Bản tự nhận xét đánh giá, xếp loại của giáo viên năm 2021 – 2022 gồm 7 mẫu hướng dẫn cách ghi, điền mẫu rất cụ thể, giúp thầy cô tham khảo nhanh chóng hoàn thiện bản đánh giá của mình.
Bản tự nhận xét về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên là biểu mẫu được lập ra nhằm giúp các thầy cô giáo tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Từ đó xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường, địa phương trong năm học mới. Nội dung bản tự nhận xét của giáo viên cần nêu rõ cả thông tin cá nhân, nhiệm vụ được giao trong năm học vừa qua. Đồng thời, đưa ra những ưu điểm, khuyết điểm của bản thân. Vậy mời các bạn cùng theo dõi 7 mẫu tự nhận xét đánh giá, xếp loại của giáo viên, mời các bạn cùng đón đọc.
This post: Bản tự nhận xét đánh giá, xếp loại của giáo viên (Cách viết + 7 mẫu)
Cách đánh giá, phân loại giáo viên cuối năm học theo Nghị định 90
Từ năm học 2020 – 2021, việc đánh giá giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ không cần có sáng kiến kinh nghiệm. Cụ thể có những thay đổi như sau:
Đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ không cần có sáng kiến kinh nghiệm
Ngày 13 tháng 8 năm 2020 Chính phủ ban hành Nghị định Số: 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 8 năm 2020.
Theo đó, ở tiêu chuẩn đánh giá xếp loại giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bắt buộc phải đạt các tiêu chuẩn sau:
“Điều 12. Tiêu chí xếp loại chất lượng viên chức ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:
a) Thực hiện tốt các quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Nghị định này;
(Tại Điều 3 các khoản 1,2,3,4 quy định về 1. Tư tưởng chính trị; 2. Đạo đức lối sống; 3. Tác phong, lề lối làm việc; 4. Ý thức tổ chức kỷ luật)
b) Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả cao, trong đó ít nhất 50% nhiệm vụ hoàn thành vượt mức.”
Điểm mới là việc xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Bỏ các tiêu chí “Hoàn thành tốt các nhiệm vụ đột xuất”, “có ít nhất 01 đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng, mang lại hiệu quả trong công việc”…
Giáo viên bị kỷ luật sẽ xếp không hoàn thành nhiệm vụ
Điểm mới tiếp theo của Nghị định 90 là việc quy định cụ thể việc đánh giá giáo viên bị xử lý kỷ luật thì bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ.
Tại Điều 15. Tiêu chí xếp loại chất lượng viên chức ở mức không hoàn thành nhiệm vụ quy định:
“1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:
a) Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền;
b) Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả;
c) Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.”
Nghị định mới đã bổ sung tiêu chí “có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa”, “có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá”… thì bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ.
Như vậy, quy định mới đã quy định cụ thể, rõ ràng giáo viên bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá phải xếp mức không hoàn thành nhiệm vụ.
Quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên
Đối với giáo viên không giữ chức vụ quản lý thì được đánh giá theo các bước như sau:
Bước 1: Giáo viên tự đánh giá, xếp loại chất lượng thông qua báo cáo được ban hành kèm Nghị định 90 này.
Bước 2: Tại nơi công tác sẽ tổ chức cuộc họp để nhận xét, đánh giá giáo viên. Thành phần tham gia sẽ gồm toàn thể giáo viên (hoặc toàn thể giáo viên của đơn vị cấu thành nơi người này công tác trong trường hợp có đơn vị cấu thành – với giáo viên không giữ chức vụ quản lý).
Bước 3: Trong cuộc họp, giáo viên trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác của mình và các thành viên tham dự đóng góp ý kiến. Các ý kiến được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
Bước 4: Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng giáo viên.
Bước 5: Thông báo bằng văn bản cho giáo viên biết về kết quả đánh giá, xếp loại đồng thời quyết định hình thức công khai trong cơ quan, đơn vị người này công tác.
Bản tự nhận xét đánh giá, xếp loại của giáo viên – Mẫu 1
Phòng GDĐT……… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
…..ngày ….tháng…..năm……. |
BẢN TỰ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI GIÁO VIÊN
Năm học: 20…….. – 20……..
Họ và tên: …………………………………………………………
Chức vụ: ………….. Mã số ngạch: ……… Bậc lương …… Hệ số lương ………
Đơn vị công tác: Trường …………………………………………
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: ………………………………
Nhiệm vụ được phân công: ………………………………………
Trình độ chính trị: …………………………………………………
I. TỰ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
a. Nhận thức tư tưởng, chính trị
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
b. Chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nước
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
c. Việc chấp hành Quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị, đảm bảo số lượng, chất lượng ngày, giờ công lao động
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
d. Giữ gìn đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của giáo viên; ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và nhân dân
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
đ. Tinh thần đoàn kết; tính trung thực trong công tác; quan hệ đồng nghiệp; thái độ phục vụ nhân dân và học sinh
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
2. Về chuyên môn, nghiệp vụ
a. Khối lượng, chất lượng, hiệu quả giảng dạy và công tác trong từng vị trí, từng thời gian và từng điều kiện công tác cụ thể
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
b. Tinh thần học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; ý thức tổ chức kỷ luật; tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy và công tác; tinh thần phê bình và tự phê bình
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
3. Khả năng phát triển (về chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý và hoạt động xã hội, …)
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
4. Tóm tắt ưu, khuyết điểm chính về thực hiện chức trách, nhiệm vụ
a. Ưu điểm
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
b. Khuyết điểm
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
5. Tự đánh giá, xếp loại
– Xếp loại về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: …………
– Xếp loại về chuyên môn, nghiệp vụ: …………………………….
– Xếp loại chung: ………………………………………………………..
………, ngày ………..tháng ……….năm …………. | |
NGƯỜI TỰ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ |
II. TÓM TẮT NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (hoặc tập thể đơn vị)
……………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………..
Tổ (hoặc tập thể đơn vị) thống nhất xếp loại:
– Xếp loại về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: ……………
– Xếp loại về chuyên môn, nghiệp vụ: …………………………….
– Xếp loại chung: ……………………………………………………….….
………, ngày ………..tháng ……….năm …………. | |
TỔ CHUYÊN MÔN (ĐƠN VỊ) |
III. TÓM TẮT NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
Xếp loại:
– Xếp loại về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: ………
– Xếp loại về chuyên môn, nghiệp vụ: ………………………
– Xếp loại chung: ……………………………………………………
………, ngày ………..tháng ……….năm …………. | |
HIỆU TRƯỞNG |
Bản tự nhận xét đánh giá, xếp loại của giáo viên – Mẫu 2
Phòng GDĐT……… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
…..ngày ….tháng…..năm……. |
BẢN TỰ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI GIÁO VIÊN
Năm Học……..
Họ và tên: …………………………………………………………………………
Đơn vị công tác: Trường……………………………………………………
Nhiệm vụ được giao: …………………………………………………………
Nay tôi viết bản tự nhận xét đánh giá, xếp loại của giáo viên năm học……………….. với các nội dung sau:
1.Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
1.1/ Nhận thức tư tưởng chính trị:
– Luôn kiên định đối với đường lối của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trung thành với chủ nghĩa Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
1.2/ Chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nước:
– Bản thân và gia đình luôn chấp hành chính sách và pháp luật của Nhà nước. Luôn thực hiện việc tuyên truyền, vân động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước.
1.3/ Chấp hành quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị đảm bảo số lượng, chất lượng ngày giờ công lao động:
– Luôn chấp hành tốt quy chế, quy định của ngành. Thực hiện tốt quy định của cơ quan, đảm bảo số lượng, chất lượng ngày, giờ công lao động.
1.4/ Giữ gìn đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của người giáo viên: Ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; sự tín nhiệm trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân:
– Luôn có ý thức giữ gìn đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của giáo viên. Có ý thức cao trong việc đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực. Được đồng nghiệp và nhân dân tín nhiệm.
1.5/ Tinh thần đoàn kết: Tính trung thực trong công tác; Quan hệ đồng nghiệp; Thái độ phục vụ nhân dân và học sinh:
– Luôn có tinh thần đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp. Báo cáo đầy đủ, đúng và trung thực với cấp trên. Có quan hệ tốt với đồng nghiệp. Có thái độ hòa nhã, tận tuỵ phục vụ nhân dân và học sinh.
1.6/ Tự xếp loại về phẩm chất đạo đức, lối sống🙁 tốt, khá, trung bình, kém): Tốt.
2. Về chuyên môn, nghiệp vụ:
a, Khối lượng, chất lượng, hiệu quả giảng dạy và công tác trong từng vị trí, từng thời gian và từng điều kiện công tác cụ thể:
– Đạt trình độ chuẩn đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo theo quy định cụ thể là:
+ Bản thân có đầy đủ các kiến thức cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ, đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn.
+ Bản thân thường xuyên cập nhật thông tin nên có sự hiểu biết về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và giáo dục của địa phương nơi công tác.
– Thực hiện nhiệm vụ giảng dạy:
+ Thực hiện đầy đủ, đúng chương chương trình và kế hoạch dạy học.
+ Chuẩn bị bài lên lớp tốt, giảng dạy tốt, đánh giá học sinh, công bằng, khách quan.
+ Sử dụng các đồ dùng dạy học sẵn có của bộ môn một cách hiệu quả, và thường xuyên tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho công tác.
+ Việc đi dự giờ và được dự giờ trong năm học dự giờ18 tiết , được dự : 5 tiết
– Thực hiện công tác chủ nhiệm lớp và các hoạt động giáo dục khác.
+ Tôi luôn theo dõi, quản lý chặt chẽ việc học tập và rèn luyện của học sinh. Đặc biệt là rèn luyện ý thức tự học, giáo dục đạo đức, lối sống, xây dựng nề nếp và rèn luyện thói quen tốt cho các em.
+ Thường xuyên phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.
+ Tham gia đầy đủ các công tác đã được nhà trường phân công.
b, Tinh thần học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy và công tác, tinh thần phê bình và tự phê bình
– Tinh thần học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Cụ thể là:
+ Tham gia đầy đủ các hoạt động chuyên môn của nhà trường, của tổ chuyên môn.
– Tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, các buổi sinh hoạt chuyên môn liên trường hàng tháng theo yêu cầu của các cấp.
– Ý thức tổ chức kỷ luật:
Bản thân luôn thực hiện tốt nội quy, quy chế làm việc , đảm bảo ngày công lao động trong giảng dạy và hội họp, thực hiện báo cáo với cấp trên chính xác, kịp thời.
– Tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy và công tác:
Tôi luôn có tinh thần trách nhiệm cao trong giảng dạy và công tác.
– Tinh thần phê bình và tự phê bình:
Bản thân luôn có tinh thần phê bình những việc xấu và thường xuyên tự phê bình để kịp thời rút kinh nghiệm cho bản thân.
Tự xếp loại nội dung 2: Tốt
3. Khả năng phát triển (về chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý và hoạt động xã hội…)
Tôi luôn tìm tòi, học hỏi để tự phát triển bản thân, phát triển một cách toàn diện để có đủ kiến thức phục vụ cho giảng dạy, phục vụ công tác và mọi hoạt động khác.
4.Tóm tắt ưu khuyết điểm chính về thực hiện chức trách, nhiệm vụ:
* Ưu điểm : Bản thân tôi luôn có trách nhiệm cao, tinh thần kỷ luật và tính trung thực trong công tác và giảng dạy. Luôn nổ lực, cố gắng hết mình để hoàn thành tốt mọi công việc được giao. Tôi luôn hết mình quan tâm, rèn luyện, giáo dục các em học sinh về mọi mặt. Đặc biệt là thường xuyên phối hợp với phụ huynh giáo dục các em.
* Khuyết điểm : Đôi khi còn chưa kịp thời trong việc báo cáo cho cấp trên.
5.Tự đánh giá, xếp loại chung : Xuất sắc
…… ngày …..tháng …năm…..
Nhận xét đánh giá xếp loại của tổ chuyên môn …..
……………………………………… ……………………………………
……………………………………… ……………………………………
………………………………………… …………………………………
……………………………………… ……………………………………
Tóm tắt nhận xét, đánh giá, xếp loại của Thủ trưởng đơn vị cơ sở
(ghi rõ chức vụ, kí tên, đóng dấu)
…………………………………………………… …………………………………………
…………………………………………………… ………………………………………
…………………………………………………… ………………………………………
Bản tự nhận xét đánh giá, xếp loại của giáo viên – Mẫu 3
PHÒNG GD&ĐT……. TRƯỜNG TH……… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BẢN TỰ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI GIÁO VIÊN
Năm Học……..
Họ và tên: …………………………………………………………………………
Đơn vị công tác: Trường……………………………………………………
Nhiệm vụ được giao: …………………………………………………………
Nay tôi viết bản tự nhận xét đánh giá, xếp loại của giáo viên năm học……………….. với các nội dung sau:
1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
Bản thân tôi luôn có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định và tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng.
Chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước cũng như các chỉ thị, nghị quyết của Đảng.
Chấp hành nghiêm túc nội quy, quy chế của ngành, của trường; đảm bảo ngày giờ công, không cắt xén thời gian.
Thường xuyên tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện tốt các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các quy định của địa phương.
Thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí. Luôn có ý thức đấu tranh chống những tiêu cực, những việc làm sai trái, bài trừ mê tín dị đoan.
Luôn có ý thức tự học, tự rèn, tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Có lối sống trong sáng, lành mạnh, tâm huyết với nghề nghiệp; được đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh và nhân dân tin yêu, kính trọng.
Luôn học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tích cực tham gia cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”; cuộc vận động “Xây dựng môi trường học tập thân thiện”, phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Có tinh thần đoàn kết với mọi người, xây dựng được mối quan hệ mật thiết với đồng nghiệp, giữ gìn đoàn kết nội bộ, gần gũi với nhân dân, không có biểu hiện xa rời quần chúng.
Luôn trung thực, có trách nhiệm cao với công việc được giao.
* Tự xếp loại về phẩm chất đạo đức, lối sống: Loại Tốt.
2. Về chuyên môn nghiệp vụ
Chấp hành nghiêm túc quy chế chuyên môn; soạn giảng đầy đủ, đúng chương trình, có bổ sung phù hợp với đối tượng học sinh; đảm bảo khối lượng, chất lượng công việc và ngày giờ công.
Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; thường xuyên dự giờ thăm lớp, tổ chức chuyên đề, sử dụng đồ dùng có hiệu quả; thường xuyên tham khảo sách báo, Internet, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và luôn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng đổi mới – lấy học sinh làm trung tâm. Giảng dạy được nhiều tiết sử dụng giáo án điện tử.
Làm tốt nhiệm vụ tổ khối trưởng, góp phần đưa tổ 5 dẫn đầu trong mọi lĩnh vực.
Trong công tác chỉ đạo của tổ chuyên môn, tôi luôn có kế hoạch cụ thể, thường xuyên đôn đốc, động viên các thành viên trong tổ hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, tiên phong trong mọi phong trào.
Luôn có kế hoạch kịp thời trong công tác thanh tra trường học; thường xuyên cùng Ban giám hiệu và Chủ tịch Công đoàn kiểm tra bếp ăn tập thể; trong năm không có sự việc lớn xảy ra, không có đơn thư khiếu nại, tố cáo.
Nhiệt tình, tâm huyết, có sáng tạo trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Kết quả học sinh giỏi luôn đạt giải cao trong các kì thi (Cụ thể có 2 em đạt giải cấp Tỉnh và 13 em giải cấp Huyện).
Viết sáng kiến kinh nghiệm áp dụng vào thực tế giảng dạy và dự thi cấp huyện.
Tham gia tích cực trong các phong trào của nhà trường cũng như của ngành như: văn nghệ, thể thao,…
* Kết quả về chuyên môn:
– Được bảo lưu Giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh; Được BGH dự giờ và xếp loại Tốt.
* Kết quả 2 mặt giáo dục của lớp chủ nhiệm:
– Về hạnh kiểm: Thực hiện đầy đủ……. đạt 100%.
– Về học lực: ……………………….
– Lớp đạt Lớp chuẩn và Lớp Vở sạch chữ đẹp cấp trường.
* Về công tác chủ nhiệm lớp: Có kế hoạch chi tiết, cụ thể cho từng tuần, từng tháng, từng kì và cả năm học. Thường xuyên có mối liên hệ chặt chẽ với gia đình học sinh để phối hợp giáo dục các em. Liên hệ tốt với BGH để xin ý kiến chỉ đạo kịp thời cho các hoạt động của lớp. Xây dựng được môi trường học tập thân thiện. Đánh giá đúng chất lượng học sinh. Thực hiện thu đúng, thu đủ các khoản thu theo quy định. Thường xuyên động viên, khích lệ học sinh trong học tập cũng như tham gia các hoạt động, các phong trào nuôi heo đất, thu gom non bia,….
* Tự xếp loại về chuyên môn, nghiệp vụ: Loại Tốt.
3. Khả năng phát triển
– Tích cực tham gia học tập các lớp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chính trị xã hội.
– Thường xuyên soạn thảo và bổ sung chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi; chương trình ôn tập kiến thức cơ bản.
– Bản thân luôn học hỏi và tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như các lĩnh vực khác, như: soạn giáo án điện tử, lập được trang Website riêng, truy cập Internet, viết bài gửi tạp chí….
4. Tóm tắt ưu khuyết điểm chính về thực hiện chức trách, nhiệm vụ
* Ưu điểm:
– Sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
– Trung thực, nhiệt tình, có trách nhiệm cao trong công việc, lao động đạt hiệu quả cao.
– Chấp hành tốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
– Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định của ngành và của địa phương.
– Lối sống giản dị, lành mạnh, trong sáng, thân thiện với mọi người, được đồng nghiệp, nhân dân và học sinh tin yêu.
* Khuyết điểm:
Mặc dù có nhiều cố gắng trong mọi hoạt động, song đôi khi kết quả một số công việc còn chưa được như mong muốn.
5. Tự đánh giá, xếp loại chung theo Điều 8 của Quy chế: Lao động Xuất sắc.
Nhận xét, đánh giá xếp loại |
……. ngày….. tháng….. năm……. Người viết |
Tóm tắt nhận xét, đánh giá của Hiệu trưởng:
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
……. ngày….. tháng….. năm….. Hiệu trưởng |
Bản tự nhận xét đánh giá, xếp loại của giáo viên – Mẫu 4
PHÒNG GD&ĐT……… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ………ngày…..tháng……năm……. |
BẢN TỰ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA GIÁO VIÊN
Năm học :20….. – 20….
Họ và tên viên chức : …………………………………………….
Chức danh nghề nghiệp : ………Bậc: ……..Hệ số: ……..
Chức vụ chức danh : ……………………………………
Đơn vị công tác: ………………………………………
1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
a) Nhận thức tư tưởng, chính trị:
– Luôn giữ vững lập trường. Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và sự phát triển của đất nước.
– Nhận thức đúng đắn về tư tưởng chính trị, quan điểm, lập trường vững vàng.
b) Chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước:
– Bản thân luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật của nhà nước.
– Tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện đúng quan điểm chính sách của Đảng.
c) Chấp hành Quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị, đảm bảo số lượng, chất lượng ngày, giờ công lao động:
– Bản thân luôn chấp hành đúng quy chế của ngành, quy định của nhà trường
– Đảm bảo ngày công, giờ công lao động.
– Đảm bảo chỉ tiêu chất lượng bộ môn
d) Giữ gìn đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của giáo viên ; ý thức đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực; sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và nhân dân :
– Bản thân luôn có lối sống lành mạnh, trong sáng luôn giữ gìn đọa đức, tác phong của người giáo viên.
– Được sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và nhân dân.
đ) Tinh thần đoàn kết ; tính trung thực trong công tác ; quan hệ đồng nghiệp ; thái độ phục vụ nhân dân và học sinh:
– Luôn có ý thức tạo mối quan hệ đoàn kết với đồng nghiệp, trung thực trong công tác, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
– Luôn tôn trọng và thái độ gần gũi, phục vụ nhân dân và giúp đỡ học sinh.
e) Tự nhận xét, xếp loại về phẩm chất, đạo đức, lối sống (Tốt, Khá, TB, Kém)
Xếp loại: ……………………..
2. Về chuyên môn nghiệp vụ
a) Khối lượng, chất lượng, hiệu quả giảng dạy và công tác:
– Khối lượng công việc: ……………………………………………………………………
+ Chất lượng tương đối cao theo kế hoạch đề ra đầu năm
+ Hiệu quả giảng dạy và công tác tốt
b) Tinh thần học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy và công tác ; tinh thần phê và tự phê.
– Có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
– Có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy và công tác.
– Có ý thức phê và tự phê.
c) Tự xếp loại về chuyên môn nghiệp vụ (Tốt, Khá, TB, Kém)
Xếp loại:………………………………
3. Khả năng phát triển (Về chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý và hoạt động xã hội)
– Có khả năng phát triển về chuyên môn nghiệp vụ
4. Tóm tắt ưu điểm và khuyết điểm chính về thực hiện chức trách và nhiệm vụ
– Ưu điểm: + Có trách nhiệm với công việc
+ Hoàn thành công việc được giao
– Khuyết điểm: Tinh thần phê và tự phê chưa cao
5. Tự đánh giá và xếp loại theo điều 8 của Quy chế (Xuất sắc, Khá, TB, Kém):
Xếp loại: …………………
…… ngày ….tháng ….năm 20….. | |
Người tự nhận xét (Ký và ghi rõ họ tên) |
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA TỔ TRƯỞNG
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………..……
………………………………………………………………………..…
……………………………………………………………………………
Xếp loại:……………………
Tổ trưởng (Ký tên) |
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HIỆU TRƯỞNG
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………..……
………………………………………………………………………..…
……………………………………………………………………………
Xếp loại:……………………
HIỆU TRƯỞNG
Bản tự nhận xét đánh giá, xếp loại của giáo viên – Mẫu 5
Phòng GDĐT………………. |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BẢN TỰ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA GIÁO VIÊN
Năm học……….- ………
Họ tên : ………………………………………………………………………
Đơn vị công tác:……………….………….……………………………………
Nhiệm vụ được phân công: Giảng dạy
Căn cứ vào quy chế đánh giá xếp loại giáo viên phổ thông theo quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 23/3/2006 và công văn hướng dẫn số 3040/BGDĐT-TCCB ngày 17/4/2006 và công văn hướng dẫn số 684/HD-GDĐT ngày 19/5/2006 của Sở GDĐT ……………….. Cụ thể:
1/ Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống:
a/ Nhận thức tư tưởng, chính trị:
– Có nhận thức tư tưởng chính trị đúng đắn.
– Tự bồi dưỡng tư tưởng chính trị
b/ Chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước:
– Luôn chấp hành tốt chính sách pháp luật của nhà nước, sống và làm việc theo pháp luật
c/ Chấp hành qui chế của ngành, quy định của cơ quan đơn vị. đảm bảo số lượng ngày giờ công lao động:
– Luôn chấp hành tốt các qui chế của ngành, quy định của cơ quan đơn vị.
– Luôn đảm bảo số lượng ngày giờ công lao động
d/ Giữ gìn đạo đức nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của giáo viên, ý thức thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và nhân dân:
– Luôn giữ gìn đạo đức nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhân viên
– Luôn có ý thức thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; và được sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và nhân dân
đ/ Tinh thần đoàn kết, trung thực trong công tác, quan hệ đồng nghiệp, thái độ phục vụ nhân dân và học sinh:
– Luôn có tình thần đoàn kết, trung thực trong công tác; quan hệ đồng nghiệp, luôn có thái độ phục vụ nhân dân và học sinh
e/ Tự xếp loại:(Tốt, Khá, Trung bình, Kém) : Tốt
2/ Về chuyên môn nghiện vụ:
a/ Khối lượng, chất lượng hiệu qủa công tác trong từng vị trí, từng thời gian và từng điều kiện công tác cụ thể:
– Luôn đảm bảo khối lượng, chất lượng hiệu qủa công tác trong từng vị trí, từng thời gian và từng điều kiện công tác cụ thể
b/ Tinh thần học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; ý thức tổ chức kỷ luật tinh thần trách nhiệm trong công tác, tinh thần phê bình tự phê bình:
– Luôn có tinh thần học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có ý thức tổ chức kỷ luật tinh thần trách nhiệm trong công tác và có tinh thần phê bình tự phê bình
c/ Tự xếp loại về chuyên môn nghiệp vụ (Loại Tốt, Khá, Trung bình, Kém) : Khá
3/ Khả năng phát triển (Về chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý và hoạt động xã hội):
– Có khả năng phát triển về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và quản lí học sinh.
4/ Tóm tắt những ưu, khuyết điểm về thực hiện chức trách nhiệm vụ:
Ưu điểm:
– Luôn cố gắng trong công tác, hoàn thành tốt các công việc được giao
– Vững vàng phẩm chất chính trị,nội quy cơ quan.
– Tham gia tốt các phong trào
– Tham gia đầy đủ sinh hoạt hội đồng bộ môn.
Tồn tại :
– Vẫn còn thiếu sót trong hồ sơ chủ nhiệm
5/ Tự đánh giá, xếp loại chung theo Điều 8 của qui chế: ……………
…. ngày ….tháng ….năm 20….. Người tự nhận xét (Ký và ghi rõ họ tên |
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA TỔ TRƯỞNG
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………..……
………………………………………………………………………..…
……………………………………………………………………………
Xếp loại:……………………
Tổ trưởng |
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HIỆU TRƯỞNG
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………..……
………………………………………………………………………..…
……………………………………………………………………………
Xếp loại:………………………………………………………….…
HIỆU TRƯỞNG
Bản tự nhận xét đánh giá, xếp loại của giáo viên – Mẫu 6
Phòng GDĐT………………. |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BẢN TỰ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN
NĂM HỌC 20….- 20…
Họ và tên viên chức : ………………………………………..
Đơn vị công tác:…………………………………………………
Nhiệm vụ được phân công: Giảng dạy môn ………………
1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:
a. Nhận thức tư tưởng, chính trị:
– Bản thân có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định. Tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước.
b. Chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nước:
– Luôn có ý thức chấp hành mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà Nước và vận động mọi người cùng tham gia.
c. Việc chấp hành qui chế của ngành, qui định của cơ quan đơn vị, đảm bảo số lượng, chất lượng ngày giờ công lao động:
– Có ý thức chấp hành tốt quy chế của ngành, qui định của cơ quan đơn vị.
– Luôn ý thức được vai trò giáo dục trong việc hình thành nhân cách cho học sinh nên bản thân luôn đảm bảo giảng dạy đúng, đủ chương trình, tuân thủ nghiêm ngặt ngày giờ công lao động.
d. Giữ gìn đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của giáo viên; ý thức trong việc đấu tranh chống lại các biểu hiện tiêu cực. Luôn được sự tính nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và nhân dân:
– Quan tâm đến việc giữ gìn đạo đức, nhân cách của người giáo viên, có lối sống trong sáng, lành mạnh.
– Đấu tranh chống lại các biểu hiện tiêu cực, được sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và nhân dân.
đ. Tinh thần đoàn kết, tính trung thực trong công tác, quan hệ đồng nghiệp; thái độ phục vụ nhân dân và học sinh:
– Luôn có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, hoà đồng với đồng nghiệp. Trung thực trong công tác, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác giáo dục học sinh.
e. Tự xếp loại về phẩm chất đạo đức, lối sống : Tốt
2. Về chuyên môn, nghiệp vụ:
a. Khối lượng, chất lượng, hiệu quả giảng dạy và công tác trong từng vị trí từng thời gian và từng điều kiện cụ thể :
– Đảm bảo dạy đúng nội dung chương trình và kế hoạch giảng dạy. Chuẩn bị bài, lên lớp, đánh giá học sinh đúng quy định.
– Kết quả học tập của học sinh tiến bộ rõ rệt.
– Hoàn thành tốt công tác Đội trong nhà trường.
– Kết quả đánh giá các tiết dạy : Tổ chức cho học sinh lĩnh hội chắc các kiến thức cơ bản, giáo dục tốt cho học sinh về Đức – Trí – Thể – Mĩ. Sử dụng hợp lý phương pháp dạy học làm cho tiết dạy tự nhiên, nhẹ nhàng hiệu quả. Kết quả 2 tiết dạy được khảo sát : có 2 tiết đạt loại tốt,
b. Tinh thần học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy và công tác, tinh thần phê bình và tự phê bình.
– Luôn học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp; luôn tự học và rèn luyện để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ
– Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng do ngành đề ra.
– Thực hiện tốt nội quy của nhà trường, tâm huyết trong giảng dạy, và luôn tự nhận khuyết điểm (nếu có) trước tổ chức.
c. Tự xếp loại về chuyên môn nghiệp vụ: Tốt
3. Khả năng phát triển:
– Có khả năng phát triển tốt về chuyên môn, nhất là lĩnh vực giảng dạy trên lớp, các hoạt động văn nghệ, TDTT….
4. Tóm tắt ưu, khuyết điểm chính về thực hiện chức trách, nhiệm vụ:
a. Ưu điểm:
– Có tinh thần, ý thức tổ chức kỷ luật cao.
– Nhiệt tình trong công tác giảng dạy, công tác Đội.
– Luôn học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn.
b. Khuyết điểm:
– Tính tình còn nóng và quá nghiêm khắc đối với học sinh
5. Tự đánh giá, xếp loại chung theo Điều 8 của quy chế : Xuất sắc.
…, ngày … tháng …năm 20…. | |
Người tự nhận xét đánh giá (Ký và ghi rõ họ tên) |
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
…………………………………………………………
…………………………………………………………
(Kí họ tên, ghi rõ chức vụ)
TÓM TẮT NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
……………………………………………………………
……………………………………………………………
HIỆU TRƯỞNG
Bản tự nhận xét đánh giá, xếp loại của giáo viên – Mẫu 7
Phòng GDĐT………………. |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BẢN TỰ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN
NĂM HỌC 20….- 20…
Họ và tên: ……………………………………………………………………………
Đơn vị công tác: ……………………………………………………………………
Nhiệm vụ được phân công: ……………………………………………….. …
I. NỘI DUNG KIỂM ĐIỂM ĐÁNH GIÁ:
1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao: Thể hiện ở khối lượng, chất lượng, hiệu quả giảng dạy và công tác trong từng vị trí, từng thời gian và từng điều kiện công tác cụ thể:
– Tuy bản thân còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống gia đình nhưng vẫn hoàn thành tốt chương trình giảng dạy được phân công. Trong giảng dạy không cắt xén chương trình. Đồng thời giáo dục cho HS nhiều kĩ năng sống thực tế.
– Trong thực hiện chương trình đã đạt được mục tiêu của môn học, HS nắm được yêu cầu của chương trình và nắm được các vấn đề mở rộng.
– Xây dựng kế hoạch giảng dạy cả năm học, thể hiện các hoạt động dạy học nhằm cụ thể hoá chương trình và phù hợp với đặc điểm của nhà trường và lớp được phân công dạy.
– Dự giờ đồng nghiệp theo đúng quy định nhằm rút kinh nghiệm, tham gia dự thao giảng và học tập các chuyên đề. Sinh hoạt tổ chuyên môn đầy đủ và đóng góp xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh.
– Lập được kế hoạch tháng, có kế hoạch dạy học và các hoạt động giáo dục học sinh.
– Soạn giáo án theo hướng đổi mới, thể hiện các hoạt động dạy học tích cực của thầy và trò.
– Lựa chọn và sử dụng hợp lí các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính sáng tạo, chủ động trong việc học tập của học sinh, xây dựng môi trường học tập hợp tác, thân thiện.
– Sử dụng tốt thiết bị, đồ dùng dạy học và tự làm đồ dùng dạy học, biết khai thác các điều kiện có sẵn để phục vụ giờ dạy.
– Tham gia tốt các hoạt động xã hội như: dự các buổi mít tinh tuyên truyền về các TNXH, phòng chống dịch bệnh….
2. Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp:
– Luôn nêu cao tinh thần học và tự học để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, cũng như kiến thức các ngành có liên quan đến chuyên môn của mình.
– Gương mẫu trong công việc cũng như trong ứng xử, giao tiếp.
– Nêu cao tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy và trong công tác, bản thân xác định rõ nhiệm vụ của mình và có ý thức trong công việc.
– Luôn tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống tiêu cực trong cuộc sống cũng như trong công tác. Có ý thức bảo vệ lẽ phải, mạnh dạn đấu tranh chống các tư tưởng quan liêu, cửa quyền…
3. Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân và học sinh, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và thực hiện quy tắc ứng xử của giáo viên
– Trong quá trình công tác luôn cố gắng tạo ra sự đoàn kết với đồng nghiệp, với học sinh. Cùng các đồng nghiệp góp phần xây dựng một tập thể nhà trường đoàn kết trong quá trình hoạt động.
– Trung thực trong công tác giảng dạy cũng như trong các báo cáo mà BGH yêu cầu.
– Luôn thể hiện mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, nêu cao tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau trong công việc, trong sinh hoạt những lúc khó khăn, cơ nhỡ.
– Có thái độ hoà nhã với phụ huynh học sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ, cũng như trong đời sống thường ngày, nên tạo được mối quan hệ mật thiết.
– Có sắp xếp thời gian để dạy thay cho đồng nghiệp khi cần thiết.
4. Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của giáo viên:
– Có lối sống trong sạch lành mạnh, giản dị, thực hành tiết kiệm. Không có biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống.
– Luôn giữ gìn đạo đức nhân cách nhà giáo, không làm những việc vi phạm phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo. Luôn là tấm gương sáng cho HS noi theo.
– Không xúc phạm danh dự, nhân phẩm của đồng nghiệp, nhân dân và học sinh.
– Luôn tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống tiêu cực trong cuộc sống cũng như trong công tác. Có ý thức bảo vệ lẽ phải, mạnh dạn đấu tranh chống các tư tưởng quan liêu, tham nhũng, cửa quyền…
– Luôn trung thực trong giảng dạy cũng như trong cách đánh giá học sinh và trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
– Có sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và nhân dân trên địa bàn công tác.
– Hoàn toàn tin tưởng và thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương.
– Luôn vận động gia đình, người thân và nhân dân thực hiện đúng các quan điểm, đường lối của Đảng pháp luật Nhà nước. Bảo vệ quyền lợi chính đáng của tập thể, nhân dân.
– Có sự uốn nắn kịp thời khi HS hiểu sai về đướng lối, chủ trương của Đảng cũng như pháp luật của Nhà nước.
* Đánh giá chung:
Ưu điểm:
– Thực hiện tốt chức trách của người giáo viên. Không vi phạm về nhân cách, danh dự, nhân phẩm nhà giáo làm ảnh hưởng xấu đến ngành, đơn vị nơi công tác.
– Luôn nêu cao tinh thần tự học, sáng tạo, gương mẫu trong công việc.
– Hoàn thành tốt nhiệm vụ của cấp trên giao, đảm bảo về nội dung công việc hoạt động theo đúng yêu cầu về chuyên môn.
Hạn chế:
– Đôi khi còn chưa linh hoạt, chưa thật cẩn thận trong giải quyết công việc, đôi khi còn chủ quan.
– Tuy có ý thức trong công tác tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt nhưng vẫn còn ngại va chạm.
– Chưa mạnh dạn đề xuất tham mưu các giải pháp nhằm phát huy tốt hơn nữa nhiệm vụ chính trị được giao.
II. PHÂN LOẠI THEO MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CHỨC TRÁCH NHIỆM VỤ:
1. Cá nhân phân loại mức độ hoàn thành chức trách nhiệm vụ:
…………………………………………………………………………………………………………………………….
2. Chiều hướng và triển vọng phát triển:
…………………………………………………………………………………………………………………………….
………ngày .. tháng … năm………. NGƯỜI TỰ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ |
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Tổng Hợp