộng thứ 2 ra để tròn chục với số cộng thứ 1 sau đó cộng nhẩm với phần còn lại.
Ví dụ:
46 + 38 = 46 + 4 + 34 = 50 + 34 = 84
38 + 37 = 38 + 2 + 35 = 40 + 35 = 75
- Dùng số tròn chục gần với số cộng thứ 2, tiếp theo cộng với số cộng thứ 1, sau đó trừ đi số thừa.
Ví dụ:
47 + 39 = 47 + 40 – 1 = 87 – 1 = 86
- Tách các số cộng thành các số tròn chục rồi cộng riêng số lẻ của các số cộng.
Ví dụ:
78 + 65 = 70 + 60 + 8 + 5 =130 + 13 = 143
Tính nhẩm phép trừ
- Đếm nhẩm ngược từ số nhỏ lên đến gần chục
Ví dụ:
36 – 27 = ? các bạn đếm nhẩm 27 đến 30 là 3 đơn vị, từ 30 đến 36 là 6 đơn vị.
- 36 – 27 = 9
64 – 38 = ? các bạn đếm nhẩm 38 đến 40 là 2 đơn vị, từ 40 đến 64 là 24 đơn vị.
- 64 – 38 = 2 + 24 = 26
- Tách số ra cho tròn chục rồi trừ hoặc cộng số thừa
Ví dụ:
76 – 38 = 76 – 40 + 2 = 38
76 – 52 = 76 – 50 – 2 = 24
Tính nhẩm phép nhân
Nhẩm nhanh với bảng cửu chương số 9
Khi nhìn bảng cứu chương số 9 các bạn sẽ thấy kết quả hàng chục có số thứ tự từ 0 đến 9 và hàng đơn vị có số thứ tự từ 9 đến 0. Bằng cách như vậy các bạn sẽ dễ nhớ bảng cửu chương nhân 9 hơn.
Hoặc các bạn có thể sử dụng hai bàn tay để tính nhẩm nhanh bảng cửu chương số 9 như sau:
1. Các bạn xòe hai bàn tay ra và đếm thứ tự ngón tay từ trái sang phải là từ 1 đến 10.
2. Tiếp theo các bạn muốn nhân 9 với số mấy thì các bạn gập ngón tay đó xuống, ví dụ 9 x 4 thì các bạn gập ngón tay vị trí số 4 xuống.
3. Cuối cùng các bạn đếm tổng số ngón tay bên trái ngón tay bạn gập là kết quả hàng chục, tổng số ngón tay bên phải ngón tay bạn gập là kết quả hàng đơn vị. Như ví dụ thì phía bên trái ngón số 4 có 3 ngón, phía bên phải ngón số 4 có 6 ngón vậy kết quả 9 x 4 = 36.
Nhân nhẩm nhanh từ 6 đến 10
Cách tính nhẩm này được gọi là phép nhân kiểu Nga các bạn thực hiện như sau:
1. Xòe hai bàn tay và đánh số từ 6 đến 10 cho 2 bàn tay như hình vẽ dưới.
2. Nếu thực hiện nhân số nào thì các bạn chạm hai ngón tay có số tương ứng, ví dụ 9×7.
3. Sau đó các bạn thực hiện đếm như sau: tổng số ngón tay bên dưới bao gồm cả hai ngón tay chạm vào nhau sẽ là hàng chục, áp dụng ví dụ trên các bạn sẽ có hàng chục của kết quả là 6 (60). Tích số ngón tay phía trên của hai bàn tay là hàng đơn vị (nếu tích là số có hai chữ số thì hàng đơn vị của tích chính là hàng đơn vị của kết quả, còn hàng chục được cộng thêm vào hàng chục của kết quả). Ở ví dụ trên thì hàng đơn vị là 1 x 3 = 3. Như vậy kết quả là 63.
Nhân nhẩm nhanh hai số có hai chữ số lớn gần bằng 100
Ví dụ các bạn muốn tính nhẩm 98 x 93 = ?
Các bạn thực hiện tính nhẩm như sau:
1. Xác định lần lượt khoảng cách của hai số với 100, như trong ví dụ thì 98 cách 100 là 2, còn 93 cách 100 là 7.
2. Lấy 2 khoảng cách nhân với nhau, như vậy ta có 2 x 7 = 14, đây chính là hai số cuối của kết quả.
Lưu ý: nếu 2 khoảng cách nhân với nhau chỉ ra số có một chữ số thì số đó chính là số hàng đơn vị, các bạn cần thêm số 0 trước số hàng đơn vị để được hai số cuối (hàng chục, hàng đơn vị) của kết quả. Vì kết quả của phép nhân 2 số với 2 số phải có 4 chữ số.
3. Tiếp theo lấy số đầu tiên trừ đi khoảng cách của số thứ hai, như ví dụ trên thì sẽ có 98-7=91 như vậy các bạn sẽ có hai số đầu trong kết quả.
Hoặc các bạn có thể cộng hai khoảng cách với nhau và lấy 100 trừ đi kết quả đó thì các bạn cũng được hai số đầu trong kết quả. Ví dụ 2+7=9; 100-9=91.
Như vậy ghép hai kết quả lại các bạn sẽ được 98×93=9114.
Tính nhẩm nhân số có 2 chữ số với nhau
Để tính nhẩm tích của phép nhân 2 số có hai chữ số với nhau các bạn thực hiện như sau:
Ví dụ: 42×21=?
1. Đầu tiên các bạn lấy số hàng chục của số thứ 1 nhân với số hàng chục của số thứ 2, số hàng đơn vị của số thứ 1 nhân với số hàng đơn vị của số thứ 2. Như vậy với ví dụ trên các bạn sẽ có 4×2=8; 2×1=2, vậy các bạn đã biết số thứ 1 và số thứ 3 của kết quả là 8 và 2.
2. Tiếp theo, các bạn lấy số hàng chục của số thứ nhất nhân với số hàng đơn vị của số thứ 2, và lấy số hàng đơn vị của số thứ 1 nhân với số hàng chục của số thứ 2, sau đó tính tổng của 2 số đó. Ví dụ trên: 4×1=4; 2×2=4; 4+4=8 như vậy các bạn sẽ được chữ số hàng chục của kết quả là 8.
Lưu ý: nếu các phép nhân trong khi thực hiện có kết quả là số có hai chữ số thì các bạn sẽ lấy phần bên phải của số đó. Còn số bên trái thì các bạn ghi nhớ và cộng vào các hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn tương ứng.
Ví dụ 42 x 25=?
Ta có: 1. 4×2=8; 2×5=10 => kết quả 8_0 (nhớ 1 sang hàng chục).
2. 4×5=20; 2×2=4 => 20+4=24, 24 nhớ 1 là 25, số 5 là số hàng chục, số 2 + 8 ở trên là 10 như vậy kết quả là 42 x 25 = 1050.
Tính nhẩm nhân số có 2 chữ số với số có 3 chữ số
Tính nhẩm nhân số có 2 chữ số với số có 3 chữ số là phương pháp tính nhẩm phổ biến tại Nhật Bản, các bạn có thể thực hiện như sau:
1. Vẽ các đường thẳng đại diện cho mỗi chữ số của số thứ nhất, sau đó vẽ tiếp các đường thẳng đại diện cho mỗi chữ số của số thứ hai đan chéo lên các đường thẳng của số thứ 1. Các bạn phải vẽ từ trái sang phải đối với cả 2 số. Ví dụ: 121 x 23 =?
2. Tiếp theo các bạn chia hình vẽ thành các phần đại diện cho hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị từ trái sang phải như hình dưới.
3. Cuối cùng đếm các điểm giao nhau trong mỗi phần và các bạn sẽ được kết quả.
Lưu ý:
- Nếu những điểm giao nhau tại phần hàng đơn vị (hoặc hàm chục, hàng trăm) lớn hơn số có 1 chữ số, thì các bạn cộng dồn số tương ứng vào hàng chục (hàng trăm, hàng nghìn) tương ứng.
- Cách tính nhẩm này áp dụng cho cả nhân 2 chữ số với nhau.
Tính nhẩm khi nhân số với số 11
- Nhân số có hai chữ số với số 11
Ví dụ: 24 x 11 = ?
Để thực hiện tính nhẩm phép nhân số có hai chữ số bất kỳ với số 11 các bạn thực hiện như sau:
1. Đầu tiên tách hai số thành số hàng trăm và hàng đơn vị, ví dụ số 24 thì kết quả của phép nhân 24 x 11 sẽ có số hàng trăm là 2 và số hàng đơn vị là 4.
2. Sau đó cộng hai chữ số của số đó lại các bạn sẽ được hàng chục.
Lưu ý: khi các bạn cộng hai chữ số lại với nhau mà số đó là số có hai chữ số thì các bạn lấy số hàng đơn vị làm số hàng chục của kết quả, và số hàng chục của số đó các bạn cộng vào với số hàng trăm của kết quả. Ví dụ 57 x 11, các bạn sẽ có số hàng trăm là 5 số hàng đơn vị là 7, tổng 5+7 =12 vậy các bạn sẽ có 2 là số hàng chục của kết quả, 1 sẽ được cộng với số hàng trăm là 1+5=6 vậy kết quả của phép nhân 57×11=627.
- Nhân số có nhiều chữ số với số 11
Tính nhẩm nhân số có nhiều hơn hai chữ số với số 11 với ví dụ dưới đây:
Tính nhẩm nhân hai số có chữ số hàng chục giống nhau, chữ số hàng đơn vị có tổng bằng 10
Các bạn tính nhẩm như sau:
- Nhân hai chữ số hàng đơn vị của hai số được tích, tích đó chính là hai số cuối của kết quả.
- Lấy chữ số hàng chục nhân với chữ số liền kề (số hàng chục + 1) của chữ số hàng chục các bạn sẽ được hai số đầu trong kết quả.
Áp dụng cho ví dụ 73 x 77 = ?
Tính nhẩm bình phương
Tính nhẩm bình phương cho số có 2 chữ số và số tận cùng là 5
Để tính bình phương cho số có 2 chữ số và số tận cùng là 5 các bạn thực hiện như sau:
- Lấy chữ số hàng chục nhân với số liền kề của số hàng chục (số hàng chục cộng thêm 1).
- Sau đó viết thêm 25 vào phía sau kết quả trên.
Ví dụ: 852 = ?
- Lấy số hàng chục nhân với số liền kề: 8 x (8+1) = 72.
- Thêm 25 vào phía sau, sẽ được 7225.
Tính nhẩm bình phương của một số có 2 chữ số
Các bạn cùng tìm hiểu cách tính nhẩm bình phương của số có hai chữ số với ví dụ sau:
672 = ?
- Lấy số tròn chục gần nhất với số đó, ở đây là 70. Sau đó các bạn lấy số tròn chục này trừ đi số cần tính bình phương, 70 – 67 = 3.
- Lấy số cần tính bình phương trừ đi số tìm được ở bước 1, ta có 67 – 3 = 64. Tiếp tục tính tích của số này với số tròn chục gần nhất, như vậy phép tính nhân sẽ dễ dàng hơn. Như ví dụ thì các bạn sẽ có 64 x 70 = 4480.
- Tính bình phương của số tìm được ở bước 1, ở đây là 32 = 9, cuối cùng các bạn cộng số này với kết quả ở bước 2 là sẽ ra được kết quả của phép tính bình phương ban đầu. Theo ví dụ trên thì 4480 + 9 = 4489.
Trên đây bài viết chia sẻ đến các bạn rất nhiều cách tính nhẩm nhanh, hi vọng bài viết này sẽ hữu ích với các bạn. Các bạn nên tập tính nhẩm với từng phương pháp một, lặp đi lặp lại nhiều lần các bạn sẽ nhớ và dễ dàng áp dụng khi cần. Chúc các bạn thành công!
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục