Giáo dục

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021 – 2022

Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Lịch sử năm 2021 – 2022 gồm 5 đề kiểm tra có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi. Tài liệu này sẽ giúp các bạn củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng giải đề.

Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 được tổng hợp các đề thi của nhiều trường THCS, nội dung đề bám sát chương trình học, cấu trúc đề trình bày rõ ràng và chi tiết. Mời các em học sinh lớp 9 tham khảo để chuẩn bị cho kỳ thi giữa học kì 2 sắp tới!

This post: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021 – 2022

Đề thi giữa kì 2 môn Lịch sử lớp 9 – Đề 1

Ma trận đề thi giữa kì 2 môn Lịch sử lớp 9

Tên chủ đề

(Nội dung, chương…)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Vận dụng Vận dụng cao
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
Chủ điề 1: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời Trình bày nội dung luận cương tháng 10/1930 Vận dụng những kiến thức để hiểu cương lĩnh chính trị của Bác
Số câu:2

Số điểm:4

Tỉ lệ: 40%

Số câu: 1

Số điểm: 3

Số câu: 1

Số điểm: 1

Số câu: 2

4 đ= 40 %

Chủ đề 2: Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 và sự thành lập nước VNDCCH Các sự kiện của cách mạng tháng 8 Tại sao cuộc cách mạng tháng tám thắng lợi
Số câu:2

Số điểm:3

Tỉ lệ: 30%

Số câu: 1

Số điểm: 1

Số câu: 1

Số điểm: 2

Số câu: 2

3đ= 30%

Chủ đề 3: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950) Các sự kiện, nội dung của Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950) Phân tích đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của
Số câu:5

Số điểm:3

Tỉ lệ: 30%

Số câu: 4

Số điểm: 1

Số câu: 1

Số điểm: 2

Số câu: 5

3đ=30%

Tổng số câu:8

Tổng số điểm:10

Tỉ lệ:100%

Số câu: 2

Số điểm: 4

40%

Số câu: 5

Số điểm: 3

30%

Số câu: 2

Số điểm: 3

30%

Số câu: 9

Số điểm: 10

100%

Đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Lịch sử

A Trắc nghiệm ( 3đ)

Câu 1 Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất? (1đ)

1/ Hiệp định Sơ Bộ được ký vào thời gian nào?

A. 6/3/1946.

C. 8/3/1946.

B. 7/3/1946.

D. 9/3/1946.

2/ Ngày 18/12/1946 Pháp làm gì để buộc chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu?

A. Đánh ta.

B. Dụ dỗ ta.

C. Gửi tối hậu thư.

D. Vừa đánh vừa dụ dỗ.

3/ “ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” là của

A. Trường Chinh.

B. Trần Phú.

C. Hồ Chí Minh.

D. Nguyễn Tuân.

4/ Một trong những âm mưu của thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc năm 1947 là

A. tiêu diệt phần lớn bộ đội chủ lực của ta.

B. tiêu diệt hoàn toàn quân ta.

C. tiêu diệt một bộ phân nhỏ quân ta.

D. khóa chặt biên giới Việt – Lào.

Câu 2 Nối các ý đúng lại với nhau? (1 đ)

Thời gian Cột nối Sự kiện
1/ Tháng 8/1945 1+ a. Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập
2/ Ngày 19/8/1945 2+ b. Khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn
3/ Ngày 25/8/1945 3+ c. Khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội
4/ Ngày 2/9/1945 4+ d. Nhật đầu hàng đồng minh
e. Khởi nghĩa thắng lợi ở Huế

Câu 3/ Chọn các từ, cụm từ sau điền vào chổ trống cho phù hợp ( cương lĩnh, Nguyễn Ái Quốc, sáng tạo, đúng đắn, Mác – Lê Nin) ( 1đ)

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam do…………………………….. soạn thảo là một………………………………..cách mạng giải phóng dân tộc…………………………, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa ………………………………….. vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam…

B. Tự luận ( 7 đ)

Câu 1: Trình bày nội dung luận cương tháng 10/1930? (3 đ)

Câu 2: Tại sao nói cuộc cách mạng tháng 8 là sự kiện vĩ đại của dân tộc? (2 đ)

Câu 3: Phân tích đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta? ( 2 đ)

Đáp án đề thi giữa kì 2 lớp 9 môn Sử

I. Trắc nghiệm (0,5Đ/ Ý)

Câu 1 1A 2C 3C 4A
Câu 2 1D 2C 3B 4A
Câu 3 Nguyễn Ái Quốc Cương lĩnh đúng đắn Mác – Lê Nin

B Tự luận

Câu Nội dung Điểm
Câu 1: (3) * Nội dung

– Xác định đường lối chiến lược CMĐD là: CMTS dân quyền sau đó tiến thẳng lên CNXH bỏ qua TBCN

– Nhiệm vụ chiến lược : đánh đổ CNĐQ Pháp và chế độ phong kiến

– Phương pháp CM : Khi tình thế CM xuất hiện lãnh đạo quần chúng vũ trang bạo động

– Lãnh đạo CM :ĐCS

– Lực lượng CM : Công – nông

– XD chính quyền công nông

– CMVN gắn liền khăng khít với CMTG

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,25

0,25

Câu 2: (2 đ) – CMT8 là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc là vì: đã phá tan hai xiềng xích nô lệ Nhật-Pháp, lật đổ ngai vàng phong kiến, lập ra nước VNDC cộng hòa , đưa nước ta trở thành một nước độc lập, mo83 ra kỉ nguyên mới cho dân tộc ta – kỉ nguyên độc lập, tự do

– Cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, góp phần củng cố hòa bình ở khu vực ĐNA nói riêng, thế giới nói chung.

1,5

0,5

…………….

Đề thi giữa kì 2 môn Lịch sử lớp 9 – Đề 2

PHÒNG GD&ĐT …………

TRƯỜNG THCS …………

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021-2022

MÔN: LỊCH SỬ LỚP 9

Thời gian làm bài:…. phút

I. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)

Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa trước ý trả lời đúng trong các câu sau. (mỗi câu 0,25đ)

Câu 1: Loại mỏ pháp khai thác chủ yếu là?

A. Sắt.

B. Than.

C. Vàng.

D. Đồng.

Câu 2: Giai cấp mới ra đời sớm nhất ở Việt Nam là?

A.Công nhân.

B. Trí thức.

C.Tư sản.

D. Nông dân.

Câu 3: Quốc tế Cộng sản ra đời ngày, tháng, năm nào? Tại đâu?

A. 3/2/1930- Stalingrad.

B. 2/3/1930 Leningrad.

C. 3/2/1919 – Pari.

D. 2/3/1919- Matxcova.

Câu 4: Nguyễn Ái Quốc đã về nước năm nào để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam?

A. 1911.

B. 1917

C. 1941

D.1945.

Câu 5: Bác Hồ viết Tuyên ngôn độc lập tại địa chỉ nào?

A. Chiến khu Tân trào, Thái Nguyên.

B. 48 hàng ngang, Hà Nội.

C. Pắc Bó, Cao Bằng.

D. Phủ Chủ tịch, Hà Nội.

Câu 6: Người truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng là?

A. Nguyễn Ái Quốc.

B. Phan Chu Trinh.

C. Phan Bội Châu.

D. Hồ Tùng Mậu.

Câu 7: Tại Việt Nam, Pháp đầu hàng Nhật vào thời gian nào?

A. 3/1949

B. 9/1943.

C. 9/1941

D . 9/1940.

Câu 8: Ta mở chiến dịch Biên giới với mục đích là?

A. Tiêu diệt sinh lực địch, khai thông biên giới Việt -Trung.

B. Đánh tan quân Pháp ở miền Bắc.

C. Phá tan cuộc tấn công mùa đông của Pháp.

D. Bảo vệ thủ đô Hà Nội.

II. TỰ LUẬN. (8 điểm)

Câu 1: Em có nhận xét gì về những biện pháp của Đảng trong việc diệt giặc đói, giặc dốt?(1đ)

Câu 2: Em hãy chứng minh tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám lại ở tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc”?(2 đ)

Câu 3: Em hãy trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)?( 2đ)

Câu 4: Vì sao ta kí với Pháp hiệp định sơ bộ 6/3/1946? (2đ).

Câu 5: Em hãy kể tên một số anh hùng trong trận chiến Điện Biên Phủ năm 1954? (1đ)

Đáp án đề thi giữa kì 2 lớp 9 môn Lịch sử

I. TRẮC NGHIỆM

1 2 3 4 5 6 7 8
B A D C B A D A

II. TỰ LUẬN

Câu 1:. Những biện pháp của Đảng trong việc diệt giặc đói, giặc dốt: phù hợp với hoàn cảnh lúc bấy giờ

  • Diệt giặc đói: tổ chức quyên góp, lập hũ gạo cứu đói, tổ chức ngày đồng tâm, kêu gọi đồng bào nhường cơm sẻ áo. Biện pháp lâu dài là đẩy mạnh tăng gia sản xuất, chia ruộng cho nông dân. Kết quả nạn đói được đẩy lùi. (0,5đ)
  • Diệt giặc dốt: 8-9-1945, chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nhà bình dân học vụ, kêu gọi mọi người tham gia phong trào xóa nạn mù chữ. Các trường học sớm được khai giảng, nội dung và phương pháp dạy học bước đầu đổi mới. (0,5đ)

Câu 2: Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám lại ở tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc” vì:

  • Sự hiện diện của một lực lượng ngoại bằng đông đảo như quân Tưởng ở miền Bắc, quân Anh và Pháp ở miền Nam. (0,5 đ).
  • Sự chống phá của lực lượng phản cách mạng trong nước. (0,5đ).
  • Nền kinh tế nước ta vốn nghèo nàn, lạc hậu, còn bị chiến tranh tàn phá nặng nề, lũ lụt hạn hán thường xuyên xảy ra, sản xuất đình đốn, và nạn đói cũ chưa khắc phục thì nạn đói mới lại đe dọa đời sống nhân dân. (0,5đ).
  • Ngân sách nhà nước hầu như trống rỗng. (0,25đ).
  • Hơn 90% dân số mù chữ, các tệ nạn xã hội tràn lan. (0,25đ).

Câu 3: * Nguyên nhân thắng lợi:

  • Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo. (0,5đ).
  • Có chính quyền dân chủ nhân dân, có lực lượng vũ trang ba thứ quân không ngừng mở rộng, hậu phương vững chắc. (0,5đ).
  • Tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương, và sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN. (0,5đ).

* Ý nghĩa lịch sử:

  • Chấm dứt chiến tranh xâm lược và ách nô dịch của Pháp trên đất nước ta trong gần một thế kỉ. Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, chuyển sang giai đoạn CNXH, tạo điều kiện giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. (0,5đ).
  • Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược và nô dịch của CNĐQ, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. (0,5đ).

Câu 4: Ta kí với Pháp hiệp định sơ bộ 6/3/1946 vì:

  • Ta không đủ sức đối phó với hai kẻ thù cùng một lúc. ( 0,75đ).
  • Tạm hoà với pháp để mượn tay Pháp loại trừ quân Tưởng. (0,75đ).
  • Tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng đánh Pháp. (0,5đ)

Câu 5: Một số anh hùng trong trận chiến Điện Biên Phủ năm 1954:

  • Phan Đình Giót. (0,25đ).
  • Tô Vĩnh Diện. (0,25đ).
  • Bế Văn Đàn. (0,25đ).
  • La Văn Cầu. (0,25đ).

………………………………..

Đề thi giữa kì 2 môn Lịch sử lớp 9 – Đề 3

Đề kiểm tra giữa kì 2 Lịch sử 9

A Trắc nghiệm ( 3đ)

Câu 1 Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất? (1đ)

1/ Bản tạm ước ta ký với Pháp để nhượng bộ thêm một số quyền lợi được ký vào thời gian nào?

A. 13/9/1946.

B. 14/9/1946.

C. 15/9/1946.

D. 16/9/1946.

2/ Tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi là của

A. Trường Chinh.

B. Trần Phú.

C. Hồ Chí Minh.

D. Nguyễn Tuân.

3/ Đường lối kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta là

A. toàn dân, toàn diện

B. toàn diện. toàn dân, trường kỳ.

C. toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh

D. toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

4/ Một trong những âm mưu của thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc năm 1947 là

A. tiêu diệt phần lớn bộ đội của ta.

B. tiêu diệt hoàn toàn quân ta.

C. tiêu diệt một bộ phân nhỏ quân ta.

D. khóa chặt biên giới Việt – Trung.

Câu 2 Nối các ý đúng lại với nhau? (2 đ)

Thời gian Cột nối Sự kiện
1/ Tháng 5/1945 1+ a. Khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Tiên
2/ Ngày 16/8/1945 2+ b. Khởi nghĩa thắng lợi ở Huế
3/ Ngày 23/8/1945 3+ c. Quốc dân đại hội họp ở Tân Trào
4/ Ngày 28/8/1945 4+ d. Đức đầu hàng đồng minh
    e. Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập

Câu 3. Chọn các từ, cụm từ sau đền vào chổ trống cho phù hợp ( dân chủ, tính chất, tư sản, tiến thẳng, Đông Dương) ( 1đ)

Luận cương khẳng định…………………………của cuộc cách mạng…………………………. lúc đầu là một cuộc cách mạng…………………………dân quyền, sau đó bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa mà ………………………………lên con đường xã hội chủ nghĩa.

B/ Tự luận ( 7đ)

Câu 1: Trình bày ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam? (3đ)

Câu 2: Tại sao cuộc cách mạng tháng tám thắng lợi? (2đ)

Câu 3: Nguyên nhân nào ta mở chiến dịch Biên giới Thu – Đông 1950? ( 2 đ)

Đáp án đề thi giữa kì 2 môn Sử 9

I. Trắc nghiệm (0,5Đ/ Ý)

Câu 1 1B 2A 3D 4D
Câu 2 1D 2C 3B 4A
Câu 3 tnh chất Đông Dương t sản tiến thẳng

 

B Tự luận

 

Câu Nội dung Điểm
Câu 1: (3) – Là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp

– Là sản phẩm của sự kết hợp giữa ba yếu tố : CN Mác – Lê nin ; PTCN và PT yêu nước

– Là bước ngoặt vĩ đại của CMVN

– Khẳng định g/c CN trưởng thành đủ sức lãnh đạo CM

– Chấm dút thời kỳ khủng hoảng lãnh đạo CMVN

– Từ đây g/c CNVN nắm độc quyền CM

– CMVN một bộ phận khăng khít của CMTG

– Là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu quyết định bước phát triển nhảy vọt về sau của CMVN

0,5

0,5

 

0,25

0,25

0,25

0,25

0,5

0,5

Câu 2: (2đ) – Dân tộc có truyền thống yêu nước sâu sắc, khi có Đảng Cộng Sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh phất cao ngọn cờ cứu nước thì được mọi người hưởng ứng.

– Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi.

– Điều kiện quốc tế thuận lợi, Liên Xô và các nước Đồng minh đánh bại phát xít Đức – Nhật.

1

 

 

0,5

 

0,5

Câu 3: ( 2 đ) – Tháng 6 – 1950, Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới, nhằm:

+ Tiêu diệt một bộ phận lực lượng địch.

+ Khai thông con đường liên lạc quốc tế giữa nước ta và Trung Quốc với các nước dân chủ trên thế giới.

+ Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo điều kiện đẩy mạnh công cuộc kháng chiến tiến lên.

0,5

 

0,5

 

0,5

 

0,5

Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 9 năm 2021 – Đề 2

Ma trận đề thi giữa kì 2 Sử 9

Cấp độ

Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Vận dụng Vận dụng cao
  TN TL TN TL TN TL TN TL  
1.Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950) -Thái độ của thực dân Pháp sau khi kí Hiệp định với ta.

– Địa điểm cuộc họp TW Đảng.

 

  Nội dung lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

 

Nội dung cơ bản đường lối kháng chiến, tính chất, mục đích của cuộc kháng chiến.      
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2

1,0

10

 

  1

0,5

5

1

2,5

25

    4

4,0 đ

40

2. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp(1950-1953) -Tên gọi của Đảng ta từ đại hội lần II.

– Nơi quân ta nổ súng đánh đầu tiên.

Trình bày diễn biến, kết quả chiến dịch Biên giới- thu đông 1950 Kế hoạch Rơve của Pháp   Sự kiện chứng tỏ Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào chiến tranh ở Đông Dương  
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2

1,0

10

 

1

3,5

35

1

0,5

5

 

  1

1,0

10

  5

6,0 đ

60

Tổng số câu

Tổng điểm

Tỉ lệ %

 

4

2,0

20

1

3,5

35

2

1,0

10

1

2,5

25

1

1,0

10

  9

10,0

100

Đề thi giữa kì 2 môn Lịch sử 9

I./TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chính thức bắt đầu từ lúc nào?

