Giáo dục

Bạch cầu được phân chia thành mấy loại chính?

Bạch cầu là 1 trong 3 tế bào có trong máu chịu trách nhiệm bảo vệ cơ thể, chống lại vật thể lạ, bệnh truyền nhiễm. Vậy bạch cầu được phân chia thành mấy loại chính? Hãy cùng thầy cô trường Mầm Non Ánh Dương tìm đáp án chính xác cho câu hỏi trắc nghiệm này nhé.

Bạch cầu được phân chia thành mấy loại chính?

Câu hỏi: Bạch cầu được phân chia thành mấy loại chính?

This post: Bạch cầu được phân chia thành mấy loại chính?

A. 3 loại

B. 4 loại

C. 5 loại

D. 6 loại

Đáp án đúng: C

Giải thích: Bạch cầu được phân chia thành 05 loại chính : Bạch cầu Limpho, bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa axit, bạch cầu Mono.

Bạch cầu được phân chia thành mấy loại chính?
Bạch cầu được phân chia thành mấy loại chính?

Bạch cầu là gì?

Bạch cầu (hay còn gọi là hạch bạch huyết, tế bào miễn dịch) là thành phần quan trọng của máu, có chức năng chống lại các tác nhân lạ đi vào cơ thể .

* Các hoạt động của bạch cầu

– Khi các vi sinh vật xâm nhập vào mô nào đó của cơ thể, hoạt động đầu tiên của các bạch cầu để bảo vệ cơ thể là sự thực bào thông qua hoạt động của bạch cầu trung tính và bạch cầu mono

Khi các vi khuẩn thoát khỏi sự thực bào sẽ gặp hoạt động bảo vệ của bạch cầu limpho B (tế bào B).

+ Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra các kháng thể

+ Kháng thể là những phân tử protein đặc hiệu do cơ thể tiết ra để chống lại các kháng nguyên

→ Tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế chìa khóa và ổ khóa: Một kháng nguyên chỉ kết hợp đặc hiệu với một loại kháng thể tương ứng với nó.

– Khi vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể thoát khỏi hoạt động bảo vệ của tế bào B và lây nhiễm cho các tế bào cơ thể sẽ gặp hoạt động bảo vệ của tế bào limpho T (tế bào T). Các tế bào T nhận diện, tiếp xúc với tế bào bị nhiễm, tiết protein đặc hiệu làm thủng màng và phá hủy tế bào đó.

* Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách:

– Thực bào: Bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hóa chúng

– Limpho B: Tiết kháng thể gây kết dính kháng nguyên để vô hiệu hóa vi khuẩn

– Limpho T: Phá hủy tế bào đã bị nhiễm vi khuẩn bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng, rồi tiết prôtêin đặc hiệu làm tan tế bào nhiễm

5 loại bạch cầu chính

Bạch cầu mono

Trong 5 loại bạch cầu, bạch cầu mono có chức năng chống lại các tác gây bệnh. Loại bạch cầu này không chỉ có trong máu mà còn tìm thấy tại lách, mạch bạch huyết, các mô và các hạch trên cơ thể. Vòng đời của bạch cầu mono trong máu chỉ khoảng 20 giờ và sau đó được vận chuyển đến các bộ phận khác, kích thước tăng lên và biến hóa thành 1 đại thực bào có tổ chức. Ở dạng đại thực bào, bạch cầu mono có tuổi thọ khoảng vài tháng đến vài năm và vẫn có khả năng bảo vệ cơ thể.

bạch cầu được phân chia thành mấy loại chính
Ảnh minh họa bạch cầu mono

Trong y khoa, xét nghiệm máu bạch cầu mono cho biết đang ở tính trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm hay mắc bệnh lý gì. Chỉ số xét nghiệm bạch cầu mono bình thường: 4,0 – 8,0%. Nếu chỉ số lớn hơn 8,0% cho thấy cơ thể đang phải chống lại 1 bệnh lý nào đó. Bệnh có thể do vi khuẩn lao, Osle gây ra. Bệnh cũng có thể do virus cúm, viêm gan, quai bị. Ngoài ra cũng có thể mắc phải 1 số bệnh như: sốt rét, nhiễm độc dị ứng, bệnh chất tạo keo, u tủy, bệnh đường tiêu hóa, Hogdkin,…

Chỉ số xét nghiệm bạch cầu mono ở mỗi bệnh lý khác nhau và bị ảnh hưởng khi sử dụng thuốc. Nếu bạch cầu mono tăng nhiều là biểu hiện của bệnh lý. Ngoài nắm rõ bạch cầu được phân chia thành mấy loại chính các bạn nên làm xét nghiệm máu 3 đến 6 tháng 1 lần để theo dõi số lượng của loại tế bào này.

Bạch cầu trung tính

Bạch cầu trung tính có tên khoa học là Neutrophil và rất phổ biến. Loại bạch cầu này được sản xuất từ tủy xương và có chức năng tấn công vi khuẩn khi chúng cố tấn công vào cơ thể. Máu người khỏe mạnh bình thường bạch cầu trung tính chiếm từ 43-76% tổng lượng bạch cầu (2-8 g/l)

Số lượng tế bào bạch cầu trung tính tỉ lệ thuận với khả năng chống nhiễm trùng nhất là nhiễm khuẩn. Tế bào bạch cầu trung tình bị giảm khi số lượng tuyệt đối thấp hơn 2000/μl. Dưới 1000/μl làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, bạch cầu trung tính giảm còn có thể do bị hủy hoặc khả năng sản xuất bị giảm.

bạch cầu được phân chia thành mấy loại chính
Ảnh minh họa bạch cầu trung tính

Nguyên nhân phổ biến khiến tế bào bạch cầu trung tính bị giảm:

  • Do quá trình sản xuất: thiếu dinh dưỡng (thiếu folat, thiếu B12), khả năng sản xuất trong tủy xương giảm, bẩm sinh, thiếu máu bất sản, hóa trị, xạ trị, suy tủy, bệnh bạch cầu, thâm nhiễm tủy,…
  • Do tác nhân ngoại vi: sốt xuất huyết, lao, nhiễm một số loại virus như: viêm gan siêu vi, cytomegalovirus, HIV, Epstein- Barr, bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn, bệnh Lupus, cường lách,…

Ngoài ra, bạch cầu giảm còn do sử dụng thuốc huyết áp, kháng sinh, thuốc động kinh, tâm thần,…

Bạch cầu ưa axit

Bạch cầu được phân chia thành mấy loại chính không thể không nhắc đến bạch cầu ưa axit. Tế bào bạch cầu ưa axit hay còn được gọi là bạch cầu ái toan thuộc loại bạch cầu hạt, không hoạt động mạnh giống như bạch cầu trung tính. Trong máu, bạch cầu ưa axit chiếm khoản 2% và có thành phần chủ yếu là: phosphatase, enzyme oxidase và peroxidase.

Loại bạch cầu này không tác động nhiều đến quá trình chống lại nhiễm khuẩn do là 1 loại thực bảo yếu, hóa hướng động. Tuy nhiên, cơ thể người lại sản xuất 1 lượng lớn bạch cầu ưa axit cùng với các nhiễm khuẩn do các loại ký sinh trùng gây ra chúng gắn vào kí sinh trùng và tiết ra hoạt chất để tiêu diệt ký sinh trùng.

bạch cầu được phân chia thành mấy loại chính
Ảnh minh họa bạch cầu ưa axit

Bạch cầu ưa axit tập trung nhiều ở da sau khi có phản ứng kích ứng da mô phế quản đối với người bị hen, viêm phế quản, các mô có phản ứng dị ứng.

Bạch cầu ưa kiềm

Bạch cầu ưa kiềm cũng thuộc loại bạch cầu hạt, tồn tại trong máu như các dưỡng bào và tập trung nhiều tại các mao mạch. Loại bạch cầu này giải phóng hoạt chất heparin – chất ngăn đông máu và tiết ra histamin, 1 lượng nhỏ serotonin và bradykinin. Chúng được sản sinh trong quá trình các mô bị viêm.

bạch cầu được phân chia thành mấy loại chính
Ảnh minh họa bạch cầu ưa kiềm

Bạch cầu ưa kiềm là 1 trong 5 loại bạch cầu chính đóng vai trò quan trọng trong các phản ứng dị ứng. IgE có xu hướng gắn và các bạch cầu ưa kiềm và dưỡng bào và sinh ra các kháng nguyên đặc hiệu để phản ứng lại kháng thể IgE. Cuối cùng bạch cầu ưa kiềm và dưỡng bào bị vỡ và giải phóng các hoạt chất heparin, histamine, serotonin, bradykinin, enzym lysosom và chất phản ứng quá mẫn. Toàn bộ khiến cho mạch và các mô trong cơ thể phản ứng lại và biểu hiện ra bên ngoài là dị ứng.

Bạch cầu lympho

Trong phần bạch cầu được phân chia thành mấy loại chính chúng tôi đã có nhắc đến bạch cầu lympho. Đây là loại bạch cầu được ví như 1 chiến binh chống lại mọi sự tấn công của các tác nhân gây bệnh như: vi khuẩn, virus, ký sinh trùng.

Bạch cầu lympho tồn tại trong máu và ở dạng tế báo trắng. Chức năng của bạch cầu lympho là tăng đề kháng để cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Đây cũng là tế bào bạch cầu quan trọng của hệ miễn dịch. Ở người bình thường 1 microlit máu có khoảng 3.000 bạch cầu lympho. Nếu xét nghiệm số lượng tăng quá 3000 có nghĩa đang bị tăng bạch cầu lympho.

bạch cầu được phân chia thành mấy loại chính
Ảnh minh họa bạch cầu lympho.

Tăng bạch cầu lympho là biểu hiện của:

  • Nhiễm virus, vi khuẩn.
  • Suy thượng thận.
  • Viêm loét dạ dày.
  • Bệnh Hodgkin
  •  Xuất huyết do tiểu cầu giảm.
  • Bệnh gan do virus.
  •  Bệnh cường giáp.
  • Bệnh lao,…

Rất khó để phát hiện tăng bạch cầu lympho qua các biểu hiện bên ngoài. Chỉ làm xét nghiệm mới biết chính xác số lượng bạch cầu lympho tăng hay giảm.

Hoạt động của các loại bạch cầu trong cơ thể

Khi các vi sinh vật xâm nhập vào các mô của cơ thể, bạch cầu trung tính và bạch cầu mono lập tức thực hiện chức năng bằng hoạt động thực bào. Nếu các vi khuẩn này thoát khỏi sự thực bào thì sẽ gặp hàng rào bảo vệ của bạch cầu Lympho B (tế bào B).

Cơ chế hoạt động của tế bào Lympho B là sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế chìa khóa – ổ khóa. Mỗi kháng nguyên chỉ kết hợp đặc hiệu với kháng thể tương ứng với nó. Trong đó:

  • Kháng nguyên là những yếu tố ngoại lai, có khả năng kích thích cơ thể tiết ra các kháng thể.
  • Kháng thể có bản chất là protein đặc hiệu do cơ thể, chúng được tiết ra để chống lại các kháng nguyên

Sau khi vi khuẩn, virus xâm nhập thoát khỏi hoạt động bảo vệ của tế bào B và lây nhiễm cho các tế bào khác, chúng sẽ tiếp tục bị tấn công bởi của tế bào Lympho T (tế bào T). Các tế bào T có khả năng nhận diện, sau đó tiếp xúc với tế bào bị nhiễm, tiết protein đặc hiệu làm thủng màng và phá hủy tế bào đó.

Chỉ số WBC là gì?

Chỉ số Wbc (White Blood Cell) thể hiện số lượng bạch cầu trong một thể tích máu, gồm 3 trường hợp:

Mức độ bình thường của bạch cầu

+ Trẻ sơ sinh 13000 – 38000/ mm3

+ Trẻ 2 tuần tuổi 5000 – 20000/ mm3

+ Người trưởng thành 4500 – 11000/ mm3

+ Thai phụ vào thời kì tam cá nguyệt thứ 3 số lượng bạch cầu dao động trong khoảng từ 5800 – 13200/mm3

Số lượng bạch cầu cao

Số lượng bạch cầu cao có thể do các nguyên nhân sau:

– Phản ứng dị ứng của cơ thể như cơn hen;

– Những nguyên nhân khiến tế bào chết như bỏng, đau tim và chấn thương;

– Tình trạng viêm: viêm khớp dạng thấp, bệnh viêm ruột, viêm mạch máu;

– Nhiễm vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng;

– Bệnh bạch cầu;

– Các thủ thuật, phẫu thuật khiến tế bào chết cũng có thể gây ra số lượng bạch cầu cao.

Số lượng bạch cầu thấp 

Các tình trạng có thể gây giảm lượng bạch cầu bao gồm:

– Điều kiện tự miễn dịch như lupus và HIV

– Tổn thương tủy xương, chẳng hạn như từ hóa trị liệu, xạ trị hoặc tiếp xúc với độc tố.

– Rối loạn tủy xương;

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button