Đề thi giữa kì 2 Sử 10 năm 2021 – 2022 gồm 2 đề kiểm tra có đáp án chi tiết kèm theo, được biên soạn theo hình thức cả trắc nghiệm và tự luận. Giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới.
Đồng thời đề kiểm tra giữa kì 2 Sử 10 cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề kiểm tra cho các em học sinh của mình. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm một số đề thi như ma trận đề thi giữa kì 2 môn Toán 10, đề thi giữa kì 2 môn Lịch sử 10, đề thi giữa học kì 2 tiếng Anh 10. Vậy sau đây là 2 đề thi giữa kì 2 Lịch sử 10, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
This post: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021 – 2022
Đề kiểm tra giữa kì 2 Sử 10
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 7.0 điểm)
Câu 1: Dưới thời Lý – Trần, tôn giáo có vị trí đặc biệt quan trọng và rất phổ biến trong nhân dân là
A. Phật giáo
B. Đạo giáo
C. Nho giáo
D. Kitô giáo
Câu 2: Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu đã thực hiện chính sách gì để tổ chức bộ máy cai trị?
A. Chia Âu Lạc thành 3 quân, sáp nhập vào quân Giao Chỉ.
B. Chia Âu lạc thành nhiều châu để dễ bề cai quản.
C. Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị đến cấp huyện.
D. Chia Âu Lạc thành 2 quận, sáp nhập vào quốc gia Nam Việt.
Câu 3: Các triều đại phong kiến phương Bắc đã truyền bá tôn giáo nào vào nước ta?
A. Kitô giáo
B. Nho giáo.
C. Phật giáo.
D. Đạo giáo.
Câu 4: Nhận xét nào sau đây phản ánh chính xác về tổ chức bộ máy nhà nước Văng Lang – Âu Lạc?
A. chưa khoa học, chưa phù hợp.
B. sơ khai, đơn giản.
C. hoàn chỉnh, chặt chẽ.
D. phức tạp.
Câu 5: Giáo dục nho giáo từ thế kỉ XI đến XV ở nước ta có gì hạn chế?
A. Không khuyến khích việc học hành thi cử
B. Không tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế
C. Nội dung chủ yếu là kinh sử
D. Chỉ con em quan lại, địa chủ mới được đi học
Câu 6: Cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thời Trần có điểm gì khác so với cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý về nghệ thuật quân sự?
A. Thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”
B. Thực hiện chiến lược “tiên phát chế nhân”.
C. Sử dụng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”.
D. Thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống”.
Câu 7: Việc tổ chức bộ máy cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc nhằm mục đích cuối cùng là gì?
A. Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của chúng
B. Thành lập quốc gia mới thần phục phong kiến Trung Quốc
C. Thành lập quốc gia riêng của người Hán
D. Phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân Âu Lạc
Câu 8: Chiến thắng nào đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý?
A. Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa.
B. Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang.
C. Chiến thắng Chương Dương.
D. Chiến thắng trên sông Như Nguyệt.
Câu 9: Triều đại phong kiến nào dưới đây đã đặt cơ sở cho sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt thời phong kiến?
A. Lý
B. Trần
C. Hồ
D. Lê sơ
Câu 10: Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội nước ta thời kì Bắc thuộc là
A. nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.
B. tư sản với công nhân.
C. địa chủ với nông dân.
D. quý tộc với nông dân.
Câu 11: Việc phát minh ra thuật luyện kim trên đất nước ta không mang ý nghĩa nào sau đây?
A. Tạo ra nguyên liệu làm công cụ, vật dụng mới khá cứng, có thể thay thế đồ đá.
B. Mở đầu cho sự hình thành nền văn hóa Đông Sơn.
C. Công cụ sắc bén hơn, đạt năng suất lao động cao hơn nhiều so với công cụ đá.
D. Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau.
Câu 12: Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, nhân dân ta đã bao nhiêu lần phải đối mặt với quân xâm lược Tống?
A. ba lần
B. bốn lần.
C. hai lần.
D. một lần
Câu 13: Một trong những đặc điểm quan trọng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo là
A. Tư tưởng nhân nghĩa được đề cao và mở rộng ở giai đoạn cuối của cuộc khởi nghĩa.
B. Từ một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc phát triển và mở rộng ra ba nước Đông Dương.
C. Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành một cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
D. Căn cứ kháng chiến rộng lớn, kéo dài suốt 4 tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Thanh Hóa, Nghệ An.
Câu 14: Việc sử dụng phổ biến công cụ bằng đồng thau kết hợp công cụ bằng sắt ở nước ta không mang hiệu quả nào sau đây?
A. vùng đồng bằng các con sông lớn được khai phá.
B. phổ biến dùng cày với sức kéo của trâu, bò.
C. thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp
D. phát triển nông nghiệp trồng lúa nước.
Câu 15: Cuộc kháng chiến hay khởi nghĩa nào đã mở đầu cho truyền thống kết thúc cuộc chiến tranh một cách mềm dẻo (giảng hòa) để giữ vững hòa hiếu với nước láng giềng của dân tộc ta?
A. Chống Tống thời Tiền Lê
B. Chống Mông – Nguyên thời Trần
C. Chống Tống thời Lý
D. Khởi nghĩa Lam Sơn chống Minh
Câu 16: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta do Hai Bà Trưng lãnh đạo thất bại do nguyên nhân nào?
A. Mâu thuẫn trong hàng ngũ lãnh đạo.
B. Không được đông đảo nhân dân ủng hộ.
C. Đường lối kháng chiến chưa đúng đắn.
D. Sự chênh lệch về lực lượng lớn.
Câu 17: Cư dân mở đầu thời đại đồ đồng trên đất nước ta là
A. Cư dân văn hóa ở sông Đồng Nai
B. Cư dân văn hóa Phùng Nguyên
C. Cư dân văn hóa Đông Sơn
D. Cư dân văn hóa Sa Huỳnh
Câu 18: Thơ văn Đại Việt trong các thế kỉ XI đến XV có đặc điểm gì nổi bật?
A. Thể hiện lòng yêu nước, ca ngợi anh hùng dân tộc.
B. Phát triển thịnh đạt thể loại truyện ngắn chữ Nôm.
C. Văn học viết bằng chữ quốc ngữ dần hình thành.
D. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn học phương Tây
Câu 19: Người có công lớn xây dựng vương triều Trần và có Câu nói nổi tiếng: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!” là
A. Trần Quốc Tuấn
B. Trần Thủ Độ
C. Trần Thừa
D. Trần Quang Khải
Câu 20: Nhà sử học Ngô Thì Sĩ ở thế kỉ XVII có viết: “Những chiến công các đời Đinh, Lê, Lý, Trần vẫn còn nhờ vào uy thanh lẫm liệt để lại ấy…là vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lừng lẫy ở một thời bấy giờ mà thôi đâu”. Nhận xét trên đề cập đến chiến thắng nào của nhân dân ta trong thế kỉ X?
A. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
B. Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ năm 905.
C. Dương Đình Nghệ đánh bại quân xâm lược Nam Hán năm 931.
D. Khúc Hạo thực hiện cuộc cải cách về nhiều mặt năm 907.
Câu 21: Trong những năm đầu thống trị, nhà Mạc đã phải đối mặt với khó khăn gì lớn nhất là
A. xây dựng chính quyền theo mô hình mới còn bỡ ngỡ.
B. tình trạng phân tán, cát cứ giữa các thế lực còn tồn tại.
C. chịu sức ép từ hai phía nam bắc.
D. sự bất lực và suy sụp của dòng họ Mạc.
Câu 22: Nhân tố nào sau đây đóng vai trò quan trọng đưa tới sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?
A. Sự phân hóa giàu nghèo trở nên phổ biến.
B. Yêu cầu thống nhất toàn bộ lãnh thổ.
C. Hoạt động trị thủy và chống ngoại xâm.
D. Kinh tế có bước chuyển biến rõ nét.
Câu 23: Ý nào sau đây không phản ánh đặc điểm đời sống của cư dân Văn Lang – Âu Lạc?
A. Sùng bái tự nhiên,thờ cúng tổ tiên.
B. Lúa gạo là lương thực chính.
C. Ở nhà sàn, nhuộn răng đen, ăn trầu.
D. Có chữ viết trên cơ sở sáng tạo chữ Phạn.
Câu 24: Dấu tích của Người tối cổ và những công cụ đá ghè đẽo thô sơ được các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ở những tỉnh nào của nước ta?
A. Hải Phòng, Hà Nội, Lào Cai, Đà Nẵng.
B. Hải Dương, Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn.
C. Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Nam, Hải Dương.
D. Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Phước.
Câu 25: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có ý nghĩa như thế nào trong lịch sử dân tộc
A. Thể hiện khí phách anh hùng của dân tộc
B. Thể hiện khí phách dân tộc và vai trò to lớn của phụ nữ Việt Nam
C. Đánh bại ý chí xâm lược của nhà Hán
D. Mở ra thời đại mới trong lịch sử dân tộc
Câu 26: Nội dung nào sau đây không phải ý nghĩa của cuộc cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông?
A. Góp phần kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương.
B. Nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức cao độ và hoàn thiện.
C. Ổn định chính trị để phát triển kinh tế, văn hóa
D. Thúc đẩy quá trình khai hoang và mở rộng lãnh thổ.
Câu 27: Sau khi đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong, phong trào Tây Sơn phải đảm nhận thêm nhiệm vụ gì?
A. Kháng chiến chống quân Thanh.
B. Kháng chiến chống quân Xiêm.
C. Đánh đổ chính quyền Lê -Trịnh.
D. Kêu gọi nhân dân xây dựng đất nước.
Câu 28: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta thời Lý – Trần có điểm gì khác biệt với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
A. Là cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc.
B. Là cuộc khởi nghĩa giành độc lập dân tộc.
C. Là cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc.
D. Là cuộc khởi nghĩa bảo vệ độc lập dân tộc
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1 (1 điểm). Bằng kiến thức đã học hãy làm rõ những đóng góp của Hai Bà Trưng đối với lịch sử dân tộc ta.
Câu 2 (2 điểm). Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Đáp án đề thi giữa kì 2 Sử 10
I. TRẮC NGHIỆM
1A
2D 3B 4B 5B 6D |
7A
8D 9A 10A 11B 12C |
15C
16D 17B 18A 19B 20A 21C |
2C
23D 24D 25B 26D 27C 28A |
II. TỰ LUẬN
Câu | Nội dung | Điểm |
1 | Bằng kiến thức đã học hãy làm rõ những đóng góp của Hai Bà Trưng đối với lịch sử dân tộc ta. | 1.0 |
– Lãnh đạo nhân dân ta nổi dậy lật đổ ách đô hộ của nhà Hán…xây dựng chính quyền tự chủ, ban hành chính sách tích cựu
– Mở đầu cho cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta… |
0.5
0.5 |
|
2 | Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. | 2.0 |
– Có sự lãnh đạo tài giỏi của Lê Lợi, Nguyễn Trãi…
– Có đường lối đánh giặc đúng đắn, sáng tạo…. – Có tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm đánh giặc của nhân dân ta… – Tinh thần đoàn kết, không quản gian khổ hi sinh… |
0.5
0.5 0.5 0.5 |
………………….
Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 10 năm 2021 – Đề 2
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 7.0 điểm)
Câu 1: Việc sử dụng phổ biến công cụ bằng đồng thau kết hợp công cụ bằng sắt ở nước ta không mang hiệu quả nào sau đây?
A. phổ biến dùng cày với sức kéo của trâu, bò.
B. vùng đồng bằng các con sông lớn được khai phá.
C. thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp
D. phát triển nông nghiệp trồng lúa nước.
Câu 2: Cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thời Trần có điểm gì khác so với cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý về nghệ thuật quân sự?
A. Thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống”.
B. Thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”
C. Sử dụng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”.
D. Thực hiện chiến lược “tiên phát chế nhân”.
Câu 3: Dưới thời Lý – Trần, tôn giáo có vị trí đặc biệt quan trọng và rất phổ biến trong nhân dân là
A. Kitô giáo
B. Nho giáo
C. Đạo giáo
D. Phật giáo
Câu 4: Triều đại phong kiến nào dưới đây đã đặt cơ sở cho sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt thời phong kiến?
A. Hồ
B. Trần
C. Lý
D. Lê sơ
Câu 5: Cuộc kháng chiến hay khởi nghĩa nào đã mở đầu cho truyền thống kết thúc cuộc chiến tranh một cách mềm dẻo (giảng hòa) để giữ vững hòa hiếu với nước láng giềng của dân tộc ta?
A. Chống Mông – Nguyên thời Trần
B. Chống Tống thời Lý
C. Chống Tống thời Tiền Lê
D. Khởi nghĩa Lam Sơn chống Minh
Câu 6: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có ý nghĩa như thế nào trong lịch sử dân tộc
A. Thể hiện khí phách anh hùng của dân tộc
B. Thể hiện khí phách dân tộc và vai trò to lớn của phụ nữ Việt Nam
C. Đánh bại ý chí xâm lược của nhà Hán
D. Mở ra thời đại mới trong lịch sử dân tộc
Câu 7: Việc phát minh ra thuật luyện kim trên đất nước ta không mang ý nghĩa nào sau đây?
A. Tạo ra nguyên liệu làm công cụ, vật dụng mới khá cứng, có thể thay thế đồ đá.
B. Mở đầu cho sự hình thành nền văn hóa Đông Sơn.
C. Công cụ sắc bén hơn, đạt năng suất lao động cao hơn nhiều so với công cụ đá.
D. Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau.
Câu 8: Chiến thắng nào đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý?
A. Chiến thắng trên sông Như Nguyệt.
B. Chiến thắng Chương Dương.
C. Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa
D. Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang.
Câu 9: Sau khi đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong, phong trào Tây Sơn phải đảm nhận thêm nhiệm vụ gì?
A. Kháng chiến chống quân Thanh.
B. Kháng chiến chống quân Xiêm.
C. Đánh đổ chính quyền Lê -Trịnh.
D. Kêu gọi nhân dân xây dựng đất nước.
Câu 10: Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, nhân dân ta đã bao nhiêu lần phải đối mặt với quân xâm lược Tống?
A. ba lần
B. bốn lần.
C. hai lần.
D. một lần
Câu 11: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta do Hai Bà Trưng lãnh đạo thất bại do nguyên nhân nào?
A. Mâu thuẫn trong hàng ngũ lãnh đạo.
B. Không được đông đảo nhân dân ủng hộ.
C. Đường lối kháng chiến chưa đúng đắn.
D. Sự chênh lệch về lực lượng lớn.
Câu 12: Một trong những đặc điểm quan trọng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo là
A. Tư tưởng nhân nghĩa được đề cao và mở rộng ở giai đoạn cuối của cuộc khởi nghĩa.
B. Từ một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc phát triển và mở rộng ra ba nước Đông Dương.
C. Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành một cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
D. Căn cứ kháng chiến rộng lớn, kéo dài suốt 4 tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Thanh Hóa, Nghệ An.
Câu 13: Nhận xét nào sau đây phản ánh chính xác về tổ chức bộ máy nhà nước Văng Lang – Âu Lạc?
A. chưa khoa học, chưa phù hợp.
B. phức tạp.
C. hoàn chỉnh, chặt chẽ.
D. sơ khai, đơn giản.
Câu 14: Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội nước ta thời kì Bắc thuộc là
A. quý tộc với nông dân.
B. nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.
C. tư sản với công nhân.
D. địa chủ với nông dân.
Câu 15: Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu đã thực hiện chính sách gì để tổ chức bộ máy cai trị?
A. Chia Âu Lạc thành 2 quận, sáp nhập vào quốc gia Nam Việt.
B. Chia Âu Lạc thành 3 quân, sáp nhập vào quân Giao Chỉ.
C. Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị đến cấp huyện.
D. Chia Âu lạc thành nhiều châu để dễ bề cai quản.
Câu 16: Cư dân mở đầu thời đại đồ đồng trên đất nước ta là
A. Cư dân văn hóa ở sông Đồng Nai
B. Cư dân văn hóa Phùng Nguyên
C. Cư dân văn hóa Đông Sơn
D. Cư dân văn hóa Sa Huỳnh
Câu 17: Người có công lớn xây dựng vương triều Trần và có Câu nói nổi tiếng: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!” là
A. Trần Quang Khải
B. Trần Thừa
C. Trần Quốc Tuấn
D. Trần Thủ Độ
Câu 18: Các triều đại phong kiến phương Bắc đã truyền bá tôn giáo nào vào nước ta?
A. Đạo giáo.
B. Kitô giáo
C. Phật giáo.
D. Nho giáo.
Câu 19: Nhà sử học Ngô Thì Sĩ ở thế kỉ XVII có viết: “Những chiến công các đời Đinh, Lê, Lý, Trần vẫn còn nhờ vào uy thanh lẫm liệt để lại ấy…là vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lừng lẫy ở một thời bấy giờ mà thôi đâu”. Nhận xét trên đề cập đến chiến thắng nào của nhân dân ta trong thế kỉ X?
A. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
B. Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ năm 905.
C. Dương Đình Nghệ đánh bại quân xâm lược Nam Hán năm 931.
D. Khúc Hạo thực hiện cuộc cải cách về nhiều mặt năm 907.
Câu 20: Trong những năm đầu thống trị, nhà Mạc đã phải đối mặt với khó khăn gì lớn nhất là
A. xây dựng chính quyền theo mô hình mới còn bỡ ngỡ.
B. tình trạng phân tán, cát cứ giữa các thế lực còn tồn tại.
C. chịu sức ép từ hai phía nam bắc.
D. sự bất lực và suy sụp của dòng họ Mạc.
Câu 21: Thơ văn Đại Việt trong các thế kỉ XI đến XV có đặc điểm gì nổi bật?