A. Cuối tháng 11/1946.

B. 18/12/1946.

C. 19/12/1946.

D. 12/12/1946.

Câu 2. Đường lối kháng chiến toàn diện của ta diễn ra trên các mặt trận: Quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao. Vậy chủ yếu là quyết định của mặt trận nào?

A. Quân sự.

B. Chính trị.

C. Kinh tế.

D. Ngoại giao.

Câu 3. Vì sao Đảng ta chủ trương kháng chiến lâu dài ?

A. Ta muốn dùng chiến thuật chiến tranh du kích.

B. So sánh tương quan lực lượng lúc đầu giữa ta và địch, địch mạnh hơn ta gấp bội.

C. Ta muốn huy động sức mạnh toàn dân.

D. Ta muốn có thêm thời gian chuẩn bị.

Câu 4. Năm 1950 thực dân Pháp thực hiện kế hoạch Rơ-ve nhằm mục đích gì?

A. Mở một cuộc tiến công quy mô lớn vào căn cứ địa Việt Bắc.

B. Cô lập căn cứ địa Việt Bắc.

C. Khoá cửa biên giới Việt-Trung, cô lập căn cứ địa Việt Bắc, thiết lập hành lang Đông-Tây (từ Hải phòng đến Sơn La).

D. Nhận được viện trợ về tài chính và quân sự của Mĩ.

Câu 5. Trong chiến dịch Biên giới, trận đánh nào mở đầu cho chiến dịch?

A. Đông Khê.

B. Phục kích đánh địch trên đường số 4.

C. Thất Khê.

D. Phục kích đánh địch từ Cao Bằng rút chạy.

Câu 6. Là mốc đánh dấu bước trưởng thành của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng, có tác dụng thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi. Đó là ý nghĩa của sự kiện nào?

A. Hội nghị thành lập Đảng (3/2/1930).

B. Hội nghị lần thứ nhất của Đảng (10/1930).

C. Đại hội lần thứ I của Đảng (1935).

D. Đại hội lần thứ II của Đảng (2/1951).

II./ TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1: (2,5đ) Nêu mục đích, tính chất của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta?

Câu 2: (3.5đ) Chiến dịch Biên giới thu- đông 1950 diễn ra như thế nào? Em hãy cho biết ý nghĩa của chiến dịch?

Câu 3: (1.0đ) Theo em, sự kiện nào chứng tỏ Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào chiến tranh ở Đông Dương?

Đáp án đề thi giữa kì 2 Lịch sử 9

I/ TRẮC NGHIỆM: (0.5 x 6 = 3.0 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án C A B C A D

II/ TỰ LUẬN: ( 7,0 điểm)

Câu 1: (2.5 đ) * HS trình bày được:

– Tính chất kháng chiến: là cuộc chiến tranh nhân dân, chiến tranh tự vệ, chính nghĩa.(1,0 đ)

– Mục đích của cuộc kháng chiến: nhằm hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, từng bước thực hiện nhiệm vụ dân chủ, đem lại ruộng đất cho nhân dân. (1,5 đ)

Câu 2: (3.5 điểm)

* HS trình bày diễn biến:

– Ngày 16/9/1950, ta tấn công và tiêu diệt Đông Khê. (0,5 đ)

– Hệ thống phòng ngự của địch ở đường 4 cắt làm đôi. Cao Bằng bị cô lập, Thất Khê bị uy hiếp. (0,5 đ)

– Pháp được lệnh rút khỏi Cao Bằng. Ta chặn đánh cả đường rút. (0,5 đ)

– Ngày 20/10/1950 địch rút khỏi đường số 4 vì các cánh quân không liên lạc được với nhau-> Kết thúc thắng lợi chiến dịch. (0,5 đ)

* HS trình bày ý nghĩa:

– Thế bao vây trong và ngoài căn cứ Việt Bắc bị phá vỡ, kế hoạch rơ-ve bị phá sản, ta giành thế chủ động tiến công địch trên chiến trường. (1,5 đ)

Câu 3: * Học sinh có thể nêu các ý:

– Mĩ và Pháp ký hiệp định: Phòng thủ chung Đông Dương ngày 23/12/1950- Viện trợ quân sự, kinh tế-tài chính của Mĩ cho Pháp. (0,5 đ)

– Mĩ buộc Pháp lệ thuộc vào mình và từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương. (0,5 đ)

………………..

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button