Giáo dục

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 11 năm 2021 – 2022

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 11 năm 2021 – 2022 gồm 4 đề kiểm tra, giúp các em học sinh lớp 11 tham khảo, nắm được cách ra đề thi giữa học kỳ để ôn tập thật tốt.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để ra đề thi cho học sinh của mình. Bên cạnh đó, các em có thể tham khảo thêm đề thi giữa kì 2 môn Toán, môn Ngữ văn lớp 11. Mời các em cùng tham khảo bài viết dưới đây,

This post: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 11 năm 2021 – 2022

Đề 1 – Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Vật Lý lớp 11

Câu 1: Chọn câu sai.

Khi tia sáng đi từ môi trường trong suốt n1 tới mặt phân cách với môi trường trong suốt n2 (với n2 > n1), tia sáng không vuông góc với mặt phân cách thì:

A. Tia sáng phản xạ trở lại môi trường n1.

B. tia sáng bị gãy khúc khi đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường.

C. Tia sáng bị khúc xạ và đi vào môi trường n2.

D. Một phần của tia sáng bị phản xạ tại mặt phân cách.

Câu 2: Chiếu một chùm tia sáng song song trong không khí tới mặt nước ( n = 4/3) với góc tới là 45o. Góc hợp bởi tia khúc xạ và tia tới là:

A. D = 12o58’.

B. D = 45o.

C. D = 70o 32’.

D. D = 25o 32’.

Câu 3: Theo định luật khúc xạ thì

A. góc tới luôn luôn lớn hơn góc khúc xạ.

B. góc khúc xạ bao giờ cũng khác 0.

C. tia khúc xạ và tia tới nằm trong cùng một mặt phẳng.

D. góc tới tăng bao nhiêu lần thì góc khúc xạ tăng bấy nhiêu lần.

Câu 4: Tia sáng đi từ thuỷ tinh chiết suất 1,5 đến mặt phân cách với nước chiết suất , điều kiện góc tới i để không có tia khúc xạ trong nước là :

A. i 45048’.

B. i 41044’.

C. i 62044’.

D. i 48044’.

Câu 5: Cho hai môi trường trong suốt đồng tính, chiết suất lần lượt n1, n2. Chiết suất tỉ đối của môi trường hai đối với môi trường một là :

A. mathrm{n}_{21}=frac{v_{2}}{v_{1}}.

B. mathrm{n}_{21}=frac{c}{v_{2}}.

C. mathrm{n}_{21}=frac{v_{1}}{v_{2}}

D. mathrm{n}_{21}=frac{c}{v_{1}}.

Câu 6: Nhận định nào sau đây là đúng về tiêu điểm chính của thấu kính?

A. Tiêu điểm ảnh chính của thấu kính phân kì nằm trước thấu kính;

B. Tiêu điểm ảnh chính của thấu kính hội tụ nằm trước kính;

C. Tiêu điểm vật chính của thấu kính phân kì nằm trước thấu kính.

D. Tiêu điểm vật chính của thấu kính hội tụ nằm sau thấu kính;

Câu 7: Một nguồn sáng điểm được dưới đáy một bể nước sâu 1 m. Biết chiết suất của nước là 1,33. Vùng có ánh sáng phát từ điểm sáng ló ra trên mặt nước là

A. hình vuông cạnh 1m.

B. hình vuông cạnh 1,133 m.

C. hình tròn bán kính 1 m.

D. hình tròn bán kính 1,133 m.

Câu 8: Chiếu một ánh sáng đơn sắc từ chân không vào một khối chất trong suốt với góc tới 450 thì góc khúc xạ bằng 300. Chiết suất tuyệt đối của môi trường này là

A. 2

B. sqrt{2}.

C. sqrt{3} / sqrt{2}.

D. sqrt{3}

Câu 10: Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó so với

A. nước.

B. không khí.

C. chính nó.

D. chân không.

Câu 11: Nếu chiết suất của môi trường chứa tia tới nhỏ hơn chiết suất của môi trường chứa tia khúc xạ thì góc khúc xạ

A. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn góc tới.

B. luôn lớn hơn góc tới.

C. luôn nhỏ hơn góc tới.

D. luôn bằng góc tới.

Câu 12: Khi chiếu tia sáng từ không khí đến mặt nước thì :

A. không có hiện tượng phản xạ và khúc xạ.

B. Chỉ có hiện tượng phản xạ.

C. Chỉ có hiện tượng khúc xạ

D. đồng thời có hiện tượng phản xạ và khúc xạ.

Câu 13: Chiếu một tia sáng đơn sắc đi từ không khí vào môi trường có chiết suất n, sao cho tia phản xạ vuông góc với tia khúc xạ. Khi đó góc tới i được tính theo công thức

A. tani = 1/n

B. sini = 1/n

C. sini = n

D. tani = n

Câu 14: Trong các nhận định sau, nhận định không đúng về đường truyền ánh sáng qua thấu kính phân kì đặt trong không khí là:

A. Tia sáng qua thấu kính luôn bị lệch về phía trục chính.

B. Tia sáng tới kéo dài qua tiêu điểm vật chính, tia ló song song với trục chính;

C. Tia sáng tới qua quang tâm thì tia ló đi thẳng;

D. Tia sáng tới song song với trục chính, tia sáng ló kéo dài qua tiêu điểm ảnh chính;

Câu 15: Thấu kính là một khối chất trong suốt được giới hạn bởi

A. hai mặt phẳng.

B. hai mặt cầu lồi.

C. hai mặt cầu hoặc một mặt cầu, một mặt phẳng.

D. hai mặt cầu lõm.

Câu 16: Chọn câu trả lời đúng. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng:

A. góc khúc xạ luôn lớn hơn góc tới.

B. góc khúc xạ luôn bé hơn góc tới.

C. khi góc tới tăng dần thì góc khúc xạ cũng tăng dần.

D. góc khúc xạ tỉ lệ thuận với góc tới.

Câu 17: Nước có chiết suất 1,33. Chiếu ánh sáng từ nước ra ngoài không khí, góc có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần là

A. 400.

B. 200.

C. 300.

D. 500.

Câu 18: Chiếu một chùm tia sáng song song trong không khí tới mặt nước ( n = 4/3) với góc tới là 45. Góc hợp bởi tia khúc xạ và tia tới là:

A. D = 45o.

B. D = 25o 32’.

C. D = 12o 58’

. D. D = 70o 32’.

Câu 19: Chiết suất tỉ đối giữa môi trường khúc xạ đối với môi trường tới :

A. luôn bằng 1.

B. luôn lớn hơn 1.

C. luôn nhỏ hơn 1.

D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1.

Câu 20: Một người thợ săn cá nhìn con cá dưới nước theo phương đứng. Cá cách mặt nước 40cm, mắt người cách mặt nước 60cm. Chiết suất của nước là 4/3. Mắt người nhìn thấy cá cách mình một khoảng biểu kiến là:

A. 80cm.

B. 95cm

C. 85cm

D. 90cm.

Câu 21: Một vật đặt trước một thấu kính 40 cm cho một ảnh trước thấu kính 20 cm. Đây là

A. thấu kính hội tụ có tiêu cự 40 cm.

B. thấu kính phân kì có tiêu cự 40 cm.

C. thấu kính phân kì có tiêu cự 20 cm.

D. thấu kính hội tụ có tiêu cự 20 cm.

Câu 22: Qua một thấu kính có tiêu cự f= 20cm, ảnh của một vật thật cách vật 125 cm. Vật đó không thể cách kính là:

A. 17,5 cm.

B. 25cm

C. 100cm

D. 30 cm.

Câu 23: Một vật sáng đặt trước một thấu kính, trên trục chính. Ảnh của vật tạo bới thấu kính bằng 3 lần vật. Dời vật lại gần thấu kính một đoạn 12cm thì thấy ảnh mới vẫn cao gấp 3 lần vật. Tiêu cự của thấu kính bằng bao nhiêu?

A. -8cm

B. 18cm

C. -20cm

D. 20cm

Câu 24: Một màn ảnh đặt song song với vật sáng AB và cách AB một đoạn L = 90cm. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f đặt trong khoảng giữa vật và màn sao cho AB vuông góc với trục chính của thấu kính, người ta tìm được hai vị trí của TKcho ảnh rõ nét trên màn. Hai vị trí này cách nhau l= 36cm. Tính tiêu cự thấu kính.

A. 18,9cm

B. 10cm

C. 24,5 cm

D. 28cm

Câu 25: Vật sáng được đặt trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 30 cm. Ảnh của vật qua thấu kính nguợc chiều và cao gấp 2 lần vật. Khoảng cách từ vật đến thấu kính là

A. 30 cm.

B. 45 cm.

C. 15 cm.

D. 20 cm.

……………………………………………

Đề 2 – Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Vật Lý lớp 11

SỞ GD&ĐT …………..

TRƯỜNG THPT …………….

(Đề gồm 3 trang)

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 2 MÔN VẬT LÝ 11

M HỌC 2021-2022

(Thời gian làm bài 45 phút không kể thời gian phát đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7đ)

Câu 1: Một vòng dây dẫn tròn có diện tích 0,4m² đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,6 T, véc tơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng vòng dây. Nếu cảm ứng từ tăng đến 1,4 T trong thời gian 0,25s thì suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây là

A. 1,28V.

B. 12,8V.

C. 3,2V.

D. 32V.

Câu 2: Nếu một vòng dây dẫn quay trong từ trường đều quanh một trục vuông góc với từ trường, dòng điện cảm ứng

A. đổi chiều sau mỗi vòng quay.

B. không đổi chiều.

C. đổi chiều sau mỗi một phần tư vòng.

D. đổi chiều sau nửa vòng quay.

Câu 3: Một electron bay vào không gian có từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,2 T với vận tốc ban đầu vo = 2.105 m/s theo phương song song với véc tơ cảm ứng từ. Lực Lorenxơ tác dụng vào electron có độ lớn là

A. 3,2.10–14N.

B. 3,2.10–15N.

C. 6,4.10–14 N.

D. 0 N.

Câu 4: Dòng điện I = 1 (A) chạy trong dây dẫn thẳng dài. Cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn 10 (cm) có độ lớn là:

A. 2.10-8T.

B. 2.10-6T.

C. 4.10-7T.

D. 4.10-6T.

Câu 5: Năng lượng từ trường của ống dây dẫn có hệ số tự cảm L, mang dòng điện i, được tính bằng công thức

A. W = Li²/2.

B. W = Li/2.

C. W = Li².

D. W = L²i/2.

Câu 6: Độ lớn của lực Lorexơ được tính theo công thức

A. f=|q| v B cos alpha.

B. f=q v B tan alpha.

C. f=|q| v B sin alpha.

D. ^{f=|q| v B}.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I đặt trong từ trường đều thì

Alực từ chỉ tác dụng vào trung điểm của đoạn dây.

B. lực từ chỉ tác dụng lên đoạn dây khi nó không song song với đường sức từ.

C. lực từ tác dụng lên đoạn dây có điểm đặt là trung điểm của đoạn dây.

D. lực từ tác dụng lên mọi phần của đoạn dây.

Câu 8: Một hạt tích điện chuyển động trong từ trường đều, mặt phẳng quỹ đạo của hạt vuông góc với đường sức từ. Nếu hạt chuyển động với vận tốc v1 = 1,8.106 m/s thì lực Lorenxơ tác dụng lên hạt có giá trị 2.10–6 N, nếu hạt chuyển động với vận tốc v2 = 9.106 m/s thì lực Lorenxơ tác dụng lên hạt có giá trị là

A. f2= 5.10–5N.

B. f2 = 4,5.10–5 N.

C. f2 = 1,0.10–5 N.

D. f2 = 6,8.10–5 N.

Câu 9: Hai dây dẫn thẳng, dài song song và cách nhau 10 cm trong chân không, dòng điện trong hai dây cùng chiều có cường độ I1 = 2A và I2 = 5A. Lực từ tác dụng lên 20 cm chiều dài của mỗi dây là

A. lực đẩy có độ lớn 4.10–7(N).

B. lực hút có độ lớn 4.10–6 (N).

C. lực hút có độ lớn 4.10–7(N).

D. lực đẩy có độ lớn 4.10–6(N).

Câu 10: Một khung dây hình vuông cạnh 5cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 4.10–4 T, từ thông qua hình vuông đó bằng 10–6 Wb. Góc hợp bởi véctơ cảm ứng từ và véc tơ pháp tuyến của hình vuông đó là

A. 30°.

B. 0°.

C. 45°

D. 60°.

Câu 11: Đáp án nào sau đây là sai. Hệ số tự cảm của ống dây

A. phụ thuộc vào cấu tạo và kích thước của ống dây.

Bđược tính bằng công thức L = 4π.10–7.NS/ℓ.

C.càng lớn nếu số vòng dây trong ống dây càng nhiều.

D. có đơn vị là Henri (H).

Câu 12: Vật liệu nào sau đây không thể dùng làm nam châm?

A. Sắt và hợp chất của sắt.

B. Niken và hợp chất của niken.

C. Nhôm và hợp chất của nhôm.

D. Cô ban và hợp chất của cô ban.

Câu 13: Một đoạn dây dẫn CD chiều dài l mang dòng điện I chạy qua đặt trong từ trường sao cho CD song song với các đường sức từ. Độ lớn lực từ tác dụng lên dây CD là

A. F= BISsin α.

B. F= BIl.

C. F=0.

D. F= BIlcos α.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

Người ta nhận ra từ trường tồn tại xung quanh dây dẫn mang dòng điện vì

A. có lực tác dụng lên một hạt mang điện chuyển động dọc theo nó.

B. có lực tác dụng lên một dòng điện khác đặt song song cạnh nó.

C. có lực tác dụng lên một hạt mang điện đứng yên đặt bên cạnh nó.

D. có lực tác dụng lên một kim nam châm đặt song song cạnh nó.

Câu 15: Một ống dây dài 50cm tiết diện ngang là 10cm² gồm 100 vòng. Hệ số tự cảm của ống dây là

A. 25µH.

B. 250µH.

C. 125µH.

D. 1250µH.

Câu 16: Một đoạn dây dẫn dài 10 cm đặt trong từ trường đều và hợp với vectơ cảm ứng từ một góc 300. Dòng điện chạy qua dây có cường độ 0,75A. Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là 4,5.10–2 N. Cảm ứng từ của từ trường đó có độ lớn là

A. 1,0 T.

B. 1,2 T.

C. 0,4 T.

D. 0,6 T.

Câu 17: Một dòng điện trong ống dây phụ thuộc vào thời gian theo biểu thức I = 0,4(5 – t); I tính bằng ampe, t tính bằng giây. Ống dây có hệ số tự cảm L = 0,005H. Độ lớn suất điện động tự cảm trong ống dây là

A. 0,001V.

B. 0,002V.

C. 0,003 V.

D. 0,004V.

Câu 18: Một khung dây dẫn phẳng có diện tích 12cm² đặt trong từ trường đều cảm ứng từ B = 5.10–2T, mặt phẳng khung dây hợp với đường cảm ứng từ một góc 30°. Độ lớn từ thông qua khung là

A. Φ = 3.10–5

B. Φ = 6.10–5Wb.

C. Φ = 4.10–5Wb.

D. Φ = 5,1.10–5Wb.

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button