A. Thể hiện lòng yêu nước, ca ngợi anh hùng dân tộc.
B. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn học phương Tây
C. Văn học viết bằng chữ quốc ngữ dần hình thành.
D. Phát triển thịnh đạt thể loại truyện ngắn chữ Nôm.
Câu 22: Ý nào sau đây không phản ánh đặc điểm đời sống của cư dân Văn Lang – Âu Lạc?
A. Sùng bái tự nhiên,thờ cúng tổ tiên.
B. Lúa gạo là lương thực chính.
C. Có chữ viết trên cơ sở sáng tạo chữ Phạn.
D. Ở nhà sàn, nhuộn răng đen, ăn trầu.
Câu 23: Dấu tích của Người tối cổ và những công cụ đá ghè đẽo thô sơ được các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ở những tỉnh nào của nước ta?
A. Hải Phòng, Hà Nội, Lào Cai, Đà Nẵng.
B. Hải Dương, Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn.
C. Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Nam, Hải Dương.
D. Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Phước.
Câu 24: Việc tổ chức bộ máy cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc nhằm mục đích cuối cùng là gì?
A. Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của chúng
B. Phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân Âu Lạc
C. Thành lập quốc gia riêng của người Hán
D. Thành lập quốc gia mới thần phục phong kiến Trung Quốc
Câu 25: Nội dung nào sau đây không phải ý nghĩa của cuộc cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông?
A. Góp phần kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương.
B. Nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức cao độ và hoàn thiện.
C. Ổn định chính trị để phát triển kinh tế, văn hóa
D. Thúc đẩy quá trình khai hoang và mở rộng lãnh thổ.
Câu 26: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta thời Lý – Trần có điểm gì khác biệt với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
A. Là cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc.
B. Là cuộc khởi nghĩa giành độc lập dân tộc.
C. Là cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc.
D. Là cuộc khởi nghĩa bảo vệ độc lập dân tộc
Câu 27: Giáo dục nho giáo từ thế kỉ XI đến XV ở nước ta có gì hạn chế?
A. Nội dung chủ yếu là kinh sử
B. Không tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế
C. Chỉ con em quan lại, địa chủ mới được đi học
D. Không khuyến khích việc học hành thi cử
Câu 28: Nhân tố nào sau đây đóng vai trò quan trọng đưa tới sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?
A. Sự phân hóa giàu nghèo trở nên phổ biến.
B. Hoạt động trị thủy và chống ngoại xâm.
C. Yêu cầu thống nhất toàn bộ lãnh thổ.
D. Kinh tế có bước chuyển biến rõ nét.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1(1 điểm). Bằng kiến thức đã học hãy làm rõ những đóng góp của Hai Bà Trưng đối với lịch sử dân tộc ta.
Câu 2 (2 điểm). Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Đáp án đề thi giữa kì 2 Lịch sử 10
Câu | Đáp án |
1 | C |
2 | A |
3 | D |
4 | C |
5 | B |
6 | B |
7 | B |
8 | A |
9 | C |
10 | C |
11 | D |
12 | C |
13 | D |
14 | B |
15 | A |
16 | B |
17 | D |
18 | D |
19 | A |
20 | C |
21 | A |
22 | C |
23 | D |
24 | A |
25 | D |
26 | A |
27 | B |
28 | B |
II. TỰ LUẬN
Câu | Nội dung | Điểm |
1 | Bằng kiến thức đã học hãy làm rõ những đóng góp của Hai Bà Trưng đối với lịch sử dân tộc ta. | 1.0 |
– Lãnh đạo nhân dân ta nổi dậy lật đổ ách đô hộ của nhà Hán…xây dựng chính quyền tự chủ, ban hành chính sách tích cựu
– Mở đầu cho cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta… |
0.5
0.5 |
|
2 | Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. | 2.0 |
– Có sự lãnh đạo tài giỏi của Lê Lợi, Nguyễn Trãi…
– Có đường lối đánh giặc đúng đắn, sáng tạo…. – Có tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm đánh giặc của nhân dân ta… – Tinh thần đoàn kết, không quản gian khổ hi sinh… |
0.5
0.5 0.5 0.5 |
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 Sử 10
Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục