Giáo dục

Nhập vai vào anh đội viên để kể lại bài thơ Đêm nay Bác không ngủ

Đề bài: Nhập vai vào anh đội viên để kể lại bài thơ Đêm nay Bác không ngủ

nhap vai vao anh doi vien de ke lai bai tho dem nay bac khong ngu

This post: Nhập vai vào anh đội viên để kể lại bài thơ Đêm nay Bác không ngủ

Nhập vai vào anh đội viên để kể lại bài thơ Đêm nay Bác không ngủ

I. Dàn ý Nhập vai vào anh đội viên để kể lại bài thơ Đêm nay Bác không ngủ (Chuẩn)

1. Mở bài

– Giới thiệu về câu chuyện em định kể: Đó là câu chuyện về lần gặp gỡ Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới năm 1950.
– Xác định ngôi kể: Ngôi thứ nhất, người kể nhập vai anh đội viên, xưng “tôi”.

2. Thân bài

Kể chi tiết các sự việc:
– Tôi thức dậy lần thứ nhất khi trời đã khuya nhưng thấy Bác còn chưa ngủ.
– Tôi được chứng kiến những hành động ân cần của Bác dành cho bộ đội. Bác đi dém chăn cho từng người một, bác chăm lo cho đoàn quân đến từng giấc ngủ.
– Lần thứ 2 thức giấc, tôi thấy Bác vẫn ngồi đó. Tôi lo lắng cho sức khoẻ của Bác khi chiến dịch còn nhiều khó khăn, gian khổ mà Bác cứ thức hoài.
– Lần thứ 3 thức dậy, tôi thấy Bác Hồ vẫn ngồi đinh ninh, tôi nằng nặc mời bác đi ngủ nhưng Bác không an lòng vì Bác thương đoàn dân công phải ngủ ngoài rừng lạnh lẽo.
– Cuối cùng, bằng sự cảm động và lòng vui sướng mênh mông, tôi đã thức để chuyện trò cùng Bác.

3. Kết bài

– Trình bày những suy nghĩ, tình cảm của em dành cho Bác Hồ.

II. Bài văn mẫu Nhập vai vào anh đội viên để kể lại bài thơ Đêm nay Bác không ngủ (Chuẩn)

Nếu được hỏi kỉ niệm đáng nhất trong quãng đời tuổi trẻ của tôi là gì thì tôi sẽ không ngần ngại trả lời rằng đó là kỉ niệm được gặp gỡ và chiến đấu dưới sự chỉ huy tài ba của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh. Trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác đã trực tiếp ra mặt trận để lãnh đạo cuộc chiến đấu của quân và dân ta giành thắng lợi.

Nhớ lại khoảng thời gian ấy, lòng tôi vẫn bồi hồi, xúc động. Đó là những ngày tháng chiến đấu đầy khó khăn, gian khổ. Sau một ngày hành quân vất vả, đoàn quân của chúng tôi quyết định dừng chân nghỉ ngơi và dựng lều tại một khu rừng. Chúng tôi đi nghỉ sớm để chuẩn bị sức khỏe thật tốt cho trận chiến ngày mai. Bỗng nhiên, tôi tỉnh giấc. Đêm đã về khuya, không gian lặng yên, tĩnh mịch, chỉ có tiếng mưa rơi rả rích, tiếng gió thổi ngoài mái lều tranh xơ xác và Bác Hồ. Tôi thấy Bác ngồi lặng lẽ, trầm ngâm bên bếp lửa với gương mặt đầy sự suy tư. Phải chăng Bác đang suy nghĩ về trận chiến ngày mai? Phải chăng Bác đang lo lắng cho vận mệnh đất nước? Tôi thương Bác vô cùng, thương người cha già của dân tộc, thương vị lãnh tụ luôn canh cánh trong lòng nỗi lo cho dân, cho nước. Có cơ hội tiếp xúc và chứng kiến những việc làm của Bác khiến tôi càng thêm kính trọng và yêu mến Bác. Bác giống như vị cha già có mái tóc bạc luôn ân cần, săn sóc những đứa con thơ.

Tôi lặng lẽ quan sát Bác. Người cha ấy đi đốt lửa để bộ đội có thể yên giấc ngủ ngon mà không bị cái lạnh làm tỉnh giấc. Rồi Bác đi dém chăn cho từng người một nhưng vì sợ chúng tôi giật mình nên Bác nhón chân hết sức nhẹ nhàng. Liệu trên thế giới có nhà lãnh đạo nào gần gũi và quan tâm đến bộ đội như thế?

Trong giấc mộng mơ màng, tôi thấy bóng Bác cao lồng lộng, cao tới nỗi tưởng như là vô cùng vô tận nhưng bóng hình ấy lại toả ra thứ hơi ấm đặc biệt khiến bất cứ ai được cảm nhận nó cũng đều thấy ấm áp. Không kìm nén được lòng thương Bác, tôi đã thì thầm hỏi nhỏ Bác rằng:
– Bác ơi! Sao Bác còn chưa ngủ ạ? Bác có lạnh lắm không?

Bác đã trả lời tôi bằng giọng nói chan chứa tình yêu thương:
– Chú cứ việc ngủ ngon, lấy sức để ngày mai đi đánh giặc cho thật tốt. Quân ta phải quyết chiến quyết thắng.

Tôi vâng lời Bác đi ngủ trở lại nhưng bụng vẫn thấp thỏm, bồn chồn. Thấy Bác cứ thức hoài, tôi lo sợ Bác sẽ bị ốm. Tôi lo Bác lấy sức đâu để chỉ huy cuộc chiến khi chiến dịch vẫn còn nhiều gian khổ, khó khăn, khi những khu rừng vẫn còn lắm dốc, lắm ụ nếu Bác vẫn thức trắng như vậy.

Lần thứ ba tỉnh dậy, tôi hốt hoảng, giật mình khi thấy Bác vẫn ngồi trầm tư bên bếp lửa. Tôi vội vàng, nằng nặc mời Bác đi ngủ:
– Bác ơi! Trời sắp sáng mất rồi. Cháu mời Bác đi ngủ ạ.
– Chú cứ ngủ đi để ngày mai còn đánh giặc. Bác không an lòng đi ngủ vì thương đoàn dân quân phải ngủ ngoài rừng trong tiết trời mưa lạnh thế này. Bác thương họ phải lấy lá cây làm chiếu, manh áo làm chăn. Trời mưa lâm thâm như vậy, họ phải chịu ướt, chịu lạnh. Bác chỉ mong trời mau sáng để xua tan đi lạnh lẽo đêm đông, để họ không phải chịu cảnh khổ cực nữa.

Con Người Bác cứ nhân hậu và vị tha như thế. Bác luôn quan tâm và dành tình yêu thương cho tất cả mọi người, từ những cụ già đến em nhỏ, từ những người chiến sĩ trên chiến trường đến người dân công vô danh. Bác dành trọn cả cuộc đời của mình để chăm lo cho hạnh phúc nhân dân và hi sinh cho dân tộc Việt Nam. Được gặp gỡ, tiếp xúc với một con người như thế có ai mà không kính trọng và ngưỡng mộ Bác.

Được nghe những lời tâm sự của Bác, tôi cảm động vô cùng. Tôi đưa mắt nhìn Bác, Bác nhìn ngọn lửa hồng rực cháy như ngọn lửa cách mạng nung nấu trong tim. Bằng lòng vui sướng mênh mông, tôi quyết định thức luôn cùng Bác để được chuyện trò và lắng nghe Bác tâm sự. Đêm ấy có lẽ chỉ là một trong số rất nhiều đêm Bác không ngủ. Bác không ngủ vì Bác lo cho quân và dân. Bác không ngủ vì một lẽ rất thường tình – Vì Bác là Hồ Chí Minh – vị Chủ tịch mà đời đời các thế hệ Việt Nam ghi nhớ công ơn.

—————-HẾT—————–

Để mở rộng thêm những kiến thức về tác phẩm, bên cạnh bài Nhập vai vào anh đội viên để kể lại bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, các em có thể tham khảo thêm các bài: Cảm nghĩ của em về hình tượng Bác Hồ trong bài thơ Đêm nay bác không ngủ, Phân tích bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Cảm nhận về bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, Sơ đồ tư duy đêm nay Bác không ngủ.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button