Giáo dục

Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2021 – 2022 sách Chân trời sáng tạo

Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2021 – 2022 sách Chân trời sáng tạo gồm 5 đề thi môn Văn 8, có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo. Qua đó, giúp thầy cô có thêm nhiều kinh nghiệm để ra đề kiểm tra học kì 1 cho học sinh của mình theo sách mới.

Với 5 đề thi học kì 1 môn Văn 8, còn giúp các em nắm được cấu trúc đề thi, luyện giải đề, rồi so sánh đáp án thuận tiện hơn. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 môn Toán, Công nghệ 6. Chi tiết  mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Mầm Non Ánh Dương để ôn tập học kì 1 hiệu quả.

This post: Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2021 – 2022 sách Chân trời sáng tạo

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo – Đề 1

Ma trận đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo

TT Nội dung kiến thức Đơn vị kiến thức Mức độ nhận biết Tổng % tổng điểm
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Số CH
Số CH Thời gian (phút) Số CH Thời gian (phút) Số CH Thời gian (phút) Số CH Thời gian (phút) TN TL Thời gian (phút)

1

Đọc hiểu văn bản

1.1 Đọc hiểu văn bản

– Lắng nghe lịch sử nước mình

– Miền cổ tích

3

6

3

6

15

2

Thực hành Tiếng Việt

1.2 Tiếng Việt

– Từ láy, trạng ngữ

– Đặt câu có thành ngữ

2

4

1

5

2

1

9

20

3

Tập làm văn

1.3 Tập làm văn

– Yêu cầu về viết bài văn kể

-Viết văn: kiểu văn bản kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích

1

2

1

73

1

1

75

65

Tổng

5

12

1

5

1

73

6

2

90

100

Tỉ lệ %

30

10

60

30

70

100

100

Tỉ lệ chung %

30

70

30

70

100

100

Bảng đặc tả đề kiểm tra Ngữ văn 6

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dung cao

1

Đọc hiểu văn bản

Văn bản truyện cổ tích

Tri thức về truyện truyền thuyết

– Nhận biết các văn bản đã học thuộc kiểu cổ tích hoặc truyền thuyết

– Nhận biết khái niệm truyện truyền thuyết

2

Thể loại truyện truyền thuyết

– Nhận biết được kiểu nhân vật trong truyện truyền thuyết

1

2

Thực hành Tiếng Việt

Từ láy

Trạng ngữ

Nhận biết được từ láy

Nhận biết được trang ngữ chỉ nơi chốn trong câu

2

Đặt câu có thành ngữ

Vận dụng đặt câu có thành ngữ “chết như rạ”

1

3

Phần lí thuyết tập làm văn

Đặc điểm kiểu văn kể

Nhận diện được yếu tố không nên sử dụng khi làm văn kể

1

Thực hành viết

Viết văn kể

Vận dụng kỹ năng viết văn kể lại truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học

1

Tổng

6

1

1

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2021 – 2022

PHÒNG GD&ĐT…….
TRƯỜNG TH&THCS …………

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2021-2022
MÔN: Ngữ văn 6
(thời gian: 90p – không kể thời gian giao đề)

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Đọc kĩ các câu sau rồi chọn câu trả lời đúng nhất ghi vào giấy kiểm tra

Câu 1. Trong các truyện sau truyện nào là truyện cổ tích?

A. Em bé thông min
B. Bánh chưng, bánh giầy
C. Sự tích Hồ Gươm
D. Con Giồng cháu tiên

Câu 2. Các từ láy nào thường được dùng để tả tiếng cười?

A. Hả hê
B. Héo mòn
C. Khanh khách
D. Vui cười

Câu 3. Câu nào sau đây có trạng ngữ chỉ nơi chốn?

A. Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào ban thưởng rất hậu.
B. Thu về, khi lá bàng vẫn còn xanh, gốc bàng là nơi tụ họp của chúng.
C. Giữa sân trường, chúng em chơi nô đùa.
D. Những cô bé ngày nào nay đã trưởng thành.

Câu 4. Truyền truyền thuyết là?

A. Là thể loại truyện dân gian, thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử.
B. Là truyện có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hóa. Các nhân vật này mang đặc điểm vốn có của loài vật hoặc đồ vật.
C. Là truyện dân gian kể về sự tích các loài vật, đồ vật..
D. Vì nó kể lại một câu chuyện với những tình tiết li kì hấp dẫn.

Câu 5. Ý nào dưới đây không thể hiện đặc điểm của nhân vật truyền thuyết?

A. Nhân vật là những người bình thường, nghèo khổ.
B. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng.
C. Là nhân vật bất hạnh.
D. Là những người thông minh.

Câu 6. Ý nào sau đây không nói về định hướng khi viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích?

A. Viết y nguyên câu chữ trong truyện.
B. Thay đổi từ ngữ, cách đặt câu.
C. Thêm các yếu tố miên tả.
D. Thêm một vài chi tiết.

II. Tự luận (7 điểm)

Câu 1: (1 điểm): Đặt một câu miêu tả khí thế chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn có dùng thành ngữ “chết như rạ”.

Câu 2: ( 6 điểm) Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích bằng lời văn của em.

Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2021 – 2022

I. Trắc nghiệm: 3 điểm (Mỗi câu đúng 0,5 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án A C C A B A

II. Phần tự luận: (7 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

– Đặt được câu hoàn chỉnh có thành ngữ

“chết như rạ”.

– Câu văn miêu tả đúng nội dung.

0,5

0,5

Câu 2

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài.

0,5

b. Xác định đúng vấn đề

0,5

c. Triển khai vấn đề:

a. Mở bài

Giới thiệu hoặc nêu lí do kể lại truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đó.

b. Thân bài

Kể diễn biến câu chuyện truyền thuyết hoặc cổ tích theo một trình tự của chuỗi sự việc:

– Sự việc khởi đầu- Sự việc phát triển- Sự việc cao trào – Sự việc kết thúc

c. Kết bài
Suy nghĩ về câu chuyện đã kể

0,5

0,5

1,0

1,0

0,5

0,5

d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt.

0,5

e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV.

0,5

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo – Đề 2

Ma trận đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo

Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Vận dụng thấp Vận dụng cao

Phần I:

Đọc – Hiểu

– Phát hiện được đoạn trích, tác giả và phương thức biểu đạt của đoạn văn đã cho.

– Phát hiện ngôi kể và chỉ ra các biện pháp tu từ có trong đoạn văn.

Nêu được nội dung chính của đoạn văn.

– Đặt được 1 câu văn có sử dụng từ láy.

Số câu

2 câu

1 câu

1 câu

4 câu

Số điểm

2,0 điểm

1,0 điểm

1,0 điểm

4,0 điểm

Tỉ lệ %

20%

10%

10%

40%

Phần II: Tạo lập văn bản

Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ nhất của em.

Số câu

1 câu

1 câu

Số điểm

6,0 điểm

6,0 điểm

Tỉ lệ %

60%

60%

Tổng số câu

1 câu

2 câu

1 câu

1 câu

5 câu

T.số điểm

1,0 điểm

2,0 điểm

1,0 điểm

6,0 điểm

10 điểm

T. tỉ lệ%

10%

20%

10%

60%

100%

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2021 – 2022

Trường THCS…………..

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC2021 – 2022
MÔN NGỮ VĂN 6
Thời gian: 90 phút
(Không kể thời gian phát đề)

Phần I. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi:

“Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. […] Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con vì cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.”

(Theo Sách giáo khoa Ngữ Văn 6 , tập hai )

Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?

Câu 2 (1,0 điểm): Đoạn văn trên sử dụng theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện?

Câu 3 (1,0 điểm): Tìm từ láy trong đoạn văn trên? Đặt một câu với từ láy vừa tìm được (trong đó có sử dụng ít nhất một từ láy)?

Câu 4 (1,0 điểm): Em hãy nêu nội dung chính của đoạn văn trên?

Phần II. T ạo lập văn bản (6,0 điểm)

Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ nhất của em.

Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2021 – 2022

Phần Câu Đáp án Điểm (10 điểm)

Phần I: Đọc – hiểu

Câu 1

– Đoạn văn trên được trích từ văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.

– Tác giả: Tô Hoài.

– Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả.

0,25

0,25

0,5

Câu 2

– Đoạn văn trên được sử dụng theo ngôi thứ nhất.

– Dế Mèn là người kể chuyện.

0,5

0,5

Câu 3

– Từ láy: phành phạch, giòn giã, rung rinh, ngoàm ngoạp, hủn hoẳn.

– HS đặt được một câu, trong đó có sử dụng ít nhất một từ láy.

0,5

0,5

Câu 4

– Nội dung chính của đoạn văn: Chàng Dế có một vẻ đẹp cường tráng, oai phong, đầy sức sống nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi.

1,0

Phần II: Tạo lập văn bản

Yêu cầu về kĩ năng:

Mở bài giới thiệu được kỉ niệm cần kể.

– Thân bài : kể được diễn biến câu chuyện theo trình tự hợp lí.

– Kết bài: Kết cục và ý nghĩa của câu chuyện

– Yêu cầu về nội dung:

Bài văn có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần thể hiện rõ các sự việc:

– Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

– Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan.

– Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí.

(Kết hợp kể và tả. Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí).

Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

– Sáng tạo: Có ý tưởng sáng tạo trong cách trình bày, diễn đạt.

0,5

0,5

0,5

1,0

0,5

1,0

1,0

1,0

>> Tải file để tham khảo trọn Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2021 – 2022 sách Chân trời sáng tạo

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button