Cùng Mầm Non Ánh Dương tìm hiểu ấu trĩ là gì, người ấu trĩ là người như thế nào?
Ấu trĩ là gì?
- Xét về mặt y học: Bệnh ấu trĩ, hay còn gọi là trạng thái ấu trĩ là chứng thiểu năng sinh dục trên động vật trong thời kỳ phát triển ngoài bào thai..
- Xét về ý nghĩa tính cách: Ấu trĩ là sự chưa chín chắn, non ớt như trẻ con, sự xốc nổi, chưa trưởng thành.
Theo từ điển tiếng Việt, ấu trĩ là cụm từ được dùng để chỉ sự thiếu kinh nghiệm, thiếu chín chắn trong một lĩnh vực hay sự việc nào đó. Hay nói cách khác, đó là những suy nghĩ trẻ con của một người trưởng thành.
This post: Ấu trĩ là gì? Người ấu trĩ là người như thế nào?
Trong lĩnh vực y học, ấu trĩ được hiểu là một chứng bệnh thiểu năng về sinh dục của động vật đang trong thời kỳ phát triển bên ngoài bào thai, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.
Ấu trĩ được viết trong tiếng Anh là childish.
Như vậy là bạn hiểu nghĩa của từ ấu trĩ là gì rồi phải không? Thực tế, mỗi khi nhắc “ấu trĩ”, người ta hiểu ngay đó là sự non nớt, thiếu kinh nghiệm, chỉ mới suy nghĩ ở bề nổi của sự vật mà chưa thể suy nghĩ sâu xa hơn. Và những người ấu trĩ là người có suy nghĩ thiển cận, thiếu chín chắn, hay ngộ nhận về sự hiểu biết của bản thân. Người
Tính cách ấu trĩ là gì?
Tính cách ấu trĩ dùng để chỉ những người có suy nghĩ chưa trưởng thành, hành động không suy nghĩ hoặc suy nghĩ chưa thấu đáo.
Ví dụ: A mặc dù đã thành niên nhưng rất thích nghịch ngợm những trò đùa của trẻ con: thích đi cãi nhau, giận dỗi vu vơ, nói năng không suy nghĩ…
=> Tính cách của A có thể được xem là tính cách ấu trĩ.
Bệnh ấu trĩ
Ấu trĩ có thể được xem là căn bệnh khi nó tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực cho người “mắc bệnh”:
- Một người trong độ tuổi trưởng thành nhưng lại có cách cư xử và suy nghĩ ấu trĩ thì sẽ hẳn khiến xã hội mệt mỏi và không ai muốn làm việc cùng con người ấu trĩ.
- Bệnh ấu trĩ khiến con người không phát triển lên được bởi họ không nhận thức được sự “thiếu suy nghĩ của mình”
- Bệnh ấu trĩ có thể khiến con người bị hạn chế hơn về bạn bè. Bởi thường không có ai muốn kết bạn, làm việc hay là yêu đương với một con người ấu trĩ.
Tuy nhiên không phải bệnh ấu trĩ không thể chữa, chỉ cần bạn bình tĩnh tiếp thu những ý kiến của người khác, trau dồi thêm kiến thức cho mình.
Tác hại của bệnh ấu trĩ
Về mặt bệnh lý, ấu trĩ không gây hại nhưng về mặt xã hội thì lại ảnh hưởng rất lớn, khiến con người không thể nhận ra giá trị sống đích thực.
Nếu một người trưởng thành cứ mãi cư xử ấu trĩ sẽ khiến xã hội chán ghét. Biểu hiện là cố chấp bảo vệ chính kiến, quan điểm mà không cần biết đúng – sai. Nếu là người còn quá trẻ để nhận thức thì có thể được tha thứ lỗi lầm. Nhưng nếu bạn đã là người trưởng thành thì chắc chắn sẽ không còn được cảm thông nữa, đặc biệt là trong công việc.
Bệnh ấu trĩ khiến con người không phát triển, thậm chí thụt lùi với xã hội. Giống như “ếch ngồi đáy giếng”, tự thu mình vào vỏ ốc thì bạn sẽ mãi là kẻ đi sau thời đại mà thôi.
Bệnh ấu trĩ khiến con người bị cách ly, cô lập với thế giới. Nếu bạn là người quá cứng đầu và ấu trĩ, sẽ không có ai muốn kết bạn, làm việc hoặc yêu đương và trở thành người cô độc.
Cách dịch từ ấu trĩ
Ấu trĩ – từ điển tiếng Việt
Theo từ điển tiếng Việt, ấu trĩ có nghĩa là sự non nớt, thiếu kinh nghiệm về một lĩnh vực nào đó.
Trong từ điển Hán nôm, ấu trĩ được hiểu như sau:
- Từ điển phổ thông:
1. Trẻ con
2. Học thức ít ỏi
- Từ điển trích dẫn
1. Trẻ con. Đào Uyên Minh 陶淵明: “Dư gia bần, canh thực bất túc dĩ tự cấp; ấu trĩ doanh thất, bình vô trữ túc” 余家貧, 耕植不足以自給; 幼稚盈室, 缾無儲粟 (Quy khứ lai từ 歸去來辭, Tự 序) Nhà ta nghèo, cày cấy trồng trọt không đủ tự cung ứng; con trẻ đầy nhà, bình không chứa thóc gạo.
2. Tuổi nhỏ, chưa thành thục. Hán Thư 漢書: “Quân niên ấu trĩ, tất hữu kí thác nhi cư nhiếp yên” 君年幼稚, 必有寄託而居攝焉 (Vương Mãng truyện 王莽傳) Vua tuổi còn nhỏ, tất phải có người kí thác mà làm nhiếp chánh (thay vua cai trị nước).
3. Non nớt, ngây ngô. Thiếu kinh nghiệm hoặc trí năng yếu kém. Hán Thư 漢書: “Thiếp khoa bố phục, lệ thực, gia dĩ ấu trĩ ngu hoặc, bất minh nghĩa lí” 妾誇布服, 糲食, 加以幼稚愚惑, 不明義理 (Hiếu Thành Hứa hoàng hậu truyện 孝成許皇后傳) Thiếp mặc quần áo vải thô, ăn gạo xấu, lại còn ngây ngô ngu tối, không rõ nghĩa lí.
Ấu trĩ tiếng Anh là gì?
Ấu trĩ tiếng Anh là childish /ˈtʃaɪl.dɪʃ/
For example:
If an adult is childish, they behave badly in a way that would be expected of a child – Nếu một người trưởng thành ấu trĩ, anh ta sẽ cư xử tồi tệ như xu hướng của những đứa trẻ. Nghĩa thứ hai này là không được tán thành.
Người ấu trĩ là người như thế nào?
Người ấu trĩ thường có các đặc điểm sau đây:
Suy nghĩ non nớt
Đây là dấu hiệu đầu tiên khi nói về những người ấu trĩ. Người có suy nghĩ non nớt thường có những lời nói trông rất tầm thường trong mắt người khác nhưng lại đặc biệt quan trọng trong mắt họ.
Quan trọng hóa vấn đề
Những suy nghĩ non nớt, đơn giản vốn chỉ là những vấn đề “nhỏ xíu” nhưng trong suy nghĩ của người ấu trĩ, vấn đề đó lại trở nên to lớn và quan trọng. Chính sự ngộ nhận, những suy nghĩ đầy chập chững đó khiến họ không thể né tránh được việc quan trọng hóa mọi chuyện.
Nghĩ rằng mình đúng
Bạn đừng hiểu lầm dấu hiệu này với bảo thủ nhé! Ấu trĩ chỉ là sự hạn hẹp, non nớt về kiến thức nên họ không đủ để hiểu theo ý kiến của người khác. Nếu bạn giải thích rất nhiều cho người ấu trĩ mà họ vẫn không chịu nghe lời, không chấp nhận mình sai mà vẫn khăng khăng là mình đúng thì đó mới là bảo thủ.
Tự hào về những thứ không đáng
Người ấu trĩ luôn tìm cách đạt được mục đích mà bất chấp mọi thủ đoạn nhưng vẫn cảm thấy tự hào về điều đó. Ngoài ra, họ thường dùng tiền để tiêu xài vào những thứ không đáng.
Hay đưa ra quyết định sai lầm
Biểu hiện này rất dễ tìm thấy trên các lãnh đạo hay những người có quyền. Những người lãnh ấu trĩ sẽ đưa ra những quyết định tồi, quyết định sai lầm nhưng lại không nhận ra được điều đó. Một người lãnh đạo tài giỏi không cần phải biết mọi việc, mọi thứ nhưng phải biết cách lắng nghe và tiếp thu ý kiến từ người khác. Biết phân biệt được đâu là ngụy quân tử, đâu là quân tử.
Không tự ý thức được
Dấu hiệu này được biểu hiện rõ nhất ở người có tiếng. Họ không tự ý thức được rằng “cái tiếng” của bản thân là tai tiếng hay danh tiếng và phải dùng nó như thế nào. Vì vậy mới có trường hợp nhiều hotgirl tự hào vì bản thân nổi tiếng qua những bức ảnh thiếu tế nhị được đăng tải lên mạng xã hội. Hay một số “nghệ sĩ” thay vì khoe tài năng của bản thân thì lại khoe xe, khoe nhà,…
Vì thành tựu trước mắt mà quên đi cái sau này
Dấu hiệu này được thể hiện rõ nét ở những người có bằng cấp. Có một nghịch lý rằng đôi khi sự ấu trĩ lại tỷ lệ thuận với những tấm bằng cấp, nhất là những tấm bằng không phải là kết quả của quá trình học tập gian khổ, vất vả. Những tấm bằng có thể khiến nhiều người ngộ nhận rằng mình hơn người mà không nhận ra rằng “biển học vô biên”, không có gì là đủ cả.
Sự khác biệt giữa bảo thủ và ấu trĩ là gì?
Nhiều người hiểu nhầm và cho rằng ấu trĩ với bảo thủ là một. Tuy nhiên, suy nghĩ này là không đúng. Bởi ấu trĩ là sự thiếu hiểu biết, là sự ngộ nhận, là sự non nớt, chập chững trong một lĩnh vực nào đó. Trong khi đó, bảo thủ lại là sự khăng khăng luôn cho mình là đúng với vốn kinh nghiệm, kiến thức ít ỏi.
Ấu trĩ là trình độ hiểu biết kém cỏi, thấp. Còn bảo thủ là sự chủ quan, không chịu nghe lời người khác cho dù mình đã sai.
Như vậy, có thể thấy rằng ấu trĩ có nhiều điểm khác biệt so với bảo thủ nhưng con người do ấu trĩ nên rất dễ mắc tính bảo thủ.
Qua bài viết ở trên, Mầm Non Ánh Dương đã giúp bạn hiểu rõ hơn ấu trĩ là gì, tác hại của bệnh ấu trĩ, thế nào là một người ấu trĩ. Để tìm hiểu các kiến thức hữu ích trong cuộc sống, học tập và làm việc, các bạn có thể truy cập website Mầm Non Ánh Dương.
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Tổng Hợp