Giáo dục

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lý lớp 8 năm 2021 – 2022

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2021 – 2022 gồm 4 đề kiểm tra có đáp án kèm theo dành cho các em học sinh lớp 8 thử sức nhằm kiểm tra kỹ năng và củng cố kiến thức môn Địa.

Qua đây, các bạn sẽ biết được cấu trúc đề, làm quen với các dạng câu hỏi và bài tập mở rộng. Chúc các bạn ôn tập và đạt được kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.

This post: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lý lớp 8 năm 2021 – 2022

Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lý lớp 8 – Đề 1

I- Phần trắc nghiệm. 6 điểm: Chọn đáp án đúng nhất trong các câu trả lời sau

Câu 1. Quốc gia nào sau đây có diện tích lớn nhất khu vực Đông Nam Á?

A. Việt Nam.

B. Thái Lan

C. Lào.

D. In-đô-nê-xi-a.

Câu 2. Quốc gia nào sau đây có dân số ít nhất khu vực Đông Nam Á?

A. Bru-nây.

B. Lào.

C. Xin-ga-po.

D. Đông Ti-mo.

Câu 3. Điểm cực Bắc của nước ta nằm trên vĩ độ địa lí nào sau đây?

A. 20023’B.

B. 23023’B

C. 23027’B.

D.27023’B

Câu 4. Chọn một trong các phương án sau đây để điền vào chỗ….. sao cho hợp lí.

Phần đất liền của nước ta kéo dài theo chiều bắc – nam tới 1650km, tương đương ……vĩ tuyến.

A.130

B. 140

C.150

D.160

Câu 5. Các mỏ dầu khí ở nước ta được hình thành trong giai đoạn nào sau đây?

A. Tiền Cambri.

B. Đại Cổ sinh.

C. Đại Trung sinh.

D. Tân Kiến tạo.

Câu 6. Biển Đông có nhiều thiên tai gây hại cho nước ta, nhất là

A. bão.

B. sóng thần.

C. xâm nhập mặn.

D. sạt lở bờ biển.

Câu 7. Quốc gia nào sau đây không có biên giới chung trên đất liền với nước ta?

A. Trung Quốc

B. Thái Lan.

C. Lào.

D. Cam-pu-chia.

Câu 8. Địa điểm nào sau đây là nơi có chế độ nhật triều được coi là điển hình của thế giới?

A. Vịnh Bắc Bộ.

B. Vịnh Nha Trang.

C. Vịnh Dung Quất.

D. Vịnh Thái Lan.

Câu 9. Độ muối trung bình của Biển Đông là:

A. 29 – 30‰

B. 30 – 31‰

C. 30 – 32‰

D. 30 – 33‰

Câu 10. Nước ta có bao nhiêu tỉnh thành phố giáp biển

A. 25

B.26

C. 27

D. 28

Câu 11. Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường biển:

A. Rác thải sinh hoạt và công nghiệp

B.Động đất, sóng thần.

C. Các phương tiện giao thông.

D. Khai thác dầu khí

Câu 12. Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân làm cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên khoáng sản ở nước ta?

A. Có nhiều thiên tai.

B. Kĩ thuật khai thác lạc hậu.

C. Quản lý lỏng lẻo, khai thác bừa bãi.

D.Thăm dò đánh giá không chính xác về trữ lượng.

Câu 13. Công nghiệp chế biến thực phẩm phân bố rộng khắp các nước Đông Nam Á là do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Chất lượng lao động ngày càng cao.

B. Cơ sở hạ tầng ngày càng hiện đại.

C. Cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt.

D. Nguồn nguyên liệu tại chổ phong phú.

Câu 14. Chọn một trong các phương án sau đây để điền vào chỗ….. sao cho hợp lí.

Từ kinh tuyến phía Tây (1020Đ) tới kinh tuyến phía Đông ( 1090Đ), nước ta chênh nhau ……. phút đồng hồ? ( Cho biết mỗi độ kinh tuyến chênh nhau 4 phút)

A. 25

B.26

C. 27

D. 28

Câu 15. Vị trí Hải Phòng nằm ở:

A. Phía Đông vùng Bắc Bộ.

B. Phía Bắc vùng Bắc Bộ.

C. Phía Nam vùng Bắc Bộ.

D. Phía Tây Nam vùng Bắc Bộ.

II- Phần tự luận: 4 điểm

Câu 1: Trình bày những đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên? (2đ)

Câu 2: Cho bảng số liệu: Cơ cấu GDP của nước ta năm 1991 và năm 2001 ( ĐVT: %)

Năm Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
1991 40,5 23,8 35,7
2002 23,0 38,5 38,5

a, Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu GDP của nước ta năm 1991và 2002

b, Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu GDP của nước ta giai đoạn 1991 -2002

Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lý lớp 8 – Đề 2

Câu 1: Phần hải đảo của Đông Nam Á có tên chung là

A. phần đất liền

B. phần hải đảo

C. bán đảo Trung Ấn

D. quần đảo Mã Lai

Câu 2: Những yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Nam Á là

A. nguồn lao động dồi dào

B. dân số trẻ

C. dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào

D. thị trường tiêu thụ lớn

Câu 3: Kinh tế của một số nước Đông Nam Á năm 1998 giảm xuống mức âm là do:

A. khủng hoảng tài chính ở Thái Lan

B. khủng hoảng tài chính ở In-đô-nê-xi-a

C. khủng hoảng kinh tế thế giới

D. khủng hoảng kinh tế ở châu Á

Câu 4: Hiện nay các nước trong khu vực Đông Nam Á đang:

A. đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp

B. trú trọng phát triển ngành chăn nuôi

C. đẩy mạnh sản xuất lương thực

D. tiến hành công nghiệp hóa.

Câu 5: Việt Nam đã gia nhập ASEAN vào năm nào?

A. 27/5/1995

B. 28/7/1995

C. 28/5/1995

C. 27/7/1995

Câu 6: Việt Nam có chung biên giới trên đất liền và trên biển với những quốc gia nào?

A. Trung Quốc

B. Mi-an-ma

C. Lào

D. Thái Lan

Câu 7: Quần Đảo Hoàng Sa của nước ta thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Khánh Hòa

B. Bình Thuận

C. Phú Yên

D. Đà Nẵng

Câu 8: Đặc điểm nào không phải là đặc điểm nổi bật của tự nhiên Việt Nam?

A. vị trí tiếp xúc giữa các luồng gió mùa và sinh vật.

B. nằm gần vị trí xích đạo và có khí hậu xích đạo ẩm.

C. nội chí tuyến, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

D. cầu nối giữa Đông Nam Á đất liền và hải đảo.

Câu 9: Bờ biển nước ta kéo dài khoảng 3260 km từ:

A. Móng Cái đến Vũng Tàu

B. Mũi Cà Mau đến Hà Tiên

C. Móng Cái đến Hà Tiên.

D. Vũng Tàu đến Mũi Cà Mau

Câu 10: Biển Đông là một bộ phận của Thái Bình Dương là:

A. một biển lớn, tương đối kín nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa.

B. một biển lớn, nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa.

C. một biển rộng lớn nhất và tương đối kín gió.

D. tương đối kín, nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa.

II. Tự luận

Câu 1 (2,5 điểm): Hãy cho biết tên các quốc gia có sông Mê Công chảy qua. cửa sông thuộc địa phận nước nào? Vì sao chế độ nước sông thay đổi theo mùa?

Câu 2 (2,5 điểm): Trình bày vị trí và giới hạn lãnh thổ Việt Nam?

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 8 môn Địa lí

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Phần hải đảo của Đông Nam Á có tên chung là quần đảo Mã Lai với trên 1 vạn đảo lớn nhỏ (Tham khảo thêm SGK/47).

Chọn: D

Câu 2: Những yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Nam Á là dân số trẻ và nguồn lao động dồi dào, đó vừa là thị trường tiêu thụ rộng lớn, vừa là tiềm năng để phát triển kinh tế.

Chọn: C

Câu 3: Kinh tế của một số nước Đông Nam Á năm 1998 giảm xuống mức âm là do khủng hoảng tài chính ở Thái Lan và sau đó lan sang các nước trong khu vực, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Chọn: A

Câu 4: Hiện nay đa số các nước trong khu vực đang tiến hành công nghiệp hóa bằng cách phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Chọn: D

Câu 5: Đất nước Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN vào ngày 28 tháng 7 năm 1995. Đó là một quá trình dài để nước ta có thể gia nhập vào tổ chức uy tín này.

Chọn: B

Câu 6: Việt Nam có chung biên giới trên đất liền và trên biển với Trung Quốc và Campuchia.

Chọn: A

Câu 7: Huyện đảo Hoàng Sa là một đơn vị hành chính thuộc thành phố Đà Nẵng. Quần đảo Hoàng Sa, là một nhóm khoảng 30 đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm nhỏ ở Biển Đông. Quần đảo nằm cách miền Trung Việt Nam khoảng một phần ba khoảng cách đến những đảo phía bắc của Philippines; cách đảo Lý Sơn của Việt Nam khoảng 200 hải lý và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 230 hải lý.

Chọn: D

Câu 8: Đặc điểm nổi bật của tự nhiên Việt Nam là: Việt Nam nằm trong khu vực nội chí tuyến, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. Là cầu nối giữa Đông Nam Á đất liền và hải đảo. Việt Nam còn là nơi tiếp xúc giữa các luồng gió mùa, vành đai sinh khoáng và sinh vật nên động thực vật, khoáng sản hết sức đa dạng và phong phú.

Chọn: B

Câu 9: Bờ biển nước ta kéo dài khoảng 3260 km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).

Chọn: C

Câu 10: Biển Đông là một bộ phận của Thái Bình Dương là một biển lớn (có diện tích khoảng 3.447 triệu km2), tương đối kín nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa (Tham khảo thêm kiến thức SGK/88).

Chọn: A

II. Tự luận

Câu 1:

– Sông Mê Công chảy qua các quốc gia: Trung Quốc, Mianma, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. (1 điểm)

– Cửa sông thuộc địa phận Việt Nam. (0,5 điểm)

– Chế độ nước sông thay đổi theo mùa vì: Phần lớn chiều dài của sông chảy trong khu vực nhiệt đới gió mùa, với chế độ mưa theo mùa, nguồn nước chính cung cấp cho sông là nước mưa. (1 điểm)

Câu 2:

– Hệ toạ độ địa lí phần đất liền nước ta: Điểm cực Bắc là 23o23’B, 105o20’Đ; điểm cực Nam là 8o34’B, 104o40’Đ; điểm cực Tây là 22o22B, 102o10’Đ, điểm cực Đông là 12o40’B, 109o24’Đ. (0,5 điểm)

– Diện tích đất liền nước ta là 329.247 km2. (0,5 điểm)

– Phần biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2. (0,5 điểm)

– Về mặt tự nhiên: Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến của bán cầu Bắc, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á, có vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á biển đảo, là nơi tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật. (1 điểm)

Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lý lớp 8 – Đề 3

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Phần đất liền Đông Nam Á còn có tên là bán đảo Trung Ấn là vì

A. có nhiều biển xen kẽ các đảo

B. nằm giữa hai nước Trung Quốc và Ấn Độ

C. cầu nối giữa Châu Á với Châu Đại Dương

D. có trên một vạn đảo lớn nhỏ

Câu 2: Khu vực Đông Nam Á hiện có bao nhiêu quốc gia?

A. 13 quốc gia

B. 14 quốc gia

C. 11 quốc gia

D. 12 quốc gia

Câu 3: ASEAN được thành lập năm nào?

A. 8/8/1967

B. 7/7/1976

C. 8/8/1976

D. 7/8/1967

Câu 4: Công cuộc đổi mới của đất nước ta bắt đầu vào những năm:

A. 1945

B. 1975

C. 1986

D. 2000

Câu 5: Điểm cực Bắc nước ta thuộc tỉnh nào?

A. Điện Biên

B. Lào Cai

C. Lạng Sơn

D. Hà Giang

Câu 6: Phần đất liền của Việt Nam kéo dài trên bao nhiêu vĩ tuyến?

A. 13

B. 15

C. 17

D. 19

Câu 7: Biển Đông thông với những đại dương nào?

A. Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương

B. Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương

C. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương

D. Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương

Câu 8: Có bao nhiêu bộ phận cấu thành vùng Biển Việt Nam?

A. 2 bộ phận

B. 4 bộ phận

C. 6 bộ phận

D. 8 bộ phận

Câu 9: Nước ta có bao nhiểu điểm quặng và tụ khoáng?

A. 3000

B. 4000

C. 5000

D. 6000

Câu 10: Loại khoáng sản có trữ lượng lớn ở Tây Nguyên là

A. bôxit.

B. sắt.

C. apatit.

D. đồng.

Tự luận

Câu 1 (3 điểm):

a) Trình bày đặc điểm địa hình Đông Nam Á.

b) Ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ khu vực Đông Nam Á.

Câu 2 (2 điểm): Mục tiêu hợp tác của Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã thay đổi qua thời gian như thế nào?

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 8 môn Địa lí

Câu 1: Phần đất liền Đông Nam Á nằm giữa hai nước Trung Quốc và Ấn Độ nên có tên gọi là bán đảo Trung Ấn.

Chọn: B

Câu 2: Đông Nam Á có 11 quốc gia, được chia ra làm 2 nhóm:

– Các nước Đông Nam Á đại lục: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và Malaysia.

– Các nước Đông Nam Á biển: Indonexia, Singapore, Philippines, Đông Timor và Brunei.

Chọn: C

Câu 3: ASEAN ra đời ngày 8/81967, gồm 5 nước Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin và Xin-ga-po là thành viên sáng lập.

Chọn: A

Câu 4: Công cuộc đổi mới của đất nước ta bắt đầu vào những năm 1986 đã đạt được những thành tựu to lớn và vững chắc.

Chọn: C

Câu 5: Điểm cực Bắc nước ta thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Điểm cực Tây thuộc tỉnh Điện Biên, cực Đông thuộc tỉnh Khánh Hòa và điểm cực Nam thuộc tỉnh Cà Mau (Xem thêm thông tin SGK/84).

Chọn: D

Câu 6: Phần đất liền của Việt Nam kéo dài theo chiều Bắc – Nam tới 1650km, tương đương 15 vĩ tuyến. Nơi hẹp nhất theo chiều Đông – Tây là Quảng Bình, chưa tới 50km.

Chọn: B

Câu 7: Biển Đông trải rộng từ Xích đạo đến chí tuyến Bắc, thông với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển hẹp.

Chọn: A

Câu 8: Vùng biển Việt Nam được cấu thành từ 4 bộ phận, đó là nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.

Chọn: B

Câu 9: Theo khảo sát, nước ta có khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau, trong đó có nhiều loại đã và đang được khai thác. Ví dụ: Than, dầu mỏ, khí đốt, vàng, apatit, đồng,…

Chọn: C

Câu 10: Loại khoáng sản có trữ lượng lớn ở Tây Nguyên là boxit. Boxit tập trung trên 90% ở vùng Tây Nguyên.

Chọn: A

Tự luận

Câu 1:

a) Địa hình khu vực Đông Nam Á dược chia làm hai phần:

– Phần đất liền:

+ Các dải núi của bán đảo Trung Ấn là những dải núi nối tiếp dãy Himalaya chạy dài theo hướng bắc – nam và tây bắc – đông nam, bao quanh những khối cao nguyên thấp. (0,5 điểm)

+ Núi và cao nguyên, chiếm phần lớn diện tích, các dải núi: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn có hướng tây bắc – đông nam, Luông Phabăng, Tan, Aracan có hướng bắc – nam; các dãy Đăngrếch, Cácđamôn và núi trên các đảo thường có hướng đông – tây. Các cao nguyên: Hủa Phan, Cò Rạt, San. (0,5 điểm)

+ Các thung lũng sông cắt xẻ sâu làm cho địa hình của khu vực bị chia cắt mạnh. (0,25 điểm)

+ Đồng bằng phù sa tập trung ở ven biển và hạ lưu các sông. (0,25 điểm)

– Phần hải đảo:

+ Là những nơi thường xảy ra động đất, núi lửa do nằm trong khu vực không ổn định của vỏ Trái Đất. Dải núi lửa nằm theo hình vòng cung thuộc Inđônêxia, Malaixia và Philippin. (0,5 điểm)

b) Ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ khu vực Đông Nam Á

– Đông Nam Á có các đồng bằng: Sông Hồng, sông Cửu Long, sông Mê Nam,… Các đồng bằng này là một trong những vựa lúa gạo của thế giới. (0,5 điểm)

– Trên đồng bằng dân cư tập trung đông đúc, kinh tế phát triển, các ngành kinh tế phân bố dày đặc. (0,5 điểm)

Câu 2:

– Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập năm 1967. Lúc đầu Hiệp hội có mục tiêu liên kết về quân sự là chủ yếu. Cuối thập niên 70, đầu 80 xu thế hợp tác kinh tế xuất hiện và ngày càng trở thành xu thế chính. Đến năm 1998 mục tiêu: “Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định và phát triển đồng đều” đã được khẳng định tại Hội nghị cấp cao tháng 12 năm 1998 ở Hà Nội. (1 điểm)

-Các nước hợp tác với nhau trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên và ngày càng hợp tác toàn diện hơn, cùng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế. (1 điểm)

…………………………..

Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lý lớp 8 – Đề 4

Ma trận đề thi giữa kì 2 Địa 8

Cấp độ
Tên chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
Nội dung 1: Vị trí địa lý, giới hạn, hình dạng lãnh thổ. Vùng biển Việt Nam.

Nội dung 2: Quá trình hình thành lãnh thổ và tài nguyên khoáng sản.

Nội dung 3: Hiệp hội các nước ĐNÁ. Thực hành: Tìm hiểu về Lào và Campuchia

– Biết biển nước ta mang lại những thuận lợi và khó khăn cho nước ta.

 

– Nước ta hình thành trong giai đoạn Tân kiến tạo

 

 

– Lào thuộc khí hậu nào.

– Hiểu được những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí nước ta đối với việc phát triển kinh tế.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Việt Nam gia nhập ASEAN có những thuận lợi và khó khăn.

 

– Sử dụng bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam để xác định và nhận xét vị trí địa lí, giới hạn và đặc điểm lãnh thổ Việt Nam.

– Đọc bản đồ khoáng sản Việt Nam : nhận xét sự phân bố khoáng sản ở nước ta; xác định được các mỏ khoáng sản lớn và các vùng mỏ trên bản đồ.

Số câu:13

Số điểm: 10

Tỉ lệ 100 %

Số câu: 3

Số điểm: 1.6

Số câu: 2

Số điểm: 4.3

Số câu: 8

Số điểm: 4.1

Tổng số câu: 13

Tổng số điểm:10

Số câu: 3

Số điểm: 1.6

 

Số câu: 2

Số điểm: 4.3

 

Số câu: 8

Số điểm: 4.1

 

Đề kiểm tra giữa kì 2 Địa

I.TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Khoanh vào chữ cái trước ý em cho là đúng nhất:

Câu 1: Việt Nam có chung đường biên giới trên đất liền với:

A. Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.

B. Cam-pu-chia, Thái Lan, Trung Quốc.

C. Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan.

D. Trung Quốc, Lào, Thái Lan.

Câu 2: Khoáng sản của nước ta phần lớn tập trung ở:

A. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

B. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Vùng núi và Trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.

D. Vùng núi và Trung du Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

Câu 3: Khi tham gia vào ASEAN, Việt Nam không gặp khó khăn về mặt nào sau đây?

A. Bất đồng ngôn ngữ.

B. Khác biệt về thể chế chính trị.

C. Thiếu lao động trẻ.

D. Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế.

Câu 4: Lãnh thổ Việt Nam trải dài trên bao nhiêu vĩ độ?

A. 14 vĩ độ.

B. 15 vĩ độ.

C. 16 vĩ độ.

D. 17 vĩ độ.

Câu 5: Nếu mỗi múi giờ cách nhau 15 kinh tuyến .Vậy quần đảo Trường Sa của nước ta nằm ở 120ºĐ thì ở múi giờ thứ:

A. 6

B. 7

C. 8

D. 9

Câu 6: Các mỏ than lớn của nước ta phân bố tập trung ở:

A. Lạng Sơn, Hà Giang.

B. Đồng bằng Sông Cửu Long.

C. Cao Bằng, Thái Nguyên.

D. Quảng Ninh.

Câu 7: Vận động Tân kiến tạo còn có tên gọi khác là:

A. Vận động Calêđôni.

B. Vận động Hecxini.

C. Vận động Inđôxini.

D. Vận động Himalaya.

Câu 8: Tình hình phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay:

A. Đang khủng hoảng kinh tế một cách trầm trọng.

B. Đang khủng hoảng kinh tế nhưng có một số ngành mũi nhọn phát triển.

C. Đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế và liên tục phát triển.

D. Đã trở thành nước công nghiệp mới (NIC).

Câu 9: Điểm Cực Bắc của lãnh thổ phần đất liền nước ta ở 23º23’ Bắc thuộc:

A. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

B. Xã Lũng Cú, tỉnh Hà Giang.

C. Xã Lũng Cú, tỉnh Cao Bằng.

D. Xã Đất Mũi, tỉnh Hà Giang.

Câu 10: Kiểu khí hậu phổ biến ở Lào là:

A. Nhiệt đới gió mùa.

B. Cận nhiệt lục địa.

C. Cận nhiệt gió mùa.

D. Nhiệt đới khô.

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1: (4,0 điểm)

Vị trí địa lí nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì về mặt tự nhiên, kinh tế – xã hội?

Câu 2: (1,0 điểm)

Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta?

Câu 3: (2,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang Hành chính, hình thể) và kiến thức đã học hãy nêu vị trí địa lí, giới hạn và đặc điểm lãnh thổ Việt Nam.

Đáp án đề thi giữa kì 2 Địa lí 8

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đ.A A C C B C D D C B A

 

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu Đáp án Điểm
1

(4,0 điểm)

Vị trí địa lí nước ta có những thuận lợi và khó khăn:

* Thuận lợi :

– Nước ta nằm trong miền nhiệt đới gió mùa, tài nguyên thiên nhiên đa dạng , phong phú tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế toàn diện

( nông nghiệp , công nghiệp , dịch vụ… )

– Việt Nam có thể hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới .

* Khó khăn :

– Phải luôn chú ý bảo vệ đất nước, chống thiên tai (bão , lụt , hạn hán, cháy rừng, sóng biển …) và chống ngoại xâm (xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời của Tổ quốc)

 

 

1,5

 

 

1,5

 

 

 

1,0

2

(1,0

điểm)

* Thuận lợi: Vùng biển nước ta có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, là điều kiện để phát triển kinh tế đất nước:

+ Khoáng sản: dầu khí, khoáng sản kim loại, phi kim loại.

+ Hải sản: cá, tôm, cua, rong biển…

+ Có nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng vịnh thuận lợi để phát triển nghề cá; khai thác và chế biến khoáng sản; du lịch biển đảo; giao thông vận tải biển…

*Khó khăn: Một số thiên tai thường xảy ra trên vùng biển nước ta: bão, triều cường, sạt lở bờ biển, sóng to…

0,2

 

0,2

0,2

0,2

 

 

0,2

3

(2,0 điểm)

Vị trí địa lí và giới hạn :

* Tọa độ địa lí phần đất liền:

– Điểm cực Bắc: xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, vĩ độ 23o 23′ B

– Điểm cực Nam: xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, vĩ độ

8o 34′ B

– Điểm cực Tây: xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên , kinh độ 102o 10′ Đ

– Điểm cực Đông: xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, kinh độ 109o 24′ Đ

* Phần biển có diện tích khoảng 1 triệu km2. Các đảo xa nhất về phía đông của Việt Nam thuộc quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa)

Đặc điểm lãnh thổ:

– Kéo dài chiều bắc – nam 1650 km. Nơi hẹp nhất chiều đông – tây chưa đầy 50 km (Quảng Bình). Bờ biển uốn cong hình chữ S dài 3260 km. Đường biên giới trên đất liền dài khoảng 4 600 km.

– Phần biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía đông và đông nam. Trên biển nước ta có rất nhiều đảo và quần đảo.Trường Sa và Hoàng Sa là hai quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam..

 

 

0,25

 

0,25

 

0,25

 

0,25

 

0,5

 

 

 

 

0,25

 

 

0,25

Đề kiểm tra giữa kì 2 Địa 8 năm 2021 – Đề 5

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM. (3,0 điểm)

(Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:)

Câu 1: Phần đất liền của Việt Nam không tiếp giáp quốc gia nào sau đây?

A. Thái Lan.

B. Trung Quốc.

C. Lào.

D. Cam-pu-chia.

Câu 2: Công cuộc đổi mới của đất nước ta bắt đầu vào những năm

A. 1945.

B. 1975.

C. 1986.

D. 2000.

Câu 3: Phần đất liền của Việt Nam kéo dài trên bao nhiêu vĩ tuyến?

A. 11.

B. 13.

C. 15.

D. 17.

Câu 4: Đâu không phải là đặc điểm nổi bật của tự nhiên Việt Nam?

A. Nằm ở vị trí nội chí tuyến, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

B. Cầu nối giữa Đông Nam Á đất liền và hải đảo.

C. Vị trí tiếp xúc giữa các luồng gió mùa và sinh vật.

D. Nằm ở vị trí ngoại chí tuyến, ảnh hưởng của gió mùa tây bắc.

Câu 5: Bờ biển nước ta kéo dài khoảng 3260 km từ

A. Móng Cái đến Vũng Tàu.

B. Vũng Tàu đến Mũi Cà Mau.

C. Mũi Cà Mau đến Hà Tiên

D. Móng Cái đến Hà Tiên.

Câu 6: Biển Đông thông với những đại dương nào?

A. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

B. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.

C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

D. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương.

Câu 7: Phần lớn các mỏ khoáng sản nước ta có trữ lượng

A. nhỏ.

B. vừa và nhỏ.

C. lớn.

D. rất lớn.

Câu 8: Khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu là nơi tập trung nhiều

A. than đá.

B. than bùn.

C. dầu mỏ.

D. crôm.

Câu 9: Các mỏ than bùn chủ yếu tập trung ở

A. đồng bằng Sông Hồng.

B. đồng bằng Sông Cửu Long.

C. vùng núi phía Bắc.

D. duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 10: Cho biết nhận định sau đây nói về điểm cực nào của tổ quốc?

“ Nơi có vịnh Vân Phong – một trong những vịnh biển đẹp nhất Việt Nam”.

A. Cực Bắc.

B. Cực Tây.

C. Cực Nam .

D. Cực Đông.

Câu 11: Trên bản đồ hành chính Việt Nam có bao nhiêu tỉnh thành ven biển?

A. 27 .

B. 28.

C. 29.

D. 30.

Câu 12: Cho biết tỉnh thành nào sau đây vừa giáp biển vừa giáp Trung Quốc?

A. Đà Nẵng.

B. Hà Giang.

C. Quảng Ninh.

D. Thừa Thiên Huế.

PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1: (3,5 điểm)

a. Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ của Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc ta hiện nay?

b. Địa hình nước ta chia thành những khu vực nào? Trình bày đặc điểm khu vực đồi núi.

Câu 2: (1,5 điểm)

Nêu một số nguyên nhân làm cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên khoáng sản nước ta.

Câu 3: (2,0 điểm)

Cho bảng số liệu:

Cơ cấu GDP của nước ta năm 2015. (Đơn vị %)

Ngành 2015
Nông nghiệp 17,00
Công nghiệp 43,27
Dịch vụ 39,73

Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của nước ta năm 2015 và nhận xét.

Đáp án đề thi giữa kì 2 Địa lí 8

I. PHẦN TRĂC NGHIỆM (3,0 điểm)

(Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án A C C D D A B C B D C C

 

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu Nội dung Điểm
1

(3,5đ)

a. Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ của Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc ta hiện nay?
Thuận lợi:

– Tạo thuận lợi cho VN phát triển kinh tế toàn diện.

– Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước ĐNA và TG trong xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế TG.

* Khó khăn

Phải luôn chú ý bảo vệ đất nước, chống thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, sóng biển…) và chống giặc ngoại xâm (xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời tổ quốc…)

0,5

 

 

 

0,5

b. Địa hình nước ta chia thành những khu vực nào? Trình bày đặc điểm khu vực đồi núi.
* Các khu vực địa hình nước ta

Khu vực đồi núi

Khu vực đồng bằng

Địa hình bờ biển và thềm lục địa.

* Khu vực đồi núi

– Vùng núi Đông Bắc: nằm ở tả ngạn sông Hồng. Là vùng núi thấp, nổi bật với các dãy núi hình cánh cung. Địa hình Cácxtơ khá phổ biến, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp và hùng vĩ.

– Vùng núi Tây Bắc: nằm giữa SHồng và SCả. Hùng vĩ, đồ sộ nhất nước ta, kéo dài theo hướng TB-ĐN.

– Vùng núi Trường Sơn Bắc: từ SCả tới dãy Bạch Mã. Là vùng núi thấp, có 2 sườn không đối xứng, có nhiều nhánh núi đâm ra sát biển.

– Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam: nằm ở phía nam dãy Bạch Mã. Là vùng đồi núi, cao nguyên hùng vĩ, lớp đất đỏ badan phủ trên các cao nguyên rộng lớn.

0,5

 

 

 

 

0,5

 

 

0,5

 

0,5

 

0,5

2

(1,5đ)

Nêu một số nguyên nhân làm cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên khoáng sản nước ta.
– Do quản lí lỏng lẻo, tự do khai thác bừa bãi (than, vàng, sắt thiếc, đá quý…)

– Kĩ thuật khai thác lạc hậu, hàm lượng quặng còn nhiều trong chất thải bỏ.

– Thăm dò đánh giá không chính xác về trữ lượng, hàm lượng, phân bố làm cho khai thác gặp nhiều khó khăn và đầu tư lãng phí…

0,5

 

0,5

 

0,5

3

(2,0đ)

Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của nước ta năm 2015 và nhận xét.
– Vẽ biểu đồ hình tròn (bđ khác không cho điểm)

(Yêu cầu: đúng, đủ thông tin. Nêu thiếu thông tin trừ 0,25đ/lỗi)

– Nhận xét: Cơ cấu GDP của nước ta không đồng đều (d/c)

1,5

 

0,5

………………………….

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button