Đề bài: Phân tích bài ca dao Thương thay thân phận con tằm
This post: Phân tích bài ca dao Thương thay thân phận con tằm
Phân tích bài ca dao Thương thay thân phận con tằm
I. Dàn ý Phân tích bài ca dao Thương thay thân phận con tằm
1. Mở bài
– Giới thiệu kho tàng ca dao dân ca Việt Nam: gồm nhiều bài ca dao được viết với âm hưởng nhẹ nhàng, dễ hiểu, dễ thuộc.
– Giới thiệu bài ca dao: “Thương thay thân phận con tằm” là một bài ca dao như thế nằm trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam
2. Thân bài
* Khái quát chung
– Bài ca dao gồm có tám câu lục bát.
– Mượn hình ảnh quen thuộc là “con kiến”,”con tằm”, “con hạc”, “con cuốc” → cuộc sống bần hàn, khổ cực của những kiếp người ở dưới đáy của xã hội cũ.
* Phân tích
– Hình ảnh con tằm:
+ Con tằm vốn được sinh ra để làm công việc tạo tơ, cho ra đời những sợi tơ óng ánh và cuộc đời nó sẽ kết thúc khi nó hoàn thành công việc của mình.
+ Nhân dân lao động trong xã hội xưa cũng thế: phải làm lụng vất vả, bị vắt kiệt sức lao động của mình.
– Hình ảnh con kiến:
+ Con kiếm vốn bé li ti và sức ăn của nó cũng thế nhưng lúc nào nó cũng ở trong trạng thái vội vàng, hấp tấp đi kiếm mồi.
+ Con người cũng vậy: cả cuộc đời họ làm lụng, kiếm sống, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” rồi cuối cùng cũng là để phục vụ kẻ khác – những kẻ chỉ biết “ngồi mát ăn bát vàng”.
– Hình ảnh con hạc:
+ Cánh chim hạc gầy gò, cứ mải miết, mải miết bay trên bầu trời cao rộng lớn không biết khi nào sẽ dừng, không có điểm dừng.
+ Nhân dân lao động cũng dành cả đời vất vả làm lụng, miệt mài cày cuốc nhưng cả cuộc đời chỉ biết sống trong vô vọng với tương lai tăm tối, mù mờ, không biết rõ ngày mai.
– Hình ảnh con cuốc:
+ Con cuốc gầy guộc cùng tiếng kêu khắc khoải, da diết nhưng nào có ai hay, ai thấu.
+ Nhân dân lao động chính là những con người thấp cổ bé họng, họ sống ở đáy của xã hội, lời nói của họ không có trọng lượng và chẳng có ai lắng nghe
→ Dù là những hình ảnh khác nhau nhưng tựu chung lại chúng đều thể hiện cuộc sống khổ cực của con người.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của bài ca dao.
II. Bài văn mẫu Phân tích bài ca dao Thương thay thân phận con tằm
Dù đã xuất hiện từ rất lâu nhưng với âm hưởng nhẹ nhàng, câu từ gần gũi, dễ nhớ, dễ thuộc, những bài ca dao dân ca Việt Nam vẫn còn được lưu truyền cho tới ngày nay. “Thương thay thân phận con tằm” là một bài ca dao như thế.
Bài ca dao gồm có tám câu lục bát. Tác giả dân gian đã mượn hình ảnh quen thuộc là “con kiến”,”con tằm”, “con hạc”, “con cuốc” để nói về cuộc sống bần hàn, khổ cực của những kiếp người ở dưới đáy của xã hội cũ.
Bài ca dao được bắt đầu bằng lối viết quen thuộc của ca dao than thân – “Thương thay”:
“Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ”
Con tằm vốn được sinh ra để làm công việc tạo tơ, cho ra đời những sợi tơ óng ánh và cuộc đời nó sẽ kết thúc khi nó hoàn thành công việc của mình. Cả cuộc đời ngắn ngủi chỉ biết “rút hết ruột mình” để rồi cuối cùng còn lại là cái vỏ nhộng vô hồn, xấu xí. Sinh ra để làm đẹp cho người nhưng lại phải tự kết liễu đời mình cho công việc đó. Nhân dân lao động trong xã hội xưa cũng thế. Họ phải làm lụng vất vả, bị vắt kiệt sức lao động của mình. Họ phải chịu cuộc sống khổ sai, bóc lột để phục vụ cho bọn tham quan, địa chủ chỉ biết hưởng lợi, sống cuộc sống xa xỉ mặc cho họ có “gục chết giữa đường” cũng không mảy may một chút thương tiếc. Rồi cũng giống như tằm, hết lứa tằm này lại có lứa tằm khác, con người cũng thế. Từ đời cha đến con, hết đời này qua đời khác luôn phải chịu cuộc sống bần hàn, bị đày đọa như vậy. Hình ảnh con tằm bị bòn rút tận ruột gan đã khiến người đọc hiểu được bao nỗi vất vả, cay đắng bị dồn nén mà con người sống trong xã hội phong kiến phải chịu đựng. Nhưng bi thương đâu chỉ dừng lại ở đó. Từ thân phận “con tằm”, tác giả dân gian lại tiếp tục hé mở thêm về cuộc sống đầy gian khổ của mình:
“Thương thay lũ kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi”
Nếu đã từng nhìn thấy một đàn kiến đang trên đường kiếm mồi về tổ chắc hẳn bạn sẽ hiểu ra tại sao tác giả dân gian lại sử dụng hình ảnh ẩn dụ này. Con kiếm vốn bé li ti và sức ăn của nó cũng thế nhưng lúc nào nó cũng ở trong trạng thái vội vàng, hấp tấp đi kiếm mồi. Nó kiếm ăn mải miết, kiếm ăn không ngừng nghỉ và thực chất là để nuôi những con kiếm chúa chỉ biết nằm sẵn trong hang và chờ được ăn. Con người cũng vậy. Cả cuộc đời họ làm lụng, kiếm sống, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” rồi cuối cùng cũng là để phục vụ kẻ khác – những kẻ chỉ biết “ngồi mát ăn bát vàng”.
Bốn câu thơ sau của bài ca dao cũng đáng thương chẳng kém với hình ảnh “con hạc”, “con cuốc”:
“Thương thay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi
Thương thay con cuốc giữa trời
Dầu kêu ra máu có người nào nghe”
Hình ảnh cánh chim hạc gầy gò, cứ mải miết, mải miết bay trên bầu trời cao rộng lớn không biết khi nào sẽ dừng, không có điểm dừng. Chúng bay một cách miệt mài và đầy kiên nhẫn đã gợi ra hình ảnh của những người dân cả đời chỉ biết sống cam chịu, nhẫn nhục. Cả cuộc đời họ vất vả làm lụng, miệt mài cày cuốc nhưng cả cuộc đời chỉ biết sống trong vô vọng với tương lai tăm tối, mù mờ, không biết rõ ngày mai.
Kết thúc bài ca dao là hình ảnh than cuốc gầy guộc cùng tiếng kêu khắc khoải, da diết nhưng nào có ai hay, ai thấu? m thanh hòa vào không gian cũng giống như sự khổ cực của con người bị che lấp bởi sự vô cảm, xấu xa. Trong xã hội cũ, nhân dân lao động chính là những con người thấp cổ bé họng, họ sống ở đáy của xã hội, lời nói của họ không có trọng lượng và chẳng có ai lắng nghe vì thế mà họ cứ phải sống kiếm sống bần hàn hết ngày này qua ngày khác, kiếp này qua kiếp khác.
Bốn hình ảnh khác nhau nhưng đều có một điểm chung là nói về sự khổ cực của con người. Vậy mới thấy nhân dân lao động bần hàn ấy, họ đã phải chịu bao nhiêu khổ cực, bao nhiêu cay đắng mới có thể thốt ra những lời than ai oán, xót xa đến thế?
Thương thay thân phận con tằm là một trong những bài ca dao quen thuộc trong kho tàng ca dao Việt Nam nói về thân phận nhỏ bé, bất hạnh của con người trong xã hội phong kiến cũ. Bên cạnh đó, còn rất nhiều bài ca dao thường gặp khác mà các em có thể tìm hiểu thêm về nội dung như: Phân tích bài ca dao: Trên trời có đám mây xanh…, Phân tích bài ca dao: Thân em như củ ấu gai…, Phân tích bài ca dao Thân em như tấm lụa đào, phất phơ giữa chợ biết vào tay ai, Phân tích bài ca dao Ơn trời mưa nắng phải thì…
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục