Bộ đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2021 – 2022 gồm 5 đề kiểm tra chất lượng giữa kì 2 môn GDCD 7. Giúp các em học sinh lớp 7 ôn tập thật tốt kiến thức, cũng như kỹ năng giải đề của mình, biết cách phân bổ thời gian làm bài cho hợp lý để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa học kì 2.
Đồng thời cũng giúp thầy cô tham khảo để ra đề thi giữa kì 2 cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết đề thi, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
This post: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2021 – 2022
Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 – Đề 1
Ma trận đề thi giữa kì 2 lớp 7 môn GDCD
Mức độ Chủ đề |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng | |||||||||||
Vận dụng thấp | Vận dụng cao | ||||||||||||||
TNKQ | TNTL | TNKQ | TNTL | TNKQ | TNTL | TNKQ | TNTL | ||||||||
Sống và làm việc có kế hoạch | Biết được biểu hiện sống và làm việc có kế hoạch( c1) | Hiểu được thế nào là sống và làm việc có kế hoạch, tác dụng của sống và làm việc có kế hoạch(c5) | |||||||||||||
Sè câu:
Sè điểm: % |
1
0, 25 |
1
1 |
2
1,25 12,5% |
||||||||||||
Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam | Nhận biết được nội dung cơ bản thuộc những nhóm quyền được chăm sóc và giáo dục của trẻ em(c4) | Hiểu được bổn phận của trẻ em và trách nhiệm của gia đình, nhà nước, xã hội đối với trẻ em(c8) | |||||||||||||
Sè câu:
Sè điểm: % |
1
0,25 |
1
2 |
2
2,25 22,5% |
||||||||||||
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên | Nhận biết được hành vi bảo về môi trường và tài nguyên thiên nhiên
(c2,3) |
Hiểu được ý nghĩa cuả việc bảo vệ môi trường và TNTN (c6) | |||||||||||||
Sè câu:
Sè điểm: % |
2
0,5 |
1
1 |
3
1,5 15% |
||||||||||||
Bảo vệ di sản văn hóa | Nêu được thế nào là di sản văn hóa, đặc điểm loại hình văn hóa phi vật thể | Nhận diện các loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể ở địa phương.
(c9 ý a) |
Liên hệ thực tế cách bảo tồn, bảo về và phát huy các di sản văn hóa ở địa phương (c9 ý b) | ||||||||||||
Sè câu:
Sè điểm: % |
1 (c7)
2 |
1
2 |
1
1 |
2
5 50% |
|||||||||||
T. số câu:
T.S.điểm: Tỉ lệ %: |
5
3 30 |
3
4 40 |
1
3 30 |
9
10 100% |
Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7
I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng đầu ý em cho là đúng nhất.
Câu 1: (0,25 điểm) Ý kiến đúng về “sống và làm việc có kế hoạch”:
1. Việc làm đến đâu biết đến đó vì chỉ có thể xây dựng kế hoạch hàng ngày hàng tuần không thể xây dựng kế hoạch cả đời.
2. Làm việc có kế hoạch giúp ta chủ động, không bỏ sót việc gì và làm được nhiều việc
3. Biết cân đối thời gian học và chơi. Khi đã có kế hoạch học tập và làm việc, phải quyết tâm thực hiện đúng
4. Vừa học vừa chơi cho thỏa thích, hích thì làm dở thì bỏ.
5. Làm việc theo kế hoạch chỉ tốn thời gian, vậy nên thay vì xây dụng kế hoạc ta hãy dành thời gian cho công việc khác.
A. 1, 2
B. 1, 3
C. 2, 3
D. 3,4,5
Câu 2: (0,25 điểm) Hành động nào là bảo vệ môi trường?
A. Phân loại rác, vứt rác đúng nơi quy định
B. Trồng cây xanh.
C. Không sử dụng túi nilong.
D. Cả A,B,C
Câu 3: ( 0,25 điểm) Những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người được gọi là?
A. Tài nguyên thiên nhiên.
C. Tự nhiên
B. Thiên nhiên.
D. Môi trường
Câu 4: (0,25 điểm) “ Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch. Trẻ em được Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự” Nội dung trên thuộc về nhóm quyền nào?
A. Quyền được chăm sóc
B. Quyền được giáo dục
C. Quyền được bảo vệ
D. Quyền được sống chung với ba mẹ
Câu 5 ( 1 điểm) nối cột A tương ứng với cột B để hoàn thành nội dung sau:
A | Nối ý | B |
1. Sống và làm việc có kế hoạch là… | 1… | A. và biết điều chỉnh khi cần thiết |
2. Kế hoạch sống và làm việc phái đảm bảo | 2….. | B. Vì lợi ích mười năm thì trồng cây vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người |
3. Cần biết làm việc có kế hoạch… | 3….. | C. Chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức và đạt hiệu quả cao |
4. Làm việc có kế hoạch sẽ giúp chúng ta…. | 4….. | D. Cân đối các nhiệm vụ rèn luyện hoạc tập lao động hoạt động… |
E. Biết xác định nhiệm vụ sắp xếp các cộng việc hàng ngày hàng tuần hợp lí |
Câu 6: (1 điểm) Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống sao cho đúng
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là giữ (1)……… trong lành sạch đẹp, đảm bảo sự cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường; ngăn chặn, khắc phục (2)…..xấu do con người và thiên nhiên gây ra; Khai thác, sử dụng (3)………………… nguồn tài nguyên, (4)………………… tài nguyên thiên nhiên.
II. Tự luận (7 điểm):
Câu 7 (2 điểm). Di sản văn hóa là gì? Nêu đặc điểm của loại hình di sản văn hóa phi vật thể?
Câu 8 (2 điểm). Trẻ em Việt Nam được hưởng các quyền lợi về bảo vệ, chăm sóc. giáo dục. Vậy trẻ em phải có bổn phận gì? Gia đình, Nhà nước,và xã hội có trách nhiệm như thế nào đối với trẻ em?
Câu 9 (3 điểm):
1) Em hãy chỉ ra các loại hình văn hóa thuộc văn hóa vật thể và Phi vật thể ở địa phương?
2) Em sẽ làm gì để duy trì bảo vệ và phát huy các loại hình di sản văn hóa vật thể và Phi vật thể ở địa phương?
Đáp án đề thi giữa kì 2 lớp 7 môn GDCD
Phần I. Trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm) mỗi ý đúng được 0,25 điểm.
Câu | Đáp án đúng | |||
1 | C | |||
2 | D | |||
3 | A | |||
4 | C | |||
5 | 1 – E | 2 – D | 3 – A | 4 – C |
6 | 1. cho môi trường | 2. các hậu quả | 3. hợp lí | 4. tiết kiệm nguồn |
Phần II. Tự Luận ( 7 điểm )
Câu | Đáp án | Điểm | ||||
7
2 điểm |
* Di sản văn hóa: Bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
* Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trịch lịch sử văn hóa khoa học, được lưu trữ bằng trí nhớ, chữ viết được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu trữ, lưu truyền khác bao gồm tiếng nói, chữ viết , tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn sướng dân gian…… |
1
1 |
||||
8
2 điểm |
* Bổn phận của trẻ em: ( 1 điểm )
– Yêu Tổ quốc, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc VN XHCN – Tôn trọng pháp luật, tôn trọng tài sản của người khác – Yêu quý, kính trọng ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn. Chăm chỉ học tập hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục. – Không đánh bạc, uống rượu, hút thuốc, và dùng các chất kích thích có hại cho sức khỏe. * Trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội. ( 1 điểm) – Cha mẹ hoặc người đỡ đàu là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ em, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em. – Nhà nước, xã hội tạo mọi điều kiện tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của trẻ em, có trách nhiệm chăm sóc giáo dục, và bỗi dưỡng các em trở thành người công dân có ích cho xã hội. |
0,25
0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 |
||||
9
3 điểm |
1. Các loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể ở địa phương:
2. Liên hệ bản thân : – Giữ gìn sạch đẹp các di sản văn hoá ở địa phương. – Đi thăm quan, tìm hiểu di tích lịch sử. – Không vứt rác bừa bãi. – Tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật, di vật, … – Chống mê tín dị đoan. – Tham gia các lễ hội truyền thống. |
2
1 |
Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 – Đề 2
Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7
Sở GD&ĐT ………..
Trường THCS………… |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2021 – 2022 Môn: GDCD 7 Thời gian: 45 phút |
I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em cho là đúng nhất.
Câu 1: Làm việc có kế hoạch giúp cho chúng ta thực hiện được điều nào sao đây?
A. Lãng phí thời gian
B. Lúng túng, bị động trong công việc
C. Chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức
D. Không đem lại lợi ích gì
Câu 2: Khi có kế hoạch, để kế hoạch trở thành hiện thực người ta cần những điều gì sau đây?
A. Quyết tâm vượt khó
B. Kiên trì sáng tạo
C. Chủ động thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả cao
D. Cả A, B, C đúng.
Câu 3: Trẻ em có những quyền cụ thể nào sau đây trong việc được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục?
A. Quyền được bảo vệ
B. Quyền được chăm sóc
C. Quyền được giáo dục
D. Cả A, B, C đúng
Câu 4: Việc làm nào sau đây không vi phạm đến quyền trẻ em?
A. Bắt trẻ em nghỉ học để đi kiếm sống
B. Buộc trẻ em nghiện hút phải đi cai nghiện.
C. Đánh đập, hành hạ trẻ em
D. Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đánh bạc, hút thuốc.
Câu 5: Ngày môi trường thế giới là ngày nào sau đây?
A. Ngày 6 – 5.
B. Ngày 5 – 6.
C. Ngày 16 – 5.
D. Ngày 15 – 6.
Câu 6: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là việc làm:
A. Cấp bách.
B. Xã hội.
C. Cần thiết.
D. Quốc gia.
Câu 7: Di sản văn hóa. Theo em gồm mấy loại?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 5.
Câu 8: Hành vi nào sau đây chưa đúng với giữ gìn văn hóa
A. Tự do vận chuyển di vật, cổ vật ra nước ngoài
B. Tổ chức tham quan di tích lịch sử
C. Thi tìm hiểu di tích lịch sử
D. Cả A, B, C đúng.
II. Tự luận: (6,0 điểm)
Câu 1: Nêu một số quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em? (3,0 điểm)
Câu 2: Thế nào là di sản văn hóa? Có mấy loại di sản văn hóa? Đó là những loại nào? Kể tên một số di sản văn hóa thế giớ ở nước ta mà em biết? (3,0 điểm)
Đáp án đề thi giữa kì 2 lớp 7 môn GDCD
I. Trắc nghiệm:
Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | C | D | D | B | B | A | B | A |
II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1: (3,0 điểm)
* Quyền được bảo vệ:
– Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch. Được nhà nước và xã hội tôn trọng bảo vệ tính mạng, thân thể, danh dự và nhân phẩm.
– Ví dụ: Không làm khai sinh cho trẻ mới sinh, bỏ rơi trẻ, đánh đập, hành hạ hay bắt trẻ em phải làm việc quá sức, lợi dụng trẻ để làm việc phi pháp -> Đều được coi là những hành vi vi phạm (xâm phạm) đến quyền trẻ em.
* Quyền được chăm sóc:
– Trẻ em được chăm sóc và nuôi dạy để phát triển, được bảo vệ sức khoẻ.
– Được sống chung với cha mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.
– Trẻ em tàn tật, khuyết tật được nhà nước và xã hội giúp đỡ trong việc điều trị và phục hồi chức năng.
– Trẻ em không nơi nương tựa được nhà nước xã hội tổ chức chăm sóc nuôi dạy.
* Quyền được giáo dục:
– Trẻ em có quyền được học tập được dạy dỗ, được vui chơi giải trí, tham gia vào các hoạt động văn hoá, văn nghệ thể dục thể thao.
Câu 2: (3,0 điểm)
* Di sản văn hoá chính là sản phẩm tinh thần hoặc vật chất, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể.
* Một số di sản văn hóa tiêu biểu: Cố Đô Huế, Phố Cổ Hội An,Thánh Địa Mĩ Sơn,Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha….
……………………………
Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 – Đề 3
Ma trận đề thi giữa kì 2 GDCD 7
Mức độ Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng điểm | |
Cấp độ thấp | Cấp độ cao | ||||
1. Sống và làm việc có kế hoạch | TNKQ | TNKQ | TL | TL | |
Biết được khái niệm, tìm được biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch | Phân biệt được những việc làm có kế hoạch | ||||
Số câu:
Số điểm: Tỉ lệ: |
5
1,25 12,5% |
3
0,75 7,5% |
8
2 20% |
||
2. Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam | Xác định được các quyền của trẻ em, những biểu hiện của quyền được giáo dục | So sánh được hành vi vi phạm quyền trẻ em, hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em | Làm sáng tỏ các bổn phận của trẻ em. Những việc làm của gia đình, nhà nước, xã hội đối với quyền trẻ em. | ||
Số câu:
Số điểm: Tỉ lệ: |
5
1,25 12,5% |
3
0,75 7,5% |
1
2 20% |
9
4 40% |
|
3. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên | Nhớ khái niệm của bảo vệ môi trường và TNTN. Nhận ra được biểu hiện bảo vệ môi trường | Dự đoán được việc làm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên | Từ nội dung bài học giải quyết vấn đề có liên quan | ||
Số câu:
Số điểm: Tỉ lệ: |
3
0,75 7,5% |
3
0,75 7,5% |
1
1 10% |
7
2,5 25% |
|
4. Bảo vệ di sản văn hóa | Tìm được các loại di sản văn hóa, phân biệt được loại di sản văn hóa | Phân biệt được các hành vi bảo vệ di sản văn hóa, chưa bảo vệ di sản văn hóa | |||
Số câu:
Số điểm: Tỉ lệ: |
3
0,75 7,5% |
3
0,75 7,5% |
6
1,5 15% |
||
Số câu
Số điểm Tỉ lệ |
16
4 40% |
12
3 30% |
1
2 20% |
1
1 10% |
30
10 100% |
Đề thi giữa kì 2 GDCD 7
I. TRẮC NGHIỆM : (7,0 điểm)
*Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em cho là đúng nhất mỗi câu (0,25 điểm ).
Câu 1: Làm việc có kế hoạch giúp cho chúng ta thực hiện được điều nào sao đây?
A. Lúng túng, bị động trong công việc
B. Lãng phí thời gian
C. Chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức
D. Không đem lại lợi ích gì
Câu 2: Khi có kế hoạch, để kế hoạch trở thành hiện thực người ta cần những điều gì sau đây?
A. Quyết tâm vượt khó
B. Kiên trì sáng tạo
C. Chủ động thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả cao
D. Cả A, B, C đúng.
Câu 3: Biểu hiện của sống và làm việc khoa học là?
A. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
B. Học trước chơi sau.
C. Nghe nhạc tiếng anh để học từ mới
D. Cả A, B, C đúng
Câu 4: Xác định nhiệm vụ, sắp xếp công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lí được gọi là?
A. Khoa học
B. Tiết kiệm
C. Trung thực
D. Sống và làm việc khoa học
Câu 5: Sống và làm việc khoa học có ý nghĩa như thế nào?
A. Giúp chúng ta thụ động.
B. Giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và công sức.
C. Không đạt hiệu quả trong công việc.
D. Giúp chúng ta cởi mở, rộng lượng.
Câu 6: Để sống và làm việc khoa học chúng ta cần phải làm gì?
A. Biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết, quyết tâm vượt khó, kiên trì
B. Khi nào cần thiết thì lên kế hoạch
C. Học tập, lao động
D. Vui chơi, giải trí
Câu 7: A nói với B: làm gì phải học môn Hóa, đằng nào cũng là trắc nghiệm mà, chúng ta cũng có thể khoanh bừa cũng đúng, học làm gì cho mất công. A là người như thế nào?
A. A là người sống và làm việc không có kế hoạch.
B. A là người tiết kiệm.
C. A là người nói khoác.
D. A là người trung thực.
Câu 8: Vào lúc rãnh rỗi, V đến thư viện tìm hiểu tài liệu để trang bị thêm kiến thức và khi buổi tối về nhà V thường nấu cơm và giúp bố mẹ dọn dẹp nhầ cửa. V là người như thế nào?
A. V là người tự tin.
B. V là người khiêm tốn.
C. V là người làm việc khoa học.
D. V là người tiết kiệm.
Câu 9: Trẻ em có những quyền cụ thể nào sau đây trong việc được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục?
A. Quyền được bảo vệ
B. Quyền được chăm sóc
C. Quyền được giáo dục
D. Cả A, B, C đúng
Câu 10: Việc làm nào sau đây không vi phạm đến quyền trẻ em?
A. Bắt trẻ em nghỉ học để đi kiếm sống
B. Buộc trẻ em nghiện hút phải đi cai nghiện.
C. Đánh đập, hành hạ trẻ em
D. Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đánh bạc, hút thuốc.
Câu 11: “ Con dại cái mang” muốn nói đến trách nhiệm của ai đối với trẻ em.
A. Gia đình
B. Nhà trường
C. Xã hội
D. Nhà nước
Câu 12: Quyền được bảo vệ trẻ em không bao gồm những quyền nào sau đây?
A. Quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể
B. Quyền được khai sinh quốc tịch
C. Quyền được học tập dạy dỗ
D. Quyền được bảo vệ danh dự nhân phẩm
Câu 13: Gia đình nhà trường khuyến khích các em học tốt, tạo điều kiện cho các em phát triển năng khiếu thể hiện quyền nào sau đây?
A. Quyền được chăm sóc
C. Quyền được giáo dục
B. Quyền được vui chơi giải trí
D. Quyền được bảo vệ
Câu 14: Việc trẻ em được tiêm chủng miễn phí thể hiện quyền nào của trẻ em?
A. Quyền được chăm sóc
B. Quyền được giáo dục
C. Quyền được bảo vệ
D. Quyền được sống chung với cha mẹ
Câu 15: Vì một lần P vi phạm lỗi ở lớp và bị điểm kém nên mẹ P đã không cho P ăn cơm, bắt P nhịn đói và nhốt P trong phòng không cho P đi học nữa. Hành động đó vi phạm quyền nào?
A. Quyền được bảo vệ
B. Quyền được giáo dục
C. Quyền được chăm sóc
D. Quyền được học tập
Câu 16: Biểu hiện của quyền được giáo dục là gì?
A. Trẻ em được đi học.
B. Trẻ em được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí.
C. Trẻ em được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao.
D. Cả A, B, C
Câu 17: Ngày môi trường thế giới là ngày nào sau đây?
A. Ngày 6 – 5.
B. Ngày 5 – 6.
C. Ngày 16 – 5.
D. Ngày 15 – 6.
Câu 18: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là việc làm:
A. Cấp bách của toàn xã hội
B. Xã hội
C. Cần thiết.
D. Quốc gia.
Câu 19: Hành động nào là bảo vệ môi trường?
A. Phân loại rác, vứt rác đúng nơi quy định
B. Trồng cây xanh.
C. Không sử dụng túi nilong.
D. Cả A, B, C
Câu 20: Những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người được gọi là?
A. Tài nguyên thiên nhiên.
C. Tự nhiên
B. Thiên nhiên.
D. Môi trường
Câu 21: Toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên được gọi là?
A. Tài nguyên thiên nhiên
B. Tự nhiên
C. Thiên nhiên
D. Môi trường
Câu 22: Nhà máy B xả nước thải ra ngoài khu dân cư gây ô nhiễm môi trường. Trước việc làm đó em cần báo với ai?
A. Chính quyền địa phương
B. Trưởng công an
C. Trưởng thôn
D. Gia đình
Câu 23: Di sản văn hóa. Theo em gồm mấy loại?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 5.
Câu 24: Hành vi nào sau đây chưa đúng với giữ gìn di sản văn hóa
A. Tự do vận chuyển di vật, cổ vật ra nước ngoài.
C. Thi tìm hiểu di tích lịch sử
B. Tổ chức tham quan di tích lịch sử
D. Cả A, B, C đúng.
Câu 25: Hát xoan, hát quan họ thuộc loại di sản văn hóa nào?
A. Di sản văn hóa vật thể.
B. Di tích lịch sử.
C. Di sản văn hóa phi vật thể.
D. Danh lam thắng cảnh.
Câu 26: Tính đến năm 2019, Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa được UNESCO công nhận?
A. 13
B. 14
C. 15
D. 16
Câu 27: Nếu phát hiện trong vườn nhà có vật cổ không rõ nguồn gốc từ đâu bạn sẽ làm gì?
A. Báo cho chính quyền địa phương.
B. Lờ đi coi như không biết.
C. Mang đi bán.
D. Giấu không cho ai biết.
Câu 28: Chùa Thiên Mụ Huế được sắp xếp vào?
A. Bảo vật quốc gia
B. Di sản thiên nhiên
C. Di sản văn hóa phi vật thể
D. Di sản lịch sử – văn hóa
II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm).
Trẻ em Việt Nam được hưởng các quyền lợi về bảo vệ, chăm sóc. giáo dục. Vậy trẻ em phải có bổn phận gì? Gia đình, Nhà nước,và xã hội có trách nhiệm như thế nào đối với trẻ em?
Câu 2: (1,0 điểm).
Tình huống: Trong buổi thảo luận về vấn đề môi trường ô nhiễm, A và B đều đưa ra ý kiến, ngày này môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng chính vì thế chúng ta cần đưa ra giải pháp bảo vệ môi trường.
Vậy bản thân em đã đưa ra cho mình những giải pháp thiết thực nhất để giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Đáp án đề thi giữa kì 2 Công dân 7
I. TRẮC NGHIỆM ( 7.0 điểm )
CÂU | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
ĐÁP ÁN | C | D | D | D | B | A | A | B | D | B | A | C | B | A |
15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | |
B | D | B | A | D | A | D | A | B | A | B | C | A | D |
II. TỰ LUẬN
CÂU | NỘI DUNG | ĐIỂM |
Câu 1
(2,0 điểm) |
Bổn phận của trẻ em:
– Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ – Kính trọng thầy giáo, cô giáo – Lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè – Giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật và những người có hoàn cảnh khó khăn |
0,5 đ 0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ |
Câu 2 (1,0 điểm) | Giải pháp:
– Thực hiện các quy định của PL về bảo vệ môi trường. – Không làm ô nhiễm nguồn nước, không khí. Bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm. – Tích cực trồng và bảo vệ cây xanh. – Xử lí rác chất thải đúng quy định… |
0,25 đ
0,5 đ |
Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 – Đề 4
Ma trận đề thi giữa kì 2 GDCD 7
Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tổng | ||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
– Sống và làm việc có kế hoạch
– Quyền được chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam – Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên – Bảo vệ di sản văn hóa |
Trình bày, nhận biết đúng khái niệm, đúng quy định. | Chọn đúng dẫn chứng, phân biệt được đúng sai của hành vi | Kể được việc làm cụ thể trong thực tế, phân tích được tình huống thực tế | Biết đưa ra cách ứng xử hợp lí trong một tình huống cụ thể. | |||||
Số câu
Số điểm Tỉ lệ (%) |
3
2.5 25 |
1
1.5 15 |
4
2 20 |
1
1.5 10 |
1
0.5 5 |
0.5
1 10 |
|
0,5
1 10 |
11
10.0 100 |
Đề thi giữa kì 2 Giáo dục công dân lớp 7
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm):
Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng, từ câu 1 đến câu 7 (0.5 đ/câu)
Câu 1: Trong trường hợp bị kẻ xấu đe doạ, lôi kéo vào con đường phạm tội thì em sẽ làm gì?
A. Im lặng bỏ qua.
B. Làm theo lời dụ dỗ.
C. Rủ bạn đánh kẻ đe dọa mình.
D. Tìm cách phản ánh ngay cho cơ quan công an.
Câu 2: Việc làm nào sau đây vi phạm quyền trẻ em?
A. Tạo việc làm cho trẻ em khó khăn.
B. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng.
C. Bắt trẻ em bỏ học để lao động kiếm sống.
D. Buộc trẻ em nghiện hút phải đi cai nghiện
Câu 3: Biểu hiện nào dưới đây là làm việc có kế hoạch ?
A. Sắp xếp thời gian hợp lí cho công việc.
B. Không cần dự kiến trước kết quả.
C. Không bao giờ lập kế hoạch
D. Làm việc tùy tiện.
Câu 4: Bổn phận của trẻ em là
A. Yêu Tổ quốc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tôn trọng pháp luật, tài sản người khác.
B. Không tham gia bất cứ một việc gì, kể cả đến trường đi học.
C. Tự kiếm tiền để nuôi sống bản thân.
D. Làm việc gì tùy thích.
Câu 5: Những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người được gọi là?
A. Môi trường
B. Thiên nhiên
C. Tài nguyên thiên nhiên
D. Tự nhiên.
Câu 6: Biện pháp nào sau đây giúp bảo vệ môi trường?
A. Vứt rác xuống dòng sông.
B. Khai thác nước ngầm bừa bãi.
C. Đổ nhớt xả vào đường thoát nước.
D. Giữ gìn vệ sinh xung quanh nhà ở, nơi công cộng.
Câu 7: Ngày môi trường thế giới là?
A. 5/6
B. 5/7
C. 5/8
D. 5/9
Câu 8: Nối mỗi ô ở cột I với một ô ở cột II sao cho đúng.
I | II |
A. Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, | 1. và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. |
B. Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm | 2. bao gồm di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia |
C. Di tích lịch sử – văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm | 3. được lưu giữ, lưu truyền từ đời này sang đời khác. |
4. có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mĩ, khoa học. |
II. PHẦN TỰ LUẬN: (5,0 điểm)
Câu 9 (1,5 điểm): Nêu ý nghĩa của sống và làm việc có kế hoạch ?
Câu 10 (1,5 điểm): Theo em mỗi học sinh cần làm gì để góp phần bảo vệ môi trường ?
Câu 11 (2 điểm):
a) Hãy kể tên 5 di sản văn hóa vật thể, 5 di sản văn hóa phi vật thể ở quê hương em?
b) Em đã đến tham quan những nơi đó chưa? Hãy kể vài nét về những di sản văn hóa ở quê hương mà em biết?
Đáp án đề thi giữa kì 2 GDCD 7
I. TRẮC NGHIỆM: Mỗi đáp án đung 0.5 điểm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
D | C | A | A | C
|
B | A | A – 3
B – 4 C – 1 |
II. PHẦN TỰ LUẬN : (5,0 điểm)
Câu 9 (1,5 điểm):
Nêu ý nghĩa của sống và làm việc có kế hoạch:
– Giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức và đạt hiệu quả trong công việc.
– Là yêu cầu không thể thiếu đối với người lao động trong thời đại CNH- HĐH; giúp con người thích nghi được với cuộc sống hiện đại, với yêu cầu lao động có kỉ luật cao.
Câu 10 (1,5 điểm): Theo em mỗi học sinh cần làm gì để góp phần bảo vệ môi trường: gợi ý một số câu trả lời:
– Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
– Khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lí.
– Không làm ô nhiễm nguồn nước, không khí. Bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm.
– Tích cực trồng và bảo vệ cây xanh.
– Xử lí rác chất thải đúng quy định…
– Tiết kiệm điện, nước.
– Sử dụng thực phẩm sạch, đủ dùng, tránh hoang phí thừa thãi…
Câu 11 (2 điểm):
a) Hãy kể tên 5 di sản văn hóa vật thể, 5 di sản văn hóa phi vật thể ở quê hương em: (1đ)
Gợi ý: – Di sản văn hóa vật thể: Quần thể di tích cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mĩ Sơn, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ
– Di sản văn hóa phi vật thể: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca quan họ, Ca trù, Hội Gióng, Dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh
– Di sản thiên nhiên: Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Quần thể danh thắng Tràng An
– Di sản tư liệu: Mộc bản triều Nguyễn, Bia tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Văn bản Hán tự chùa Vĩnh Nghiêm
b) Em đã đến tham quan những nơi đó chưa? Hãy kể vài nét về những di sản văn hóa ở quê hương mà em biết (1đ)
(Vì đây là các câu hỏi vận dụng và trình bày hiểu biết nên tùy theo sự trình bày của hs để chấm điểm)
………………………………….
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục